Khảo sát 1.500 nữ CNVCLĐ trong độ tuổi sinh đẻ ở 12 tỉnh, TP tập trung nhiều KCN do Tổng LĐLĐVN và Tổ chức Nuôi dưỡng & Phát triển (A&T) thực hiện cho thấy, chỉ có 35,6% số LĐ nữ duy trì nuôi con bằng sữa mẹ cho đến 19-24 tháng tuổi.
Con khát sữa, mẹ thì vắt bỏ!
Ngày 2.11, Tổng LĐLĐVN tổ chức hội thảo về hỗ trợ nữ CNLĐ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc. Tại hội thảo, trước sự có mặt của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân, đại diện Bộ Y tế, UNICEF, LĐLĐ các tỉnh, thành, các DN, chị Trần Thị Hoa, CNLĐ Cty TNHH Denso Việt Nam, KCN Thăng Long (Hà Nội) tâm sự, nhiều chị em ở Cty biết trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhưng rất khó thực hiện. Khi chưa có cabin vắt và trữ sữa do Tổng LĐLĐVN và A&T lắp tại Cty, nhiều nữ CNLĐ sau nghỉ sinh 4 tháng đi làm trở lại có nhiều sữa nhưng phải vào nhà vệ sinh vắt sữa và bỏ đi trong khi con họ ở nhà lại khát sữa, phải uống sữa ngoài, ăn dặm. Khi có cabin vắt, trữ sữa các chị có không gian sạch sẽ, thoáng mát để định kỳ 3 lần/ngày vào vắt sữa, trữ lạnh, cuối giờ mang về cho con uống hôm sau.
Lắp cabin vắt và trữ sữa tại Cty TNHH Panasonic System Network VN. ảnh: Lê Khánh
Đại diện Cty TNHH Panasonic System Network VN cho biết, tính từ thời điểm bắt đầu thử nghiệm cabin vắt sữa tháng 9.2012, đến nay có tới trên 300 người sử dụng, trung bình mỗi tháng khoảng 150 người sử dụng phòng vắt sữa.
Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng LĐ nữ không thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm là họ còn thiếu hụt kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ; chính sách LĐ và điều kiện làm việc cũng như thời gian nghỉ thai sản chưa hỗ trợ được cho LĐ nữ trong việc này. Do đó, năm 2012 Tổng LĐLĐVN và A&T đã triển khai Chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc”. Một trong những hoạt động của chương trình được cả NLĐ và chủ DN ủng hộ là lắp đặt các cabin vắt và trữ sữa tại DN nhằm hỗ trợ LĐ nữ để họ có thể cho con bú sau khi đi làm trở lại.
Mở rộng cabin vắt, trữ sữa mẹ
Từ tháng 7.2012, Tổng LĐLĐVN và A&T phối hợp thí điểm lắp đặt cabin vắt sữa (phòng vắt sữa) cho LĐ nữ ở 15 DN trên địa bàn HN, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá. Cùng với điều này là mô hình DN thân thiện với trẻ nhỏ cũng đang được thí điểm xây dựng tại 15 DN trên toàn quốc, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em. Chương trình ngay từ đầu đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp CĐ, DN, NLĐ tại nơi triển khai.
Các phòng vắt sữa tại các DN tuy mới chỉ dừng ở con số 15, chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của LĐ nữ nhiều nơi nhưng đã bước đầu giúp LĐ nữ ở các DN được thụ hưởng có không gian, thời gian tại nơi làm việc để vắt và trữ sữa mẹ cho con. Hơn thế, qua đó đã hình thành thói quen của LĐ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và tiếp tục duy trì nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi quay trở lại làm việc. Tại Cty TNHH Panasonic System Network VN, trước mong muốn nhân rộng cabin vắt, trữ sữa của NLĐ, CĐ Cty tiếp tục duy trì cabin và kiến nghị CĐ cấp trên cũng như dự án mở rộng thêm quy mô cabin.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nemat Hajeebhoy - Giám đốc Chương trình A&T VN - lưu ý cần tạo ra môi trường thân thiện và có thể nuôi con bằng sữa mẹ cho nữ LĐ sẽ giúp nâng cao tỉ lệ quay trở lại làm việc, giảm chi phí đào tạo do phải đào tạo cho lực lượng LĐ mới tuyển dụng thay thế.
Từ những hiệu quả ban đầu của Chương trình cùng với những chính sách mới của Nhà nước, với việc Quốc hội khoá XIII đã thông qua thời gian nghỉ thai sản cho LĐ nữ lên 6 tháng (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2013) là những điều kiện thuận lợi để Tổng LĐLĐVN cùng A&T tiếp tục mở rộng chương trình, với mong muốn là vận động đông đảo DN xây dựng mô hình DN thân thiện với trẻ nhỏ. (Trích phát biểu khai mạc hội thảo của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh)
Mỗi cabin vắt và trữ sữa tại DN rộng ít nhất 4m2, cao 2,5m, được trang bị tủ lạnh trữ sữa, có treo tranh truyền thống, tờ rơi, ghế ngồi… tạo không gian thư giãn để LĐ nữ vừa nghỉ ngơi, vừa vắt sữa, vừa trữ sữa cho con.
