Thiamin còn gọi là vitamin B1 (thiamine) giúp mẹ và thai chuyển hóa carbohydrates thành năng lượng. Chất này cần thiết để phát triển bộ não thai nhi, cũng như hình thành hệ thần kinh, cơ và tim thai.
Lượng thiamin cần thiết
Phụ nữ mang thai và cho con bú: 1,4mg/ngày.
Nguồn dồi dào thiamin
Bánh mỳ, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc toàn phần, mỳ, thịt lợn, cá, đậu đỗ chứa rất nhiều thiamin. Rau xanh, hoa quả và các sản phẩm từ sữa cũng dồi dào thiamin tương tự.
Hàm lượng thiamin trong một số thực phẩm:
- 1 bát ngũ cốc: 1,5mg.
- 1 bát cơm: 1,2mg.
- 100g thịt lợn: 0,8mg.
- 100g thịt bò: 0,6mg.
- 100g cá hồi: 0,3mg.
- ½ bát đậu đỗ nấu chín: 0,2mg.
Bổ sung thiamin nếu thiếu
Nếu bạn nhận đủ thiamin qua đường ăn uống (nhất là ngũ cốc) thì không cần bổ sung. Ngược lại, những loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin bà bầu sẽ giúp bạn đủ chất.
Dấu hiệu thiếu thiamin
Dấu hiệu sớm thiếu thiamin gồm đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Dấu hiệu nghiêm trọng gồm khó đi, mất cảm giác ở tay và chân, giảm chức năng vận động cơ bắp, khó nói, tim đập nhanh, thở nhanh…
Dù vậy, bạn không cần quá lo không nhận đủ thiamin. Ngày nay, rất nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, sữa, bánh mỳ, ngũ cốc… đóng gói sẵn được nhà sản xuất bổ sung thiamin. Do đó, bạn chỉ cần ăn uống đa dạng và đầy đủ là sẽ không lo bị thiếu thiamin.
(Theo Mẹ và Bé)
Lượng thiamin cần thiết
Phụ nữ mang thai và cho con bú: 1,4mg/ngày.
Nguồn dồi dào thiamin
Bánh mỳ, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc toàn phần, mỳ, thịt lợn, cá, đậu đỗ chứa rất nhiều thiamin. Rau xanh, hoa quả và các sản phẩm từ sữa cũng dồi dào thiamin tương tự.
Hàm lượng thiamin trong một số thực phẩm:
- 1 bát ngũ cốc: 1,5mg.
- 1 bát cơm: 1,2mg.
- 100g thịt lợn: 0,8mg.
- 100g thịt bò: 0,6mg.
- 100g cá hồi: 0,3mg.
- ½ bát đậu đỗ nấu chín: 0,2mg.
Bổ sung thiamin nếu thiếu
Nếu bạn nhận đủ thiamin qua đường ăn uống (nhất là ngũ cốc) thì không cần bổ sung. Ngược lại, những loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin bà bầu sẽ giúp bạn đủ chất.
Dấu hiệu thiếu thiamin
Dấu hiệu sớm thiếu thiamin gồm đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Dấu hiệu nghiêm trọng gồm khó đi, mất cảm giác ở tay và chân, giảm chức năng vận động cơ bắp, khó nói, tim đập nhanh, thở nhanh…
Dù vậy, bạn không cần quá lo không nhận đủ thiamin. Ngày nay, rất nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, sữa, bánh mỳ, ngũ cốc… đóng gói sẵn được nhà sản xuất bổ sung thiamin. Do đó, bạn chỉ cần ăn uống đa dạng và đầy đủ là sẽ không lo bị thiếu thiamin.
(Theo Mẹ và Bé)