Với một số người mắc chứng mộng du, họ có thể thực hiện được những chuyến du hành ngoạn mục mà khi tỉnh, họ không thể thực hiện lại được.
Từ những "phi vụ không tin nổi"
Chính vì ngủ say nên ý thức lúc đó không hoạt động, sự sợ hãi, kiềm chế không còn, nên những người mộng du này có thể làm các động tác mạo hiểm, khơi dậy những bản năng của tổ tiên. Họ có thể trèo lên mái nhà, đi trên bờ tường hay leo trèo rất nhẹ nhõm.
Nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. I. Metanikôp đã kể về một trường hợp mộng du như vậy. Đó là một cô gái 24 tuổi, làm hộ lý của một bệnh viện. Nhiều đêm, cô gái mắc chứng mộng du này đã lang thang khắp viện. Có lần, bác sĩ trực đã chứng kiến cảnh cô gái tỉnh dậy và đi lên tầng áp mái… Khi tới buồng cầu thang trên cùng, cô mở cửa sổ, đi ra và dạo bước trên mép mái nhà; sau đó cô này lại vào bằng cửa sổ khác và xuống thang. Cô đi không hề gây ra tiếng động nào, các cử chỉ của cô hoàn toàn tự động, hai tay thõng theo thân người hơi cúi xuống; đầu cô giữ thẳng và bất động; mái tóc cô buông xuống, mắt mở to. Trông nữ hộ lý này như một bóng ma.
Cũng phát huy được bản năng của tổ tiên, cô Rachel Wark, 18 tuổi, một sinh viên Mỹ, đã mắc chứng mộng du, nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ để đi chơi và rơi xuống từ độ cao khoảng 7,5 mét. Thật ngạc nhiên là sau cú ngã đó, Rachel đã không hề gãy đến một chiếc xương nhỏ.
Thế giới cũng từng ghi nhận một nam y tá vẽ rất đẹp trong khi mộng du. Đó là anh Lee Hadwin, Mỹ. Anh này bị chứng mộng du từ năm lên 4 tuổi và bắt đầu vẽ trong giấc ngủ từ tuổi thiếu niên. Anh đã tạo ra hàng loạt tác phẩm nghệ thuật lạ mắt và hấp dẫn, ở trên những đồ vật xung quanh mình như quần áo, tường nhà, khăn trải bàn… Nhưng anh không hề nhớ mình đã vẽ những bức tranh đó như thế nào.
Anh cũng rất ngạc nhiên bởi khi thức, anh không có chút sở thích nào đối với môn nghệ thuật này. Sau khi nghe người nhà kể lại, anh đã ý thức chuẩn bị các vật liệu vẽ tranh trước khi đi ngủ, để không làm hỏng các đồ dùng khác.
Một số người trong khi mộng du đã dịch thuật rất cừ, xén cỏ trong vườn một cách khéo léo hoặc gửi email tới bạn bè với những ký tự lạ lùng. Họ đã sống hoàn toàn là một con người khác.
… Đến các thảm họa
Người mắc chứng mộng du, khi làm việc gì đó rất quyết tâm và sẵn sàng phá bỏ các vật cản trên đường đi của họ. Chính vì vậy, với người bị mộng du, người thân chỉ nên đi theo để giúp đỡ khi họ gặp tình huống nguy hiểm, chứ không nên can thiệp hoặc thức tỉnh họ đột ngột.
Người mộng du hành động không ý thức, nên sẵn sàng phá bỏ những gì cản trở mình. Người thân chỉ nên theo dõi từ xa, tránh hành động đột ngột gây nên những tai nạn không đáng có.
Một tai nạn thảm khốc nữa mà người mộng du gây ra, được ghi nhận đến nay, là trường hợp một người đàn ông Canada, tên là Ken Parks, vì mộng du đã ra khỏi nhà vào năm 1987. Anh lên xe của mình, lái 23 km tới nhà cha mẹ vợ và lẻn vào, bóp cổ, đâm chết bố mẹ vợ, rạch tay mình, rồi quay trở về nhà, ngủ tiếp. Sáng mai khi anh tỉnh giấc, cũng là lúc cảnh sát đến tìm. Trên người anh vẫn còn vết máu. Tuy vậy, anh này vẫn không tin mình đã làm việc tày đình thế. Nhóm điều tra đã nghiên cứu và đưa ra kết luận Ken Parks đã phạm tội trong khi “đang ngủ” vì mọi hành động của anh là không có ý thức.
Như vậy, trong lúc mộng du, những sức mạnh bản năng nhất của con người đã được phát huy. Những bản năng này, khi con người tỉnh táo, ý thức đã kiềm chế lại, tạo ra sự sợ hãi, lo lắng khiến con người không thế hành động dũng mãnh hoặc quyết liệt như khi mộng du. Do vậy, đối diện với người bị chứng mộng du, người thân không nên cản trở mà nên đi theo họ, giữ một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn của bệnh nhân.
Ngoài ra, trong một số trường hợp người mộng du còn gây hại cho chính bản thân mình. Đó là trường hợp của Timothy Brueggeman, 51 tuổi, làm nghề thợ điện ở Wisconsin, Mỹ. Vào tháng 1/2009, người đàn ông này đã đi ra khỏi nhà trong lúc đang “ngủ” chỉ với 1 bộ đồ lót trên người. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy ông cách nhà khoảng 200 mét, đã chết vì lạnh cóng dưới nhiệt độ âm 26°C.
Do vậy, chứng mộng du không phải là một chứng bệnh lành, khi có biểu hiện bệnh nên đén bs để điều trị kịp thời. Hiện nay, thuốc chữa động kinh đã rất tốt, nếu thấy người thân có những biểu hiện thường xuyên của chứng mộng du, cần đưa đi khám vì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh động kinh.
