Saccharin đã có mặt hơn 100 năm và được cho là chất tạo ngọt tốt nhất được tìm thấy. Chất tạo ngọt này được phát hiện ra khi một nhà nghiên cứu đang làm việc về dẫn xuất hắc ín từ than đá. Saccharin còn được biết đến là thành phần chính trong các sản phẩm: Sweet and Low, Sweet Twin, Sweet’N Low và Necta Sweet. Loại đường này không chứa năng lượng, không làm tăng lượng đường huyết và có độ ngọt gấp 200 – 700 lần so với đường ăn, có hậu vị đắng.
Theo hướng dẫn của FDA, hàm lượng sử dụng của saccharin trong nước giải khát không được vượt quá 12mg/28 mL (@ 0.43 g/L); trong thực phẩm chế biến là không quá 30mg/sản phẩm. Chỉ số ADI (lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được) của saccharin là 5mg/Kg thể trọng. Cách xác định chỉ số ADI: lấy trọng lượng cơ thể được tính bằng pound chia cho 2.2 và nhân với 5. Ví dụ: Với người có trọng lượng là 180 lbs thì trọng lượng cơ thể tính bằng kg sẽ là 82 (= 180 / 2.2) và chỉ số ADI của saccharin là 410mg (= 5 x 82) = 0,42g. Saccharin được ứng dụng để làm chất tạo ngọt gói nhỏ, bánh kẹo, mứt, kẹo cao su, nước ép đóng lon, kem trang trí và sốt salad. Nó cũng được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm.
Vào năm 1977, một nghiên cứu chỉ ra rằng saccharin gây u bàng quang cho chuột đực khi cho chuột đực ăn saccharin. FDA đã đưa ra lệnh cấm sử dụng saccharin trong điều khoản bổ sung Delaney Clause theo luật liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm vào năm 1958. Điều khoản này nghiêm cấm bổ sung các chất hóa học có nguy cơ gây ung thư cho người hoặc động vật vào thực phẩm dành cho người. Quốc hội đã can thiệp sau khi có những phản đối của người dân đối với lệnh cấm này. Đây là chất tạo ngọt nhân tạo duy nhất ở thời điểm đó, do đó công chúng không muốn mất đi những sản phẩm ăn kiêng có sử dụng saccharin. Quốc hội quyết định cho phép sử dụng saccharin trong sản phẩm thực phẩm nhưng trên bao bì phải có khuyến cáo rằng: “Sử dụng sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho cơ thế. Sản phẩm này có chứa Saccharin – chất được xác định là gây ung thư cho động vật thí nghiệm.” Nhiều nghiên cứu khác đã được yêu cầu thực hiện để xác định về những phát hiện u bướu.
Sau đó, hơn 30 nghiên cứu trên người được thực hiện và chỉ ra rằng những kết quả thu được trên chuột không thể kết luận đối với con người, do đó saccharin được kết luận là an toàn đối với người. Kết luận này được giải thích là do khi nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã đưa vào cơ thể chuột một lượng saccharin gấp hàng trăm lần so với lượng tiêu hóa của con người. Vào năm 2000, Chương trình độc tố quốc gia (NTP) của Viện Sức khỏe quốc gia kết luận rằng saccharin nên được đưa ra khỏi danh sách các chất gây ung thư tiềm tàng. Khuyến cáo đối với việc sử dụng những sản phẩm chứa saccharin cũng được gỡ bỏ. Ngoài năm chất tạo ngọt nhân tạo được FDA công bố an toàn, saccharin thường được chọn là chất tạo ngọt an toàn nhất.
Mối lo ngại về an toàn khi sử dụng những sản phẩm chứa saccharin vẫn tồn tại mặc dù những khuyến cáo đã được gỡ bỏ. Theo báo cáo của Trung tâm khoa học vì lợi ích công chúng (CSPI) gửi đến chương trình độc tố quốc gia (NTP) về việc đưa saccharin ra khỏi danh sách các chất gây ung thư tiềm tàng có viết: “Việc loại khỏi saccharin ra khỏi danh sách đó của NTP là một sự nguy hiểm rất lớn. Điều này sẽ khiến công chúng mất cảnh giác đối với sự an toàn, bỏ qua những nỗ lực kiểm tra nghiên cứu sâu hơn, kết quả có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho hàng vạn người, bao gồm cả trẻ em (trẻ nhỏ và thai nhi). Thậm chí nếu saccharin chỉ là một chất gây ung thư yếu thì phần thêm vào không cần thiết này sẽ gây ra nguy cơ lớn đối với công chúng. Do đó, chúng tôi thuyết phục NTP trên nền tảng những tài liệu có sẵn hiện nay để kết luận rằng saccharin được xem là một chất gây ung thư cho con người là hoàn toàn hợp lý dựa vào những luận chứng đầy đủ về khả năng gây ung thư trên động vật (nhiều vị trí trên chuột) và những luận chứng giới hạn hay đầy đủ về khả năng gây ung thư đối với người (ung thư bàng quang). Như vậy, việc không loại bỏ saccharin ra khỏi danh sách những chất gây ung thư tiềm tàng ít nhất cũng sẽ thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn được thực hiện.
Một khả năng gây nguy hiểm khác của saccharin là khả năng gây dị ứng. Phản ứng dị ứng này là do nhóm hợp chất sufonamides gây ra đối với những người không đáp ứng được thuốc chứa sulfa. Phản ứng này bao gồm đau đầu, khó thở, phát ban và tiêu chảy. Một số sản phẩm dành cho trẻ em có chứa saccharin được cho là có thể gây kích ứng và rối loạn cơ bắp. Vì những lý do trên, nhiều người cho rằng việc sử dụng saccharin cần phải hạn chế đối với trẻ nhỏ, trẻ em, và phụ nữ mang thai. Do chúng ta chưa có nghiên cứu chứng minh những tuyên bố trên, FDA đã không ban hành bất cứ lệnh giới hạn nào.
