“Có bệnh thì vái tứ phương”, đó là tâm lý chung của nhiều người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nguy nan. Gần đây, có nhiều tin đồn về tác dụng của cây Lược vàng trong việc trị bách bệnh. Vậy thực hư chuyện “thần dược” này như thế nào?
"Thần dược" chốn dân gian
Cây Lược vàng có tên khoa học là callisi fragrans. Theo một số tài liệu tiếng Nga thì cây Lược vàng còn có tên là Thân bồ vàng, vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Kinh nghiệm dân gian của người dân đất nước này cho thấy cây Lược vàng được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, bỏng dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu…
Tuy vậy, trên các cứ liệu Y văn hiện nay của thế giới vẫn chưa có bất kỳ công bố nào về tác dụng thực của nó. Ở Việt Nam, trong một báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa vào ngày 16/4/2008, cho thấy, cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau qua kết quả khảo sát cuả nhiều trường hợp. Trong dân gian Việt Nam, Lược vàng được xem là “Thần dược” trong việc điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch… và các dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu. Ngoài ra, có thể dùng Lược vàng để chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp…
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ để làm thuốc. Chỉ cần rửa sạch lá Lược vàng tươi rồi nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Đối với thân cây tươi thì thái mỏng, ngâm rượu, sau một tháng, khi thấy rượu đổi sang màu đỏ như rượu vang là uống được. Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Ngoài ra, cũng có cách sử dụng khác là đem lá và thân phơi khô, pha uống thay chè.
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được khoa học kiểm chứng
Lợi bất cập hại
Ví như đồng tiền luôn có hai mặt, đặc biệt là với các loại dược, bên cạnh những tác dụng tích cực bao giờ cũng là tác dụng phụ tiềm ẩn. Cây Lược vàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. TS.Trịnh Thị Điệp - đại diện nhóm nghiên cứu về cây Lược vàng thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết, ăn quá nhiều cây Lược vàng có thể bị ngộ độc. Trong một thí nghiệm trên loài chuột bạch cho thấy, ở liều tương đương với 2.100 - 3.000 gam dược liệu trên mỗi kilogam thể trọng, loại cây này sẽ gây chết chúng.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều, đặc biệt là khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô để đề phòng tụt huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay người dân thường chỉ sử dụng 5-6 lá mỗi ngày, đây được xem là liều lượng không đủ khả năng nguy hại đến tính mạng con người. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta không nên xay cây Lược vàng nhiểu như rau má để uống.
Tác dụng chưa được kiểm chứng
Trước những tin đồn về “thần dược” Lược vàng, nhiều người dân đã đổ xô tìm mua, thậm chí tìm giống về trồng. Ở miền Bắc, Thanh Hóa được xem là “thánh địa” của loại dược liệu này. Tuy nhiên, cây Lược vàng không khó trồng, do vậy, cây Lược vàng không được loại vào hàng những loài dược quý như nấm Linh Chi hay Cao sâm. Ở Hà Nội, Hoàng Hoa Thám - con đường chuyên bán chim, cây cảnh thường bán cây Lược vàng với giá từ 25.000 - 45.000 đồng/cây.
Ở trong Nam, gần đây, mọi người lại đổ xô nhau về Tây Ninh, nơi có cơ sở sản xuất trà Tâm Lan được chế biến từ cây Lược Vàng. Hàng ngày, có từ 300 - 500 lượt khách từ TP. HCM, các tỉnh lân cận, thậm chí tận Cà Mau đổ về. Thứ Bảy, Chủ nhật là hai ngày lượt khách lên đến 1.000 người. Tuy nhiên, tại cơ sở này luôn khuyến khích dùng trà Tâm Lan cùng loại thuốc khác là tinh dầu thông đỏ để có tác dụng chữa tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung bướu… thậm chí ung thư. Còn với những chứng bệnh như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm thì được khuyên kèm với lọ thuốc khớp. Thực tế cũng đã có vài người sử dụng và bệnh thuyên giảm hẳn sau một thời gian. Đối với bệnh nhân ung thư, có vài trường hợp khỏi bệnh. Đó có phải là tác dụng thực sự của cây Lược vàng hay chỉ là ngẫu nhiên… vẫn là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Còn việc tế bào ung thư tái phát trở lại hay không thì không thể biết trước.
Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về tác dụng của cây Lược vàng như kinh nghiệm dân gian cho thấy. Do đó, trước một dược liệu dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, chúng ta cần cân nhắc liều lượng trước khi sử dụng.
(Đẹp Online)
"Thần dược" chốn dân gian
Cây Lược vàng có tên khoa học là callisi fragrans. Theo một số tài liệu tiếng Nga thì cây Lược vàng còn có tên là Thân bồ vàng, vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Kinh nghiệm dân gian của người dân đất nước này cho thấy cây Lược vàng được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, bỏng dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu…
Tuy vậy, trên các cứ liệu Y văn hiện nay của thế giới vẫn chưa có bất kỳ công bố nào về tác dụng thực của nó. Ở Việt Nam, trong một báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa vào ngày 16/4/2008, cho thấy, cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau qua kết quả khảo sát cuả nhiều trường hợp. Trong dân gian Việt Nam, Lược vàng được xem là “Thần dược” trong việc điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch… và các dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu. Ngoài ra, có thể dùng Lược vàng để chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp…
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ để làm thuốc. Chỉ cần rửa sạch lá Lược vàng tươi rồi nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Đối với thân cây tươi thì thái mỏng, ngâm rượu, sau một tháng, khi thấy rượu đổi sang màu đỏ như rượu vang là uống được. Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Ngoài ra, cũng có cách sử dụng khác là đem lá và thân phơi khô, pha uống thay chè.
Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được khoa học kiểm chứng
Lợi bất cập hại
Ví như đồng tiền luôn có hai mặt, đặc biệt là với các loại dược, bên cạnh những tác dụng tích cực bao giờ cũng là tác dụng phụ tiềm ẩn. Cây Lược vàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. TS.Trịnh Thị Điệp - đại diện nhóm nghiên cứu về cây Lược vàng thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết, ăn quá nhiều cây Lược vàng có thể bị ngộ độc. Trong một thí nghiệm trên loài chuột bạch cho thấy, ở liều tương đương với 2.100 - 3.000 gam dược liệu trên mỗi kilogam thể trọng, loại cây này sẽ gây chết chúng.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều, đặc biệt là khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô để đề phòng tụt huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay người dân thường chỉ sử dụng 5-6 lá mỗi ngày, đây được xem là liều lượng không đủ khả năng nguy hại đến tính mạng con người. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta không nên xay cây Lược vàng nhiểu như rau má để uống.
Tác dụng chưa được kiểm chứng
Trước những tin đồn về “thần dược” Lược vàng, nhiều người dân đã đổ xô tìm mua, thậm chí tìm giống về trồng. Ở miền Bắc, Thanh Hóa được xem là “thánh địa” của loại dược liệu này. Tuy nhiên, cây Lược vàng không khó trồng, do vậy, cây Lược vàng không được loại vào hàng những loài dược quý như nấm Linh Chi hay Cao sâm. Ở Hà Nội, Hoàng Hoa Thám - con đường chuyên bán chim, cây cảnh thường bán cây Lược vàng với giá từ 25.000 - 45.000 đồng/cây.
Ở trong Nam, gần đây, mọi người lại đổ xô nhau về Tây Ninh, nơi có cơ sở sản xuất trà Tâm Lan được chế biến từ cây Lược Vàng. Hàng ngày, có từ 300 - 500 lượt khách từ TP. HCM, các tỉnh lân cận, thậm chí tận Cà Mau đổ về. Thứ Bảy, Chủ nhật là hai ngày lượt khách lên đến 1.000 người. Tuy nhiên, tại cơ sở này luôn khuyến khích dùng trà Tâm Lan cùng loại thuốc khác là tinh dầu thông đỏ để có tác dụng chữa tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung bướu… thậm chí ung thư. Còn với những chứng bệnh như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm thì được khuyên kèm với lọ thuốc khớp. Thực tế cũng đã có vài người sử dụng và bệnh thuyên giảm hẳn sau một thời gian. Đối với bệnh nhân ung thư, có vài trường hợp khỏi bệnh. Đó có phải là tác dụng thực sự của cây Lược vàng hay chỉ là ngẫu nhiên… vẫn là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Còn việc tế bào ung thư tái phát trở lại hay không thì không thể biết trước.
Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về tác dụng của cây Lược vàng như kinh nghiệm dân gian cho thấy. Do đó, trước một dược liệu dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, chúng ta cần cân nhắc liều lượng trước khi sử dụng.
(Đẹp Online)