AloBacsi.
Từ những "phi vụ không tin nổi"
Chính vì ngủ say nên ý thức lúc đó không hoạt động, sự sợ hãi, kiềm chế không còn, nên những người mộng du này có thể làm các động tác mạo hiểm, khơi dậy những bản năng của tổ tiên. Họ có thể trèo lên mái nhà, đi trên bờ tường hay leo trèo rất nhẹ nhõm.
Nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. I. Metanikôp đã kể về một trường hợp mộng du như vậy. Đó là một cô gái 24 tuổi, làm hộ lý của một bệnh viện. Nhiều đêm, cô gái mắc chứng mộng du này đã lang thang khắp viện. Có lần, bác sĩ trực đã chứng kiến cảnh cô gái tỉnh dậy và đi lên tầng áp mái… Khi tới buồng cầu thang trên cùng, cô mở cửa sổ, đi ra và dạo bước trên mép mái nhà; sau đó cô này lại vào bằng cửa sổ khác và xuống thang. Cô đi không hề gây ra tiếng động nào, các cử chỉ của cô hoàn toàn tự động, hai tay thõng theo thân người hơi cúi xuống; đầu cô giữ thẳng và bất động; mái tóc cô buông xuống, mắt mở to. Trông nữ hộ lý này như một bóng ma.
Cũng phát huy được bản năng của tổ tiên, cô Rachel Wark, 18 tuổi, một sinh viên Mỹ, đã mắc chứng mộng du, nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ để đi chơi và rơi xuống từ độ cao khoảng 7,5 mét. Thật ngạc nhiên là sau cú ngã đó, Rachel đã không hề gãy đến một chiếc xương nhỏ.
Thế giới cũng từng ghi nhận một nam y tá vẽ rất đẹp trong khi mộng du. Đó là anh Lee Hadwin, Mỹ. Anh này bị chứng mộng du từ năm lên 4 tuổi và bắt đầu vẽ trong giấc ngủ từ tuổi thiếu niên. Anh đã tạo ra hàng loạt tác phẩm nghệ thuật lạ mắt và hấp dẫn, ở trên những đồ vật xung quanh mình như quần áo, tường nhà, khăn trải bàn… Nhưng anh không hề nhớ mình đã vẽ những bức tranh đó như thế nào.
Anh cũng rất ngạc nhiên bởi khi thức, anh không có chút sở thích nào đối với môn nghệ thuật này. Sau khi nghe người nhà kể lại, anh đã ý thức chuẩn bị các vật liệu vẽ tranh trước khi đi ngủ, để không làm hỏng các đồ dùng khác.
Một số người trong khi mộng du đã dịch thuật rất cừ, xén cỏ trong vườn một cách khéo léo hoặc gửi email tới bạn bè với những ký tự lạ lùng. Họ đã sống hoàn toàn là một con người khác.
… Đến các thảm họa
Người mắc chứng mộng du, khi làm việc gì đó rất quyết tâm và sẵn sàng phá bỏ các vật cản trên đường đi của họ. Chính vì vậy, với người bị mộng du, người thân chỉ nên đi theo để giúp đỡ khi họ gặp tình huống nguy hiểm, chứ không nên can thiệp hoặc thức tỉnh họ đột ngột.
Người mộng du hành động không ý thức, nên sẵn sàng phá bỏ những gì cản trở mình. Người thân chỉ nên theo dõi từ xa, tránh hành động đột ngột gây nên những tai nạn không đáng có.
Một tai nạn thảm khốc nữa mà người mộng du gây ra, được ghi nhận đến nay, là trường hợp một người đàn ông Canada, tên là Ken Parks, vì mộng du đã ra khỏi nhà vào năm 1987. Anh lên xe của mình, lái 23 km tới nhà cha mẹ vợ và lẻn vào, bóp cổ, đâm chết bố mẹ vợ, rạch tay mình, rồi quay trở về nhà, ngủ tiếp. Sáng mai khi anh tỉnh giấc, cũng là lúc cảnh sát đến tìm. Trên người anh vẫn còn vết máu. Tuy vậy, anh này vẫn không tin mình đã làm việc tày đình thế. Nhóm điều tra đã nghiên cứu và đưa ra kết luận Ken Parks đã phạm tội trong khi “đang ngủ” vì mọi hành động của anh là không có ý thức.
Như vậy, trong lúc mộng du, những sức mạnh bản năng nhất của con người đã được phát huy. Những bản năng này, khi con người tỉnh táo, ý thức đã kiềm chế lại, tạo ra sự sợ hãi, lo lắng khiến con người không thế hành động dũng mãnh hoặc quyết liệt như khi mộng du. Do vậy, đối diện với người bị chứng mộng du, người thân không nên cản trở mà nên đi theo họ, giữ một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn của bệnh nhân.
Ngoài ra, trong một số trường hợp người mộng du còn gây hại cho chính bản thân mình. Đó là trường hợp của Timothy Brueggeman, 51 tuổi, làm nghề thợ điện ở Wisconsin, Mỹ. Vào tháng 1/2009, người đàn ông này đã đi ra khỏi nhà trong lúc đang “ngủ” chỉ với 1 bộ đồ lót trên người. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy ông cách nhà khoảng 200 mét, đã chết vì lạnh cóng dưới nhiệt độ âm 26°C.
Do vậy, chứng mộng du không phải là một chứng bệnh lành, khi có biểu hiện bệnh nên đén bs để điều trị kịp thời. Hiện nay, thuốc chữa động kinh đã rất tốt, nếu thấy người thân có những biểu hiện thường xuyên của chứng mộng du, cần đưa đi khám vì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh động kinh.
AloBacsi.