(Nguồn: Nutrinose)
Theo hướng dẫn của FDA, hàm lượng sử dụng của saccharin trong nước giải khát không được vượt quá 12mg/28 mL (@ 0.43 g/L); trong thực phẩm chế biến là không quá 30mg/sản phẩm. Chỉ số ADI (lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được) của saccharin là 5mg/Kg thể trọng. Cách xác định chỉ số ADI: lấy trọng lượng cơ thể được tính bằng pound chia cho 2.2 và nhân với 5. Ví dụ: Với người có trọng lượng là 180 lbs thì trọng lượng cơ thể tính bằng kg sẽ là 82 (= 180 / 2.2) và chỉ số ADI của saccharin là 410mg (= 5 x 82) = 0,42g. Saccharin được ứng dụng để làm chất tạo ngọt gói nhỏ, bánh kẹo, mứt, kẹo cao su, nước ép đóng lon, kem trang trí và sốt salad. Nó cũng được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm, vitamin và dược phẩm.
Vào năm 1977, một nghiên cứu chỉ ra rằng saccharin gây u bàng quang cho chuột đực khi cho chuột đực ăn saccharin. FDA đã đưa ra lệnh cấm sử dụng saccharin trong điều khoản bổ sung Delaney Clause theo luật liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm vào năm 1958. Điều khoản này nghiêm cấm bổ sung các chất hóa học có nguy cơ gây ung thư cho người hoặc động vật vào thực phẩm dành cho người. Quốc hội đã can thiệp sau khi có những phản đối của người dân đối với lệnh cấm này. Đây là chất tạo ngọt nhân tạo duy nhất ở thời điểm đó, do đó công chúng không muốn mất đi những sản phẩm ăn kiêng có sử dụng saccharin. Quốc hội quyết định cho phép sử dụng saccharin trong sản phẩm thực phẩm nhưng trên bao bì phải có khuyến cáo rằng: “Sử dụng sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho cơ thế. Sản phẩm này có chứa Saccharin – chất được xác định là gây ung thư cho động vật thí nghiệm.” Nhiều nghiên cứu khác đã được yêu cầu thực hiện để xác định về những phát hiện u bướu.
Sau đó, hơn 30 nghiên cứu trên người được thực hiện và chỉ ra rằng những kết quả thu được trên chuột không thể kết luận đối với con người, do đó saccharin được kết luận là an toàn đối với người. Kết luận này được giải thích là do khi nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã đưa vào cơ thể chuột một lượng saccharin gấp hàng trăm lần so với lượng tiêu hóa của con người. Vào năm 2000, Chương trình độc tố quốc gia (NTP) của Viện Sức khỏe quốc gia kết luận rằng saccharin nên được đưa ra khỏi danh sách các chất gây ung thư tiềm tàng. Khuyến cáo đối với việc sử dụng những sản phẩm chứa saccharin cũng được gỡ bỏ. Ngoài năm chất tạo ngọt nhân tạo được FDA công bố an toàn, saccharin thường được chọn là chất tạo ngọt an toàn nhất.
Mối lo ngại về an toàn khi sử dụng những sản phẩm chứa saccharin vẫn tồn tại mặc dù những khuyến cáo đã được gỡ bỏ. Theo báo cáo của Trung tâm khoa học vì lợi ích công chúng (CSPI) gửi đến chương trình độc tố quốc gia (NTP) về việc đưa saccharin ra khỏi danh sách các chất gây ung thư tiềm tàng có viết: “Việc loại khỏi saccharin ra khỏi danh sách đó của NTP là một sự nguy hiểm rất lớn. Điều này sẽ khiến công chúng mất cảnh giác đối với sự an toàn, bỏ qua những nỗ lực kiểm tra nghiên cứu sâu hơn, kết quả có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho hàng vạn người, bao gồm cả trẻ em (trẻ nhỏ và thai nhi). Thậm chí nếu saccharin chỉ là một chất gây ung thư yếu thì phần thêm vào không cần thiết này sẽ gây ra nguy cơ lớn đối với công chúng. Do đó, chúng tôi thuyết phục NTP trên nền tảng những tài liệu có sẵn hiện nay để kết luận rằng saccharin được xem là một chất gây ung thư cho con người là hoàn toàn hợp lý dựa vào những luận chứng đầy đủ về khả năng gây ung thư trên động vật (nhiều vị trí trên chuột) và những luận chứng giới hạn hay đầy đủ về khả năng gây ung thư đối với người (ung thư bàng quang). Như vậy, việc không loại bỏ saccharin ra khỏi danh sách những chất gây ung thư tiềm tàng ít nhất cũng sẽ thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn được thực hiện.
Một khả năng gây nguy hiểm khác của saccharin là khả năng gây dị ứng. Phản ứng dị ứng này là do nhóm hợp chất sufonamides gây ra đối với những người không đáp ứng được thuốc chứa sulfa. Phản ứng này bao gồm đau đầu, khó thở, phát ban và tiêu chảy. Một số sản phẩm dành cho trẻ em có chứa saccharin được cho là có thể gây kích ứng và rối loạn cơ bắp. Vì những lý do trên, nhiều người cho rằng việc sử dụng saccharin cần phải hạn chế đối với trẻ nhỏ, trẻ em, và phụ nữ mang thai. Do chúng ta chưa có nghiên cứu chứng minh những tuyên bố trên, FDA đã không ban hành bất cứ lệnh giới hạn nào.
(Nguồn: Nutrinose)