Thời tiết chuyển lạnh trong những ngày gần đây ở miền Bắc khiến trẻ nhỏ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Do đó, bố mẹ chỉ cần một chút sơ ý, các em bé cũng có thể bị cảm, ho, viêm phế quản.
Trong thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây viêm phổi ở trẻ em như virut gây bệnh cúm, thủy đậu, virut hợp bào hô hấp... Các bé có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh...
Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, các em bé rất mẫn cảm với thời tiết, sự thay đổi nắng - mưa, lạnh - khô khiến trẻ có thể bị cảm, mà triệu chứng đầu tiên là ho rồi viêm họng, sốt, lâu hơn, trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn nặng khiến trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém.
Khi trẻ bị một trong những dấu hiệu của viêm hô hấp, các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con, vì kháng sinh chỉ dành cho các trường hợp cấp tính, nếu lạm dụng, trẻ rất dễ bị phản ứng phụ như: tiêu chảy, nôn, dị ứng…, lâu dần sức đề kháng tự nhiên của cơ thể yếu đi. Khi con có dấu hiệu chớm bệnh, cha mẹ nên áp dụng những phương thức an toàn, giúp điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.
Một chuyên gia y tế chia sẻ, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh nên được điều trị bằng các loại thuốc thảo dược để đảm bảo tính an toàn và sức đề kháng tự nhiên cho bé. Cha mẹ có thể sử dụng các vị thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa ho, cảm mùa lạnh cho con như: quất, mật ong, kinh giới… hoặc các loại siro thảo dược.
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, đồng thời thay trang phục cho phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lúc có sương, gió. Ngoài ra, người lớn cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
AloBacsi.
Do đó, bố mẹ chỉ cần một chút sơ ý, các em bé cũng có thể bị cảm, ho, viêm phế quản.
Trong thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virut gây viêm phổi ở trẻ em như virut gây bệnh cúm, thủy đậu, virut hợp bào hô hấp... Các bé có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh...
Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, các em bé rất mẫn cảm với thời tiết, sự thay đổi nắng - mưa, lạnh - khô khiến trẻ có thể bị cảm, mà triệu chứng đầu tiên là ho rồi viêm họng, sốt, lâu hơn, trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh dễ chuyển sang giai đoạn nặng khiến trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém.
Khi trẻ bị một trong những dấu hiệu của viêm hô hấp, các mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con, vì kháng sinh chỉ dành cho các trường hợp cấp tính, nếu lạm dụng, trẻ rất dễ bị phản ứng phụ như: tiêu chảy, nôn, dị ứng…, lâu dần sức đề kháng tự nhiên của cơ thể yếu đi. Khi con có dấu hiệu chớm bệnh, cha mẹ nên áp dụng những phương thức an toàn, giúp điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.
Một chuyên gia y tế chia sẻ, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh nên được điều trị bằng các loại thuốc thảo dược để đảm bảo tính an toàn và sức đề kháng tự nhiên cho bé. Cha mẹ có thể sử dụng các vị thuốc dân gian hiệu quả trong việc chữa ho, cảm mùa lạnh cho con như: quất, mật ong, kinh giới… hoặc các loại siro thảo dược.
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời tiết đầu đông, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, đồng thời thay trang phục cho phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối mặc ấm, trưa nắng nên cởi bớt đồ), hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lúc có sương, gió. Ngoài ra, người lớn cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167