(Theo Lao động)
Con khát sữa, mẹ thì vắt bỏ!
Ngày 2.11, Tổng LĐLĐVN tổ chức hội thảo về hỗ trợ nữ CNLĐ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc. Tại hội thảo, trước sự có mặt của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân, đại diện Bộ Y tế, UNICEF, LĐLĐ các tỉnh, thành, các DN, chị Trần Thị Hoa, CNLĐ Cty TNHH Denso Việt Nam, KCN Thăng Long (Hà Nội) tâm sự, nhiều chị em ở Cty biết trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhưng rất khó thực hiện. Khi chưa có cabin vắt và trữ sữa do Tổng LĐLĐVN và A&T lắp tại Cty, nhiều nữ CNLĐ sau nghỉ sinh 4 tháng đi làm trở lại có nhiều sữa nhưng phải vào nhà vệ sinh vắt sữa và bỏ đi trong khi con họ ở nhà lại khát sữa, phải uống sữa ngoài, ăn dặm. Khi có cabin vắt, trữ sữa các chị có không gian sạch sẽ, thoáng mát để định kỳ 3 lần/ngày vào vắt sữa, trữ lạnh, cuối giờ mang về cho con uống hôm sau.
Lắp cabin vắt và trữ sữa tại Cty TNHH Panasonic System Network VN. ảnh: Lê Khánh
Đại diện Cty TNHH Panasonic System Network VN cho biết, tính từ thời điểm bắt đầu thử nghiệm cabin vắt sữa tháng 9.2012, đến nay có tới trên 300 người sử dụng, trung bình mỗi tháng khoảng 150 người sử dụng phòng vắt sữa.
Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng LĐ nữ không thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi đi làm là họ còn thiếu hụt kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ; chính sách LĐ và điều kiện làm việc cũng như thời gian nghỉ thai sản chưa hỗ trợ được cho LĐ nữ trong việc này. Do đó, năm 2012 Tổng LĐLĐVN và A&T đã triển khai Chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc”. Một trong những hoạt động của chương trình được cả NLĐ và chủ DN ủng hộ là lắp đặt các cabin vắt và trữ sữa tại DN nhằm hỗ trợ LĐ nữ để họ có thể cho con bú sau khi đi làm trở lại.
Mở rộng cabin vắt, trữ sữa mẹ
Từ tháng 7.2012, Tổng LĐLĐVN và A&T phối hợp thí điểm lắp đặt cabin vắt sữa (phòng vắt sữa) cho LĐ nữ ở 15 DN trên địa bàn HN, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hoá. Cùng với điều này là mô hình DN thân thiện với trẻ nhỏ cũng đang được thí điểm xây dựng tại 15 DN trên toàn quốc, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em. Chương trình ngay từ đầu đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp CĐ, DN, NLĐ tại nơi triển khai.
Các phòng vắt sữa tại các DN tuy mới chỉ dừng ở con số 15, chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của LĐ nữ nhiều nơi nhưng đã bước đầu giúp LĐ nữ ở các DN được thụ hưởng có không gian, thời gian tại nơi làm việc để vắt và trữ sữa mẹ cho con. Hơn thế, qua đó đã hình thành thói quen của LĐ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và tiếp tục duy trì nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi quay trở lại làm việc. Tại Cty TNHH Panasonic System Network VN, trước mong muốn nhân rộng cabin vắt, trữ sữa của NLĐ, CĐ Cty tiếp tục duy trì cabin và kiến nghị CĐ cấp trên cũng như dự án mở rộng thêm quy mô cabin.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nemat Hajeebhoy - Giám đốc Chương trình A&T VN - lưu ý cần tạo ra môi trường thân thiện và có thể nuôi con bằng sữa mẹ cho nữ LĐ sẽ giúp nâng cao tỉ lệ quay trở lại làm việc, giảm chi phí đào tạo do phải đào tạo cho lực lượng LĐ mới tuyển dụng thay thế.
Từ những hiệu quả ban đầu của Chương trình cùng với những chính sách mới của Nhà nước, với việc Quốc hội khoá XIII đã thông qua thời gian nghỉ thai sản cho LĐ nữ lên 6 tháng (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2013) là những điều kiện thuận lợi để Tổng LĐLĐVN cùng A&T tiếp tục mở rộng chương trình, với mong muốn là vận động đông đảo DN xây dựng mô hình DN thân thiện với trẻ nhỏ. (Trích phát biểu khai mạc hội thảo của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh)
Mỗi cabin vắt và trữ sữa tại DN rộng ít nhất 4m2, cao 2,5m, được trang bị tủ lạnh trữ sữa, có treo tranh truyền thống, tờ rơi, ghế ngồi… tạo không gian thư giãn để LĐ nữ vừa nghỉ ngơi, vừa vắt sữa, vừa trữ sữa cho con.
(Theo Lao động)