Chị sốt ruột vì con vừa ốm 1 trận chưa khỏi hẳn thì lại thêm tiêu chảy. Đưa con đi khám chị mới ngớ người khi bác sĩ bảo con chị bị loạn khuẩn đường ruột.
Hiểu đúng về loạn khuẩn
Cũng giống như chị H., khi được bác sĩ chẩn đoán con bị loạn khuẩn đường ruột, chị Q. (32 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM) mới bắt đầu tìm hiểu xem thật ra loạn khuẩn bệnh lý gì, môi trường trong ruột tại sao lại có vi khuẩn…
Trên thực tế, môi trường ruột của thai nhi vốn vô khuẩn. Khi chào đời, do tiếp xúc với biết rằng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài và việc sử dụng thức ăn nên nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Hệ vi khuẩn này tồn tại 2 dạng vi khuẩn: Đó là vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không nhiễm khuẩn và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, trẻ uống phải loại kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thì có thể làm thế cân bằng trong hệ tiêu hóa trẻ bị thay đổi, gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Những lưu ý khi chăm sóc bé
Bé bị loạn khuẩn đường ruột thường có biểu hiện cụ thể như: chán ăn, đau bụng, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, có bọt… Khi đó, nếu không có hướng xử lý đúng đắn trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng do đường tiêu hóa không ổn định. Ngoài việc cần chú ý chăm sóc trẻ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của bé một chút để hệ vi khuẩn trong ruột của bé mau lập lại thế cân bằng hơn:
Tránh ăn nhiều đồ ngọt: Khi trẻ đang bị lọan khuẩn đường ruột, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn thêm đồ ngọt bởi làm thành phần của chất ngọt có thể làm thay đổi lượng a-xít có trong đường ruột của bé, khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt, nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactoza.
Ăn uống đủ chất: Thực đơn của trẻ trong những ngày này phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt heo nạc, sữa chua, cà-rốt, chuối, hồng xiêm… để chế biến món ăn cho bé. Chú ý phải tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không dùng lại thức ăn cũ, luôn nấu mới món ăn và vệ sinh chân tay bé sạch sẽ trước khi cho ăn…). Đặc biệt, có thể tăng cường cho trẻ dùng sữa chua vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh, các mẹ có thể hỗ trợ quá trình ổn định hệ thống vi khuẩn ở đường ruột của con bằng cách dùng các chế phẩm vi sinh để bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
AloBacsi.
Cũng giống như chị H., khi được bác sĩ chẩn đoán con bị loạn khuẩn đường ruột, chị Q. (32 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM) mới bắt đầu tìm hiểu xem thật ra loạn khuẩn bệnh lý gì, môi trường trong ruột tại sao lại có vi khuẩn…
Trên thực tế, môi trường ruột của thai nhi vốn vô khuẩn. Khi chào đời, do tiếp xúc với biết rằng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài và việc sử dụng thức ăn nên nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Hệ vi khuẩn này tồn tại 2 dạng vi khuẩn: Đó là vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại. Hai dạng vi khuẩn tác động qua lại tạo nên sự cân bằng động giúp cơ thể không nhiễm khuẩn và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, trẻ uống phải loại kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thì có thể làm thế cân bằng trong hệ tiêu hóa trẻ bị thay đổi, gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Những lưu ý khi chăm sóc bé
Bé bị loạn khuẩn đường ruột thường có biểu hiện cụ thể như: chán ăn, đau bụng, nôn ói và tiêu chảy kéo dài, có bọt… Khi đó, nếu không có hướng xử lý đúng đắn trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng do đường tiêu hóa không ổn định. Ngoài việc cần chú ý chăm sóc trẻ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của bé một chút để hệ vi khuẩn trong ruột của bé mau lập lại thế cân bằng hơn:
Tránh ăn nhiều đồ ngọt: Khi trẻ đang bị lọan khuẩn đường ruột, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn thêm đồ ngọt bởi làm thành phần của chất ngọt có thể làm thay đổi lượng a-xít có trong đường ruột của bé, khiến tình trạng nhiễm khuẩn diễn ra trầm trọng hơn. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cũng phải kiêng đồ ngọt, nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên đổi sang loại sữa không chứa đường lactoza.
Ăn uống đủ chất: Thực đơn của trẻ trong những ngày này phải phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt heo nạc, sữa chua, cà-rốt, chuối, hồng xiêm… để chế biến món ăn cho bé. Chú ý phải tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (không dùng lại thức ăn cũ, luôn nấu mới món ăn và vệ sinh chân tay bé sạch sẽ trước khi cho ăn…). Đặc biệt, có thể tăng cường cho trẻ dùng sữa chua vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh, các mẹ có thể hỗ trợ quá trình ổn định hệ thống vi khuẩn ở đường ruột của con bằng cách dùng các chế phẩm vi sinh để bổ sung những vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167