Bé trai mang thai, cô gái 26 tuổi trông như bà lão, người đàn ông mang khối u khổng lồ 80 kg ở chân, bệnh nhân mọc lông dày toàn thân như người sói... là những ca bệnh kỳ quái, hiếm gặp được phát hiện tại Việt Nam trong năm qua.
Bé trai "mang thai"
Đó là trường hợp của một bé trai 10 tuổi (ở Vĩnh Long) vừa được các bác sĩ Khoa ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) phẫu thuật thành công hồi tháng 12/2012.
Bé trai này nhập viện do đau bụng vùng hạ sườn trái. Theo lời người nhà, bé đã đau âm ỉ một tháng nhưng mọi người tưởng bé đau bụng bón nên không chú ý. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một khối u hình dạng giống một thai nhi thu nhỏ nằm ở hông trái của bé.
Bé được nhập viện và chụp tiếp CT scan bụng, kết quả có một khối u kích thước 14x13x12 cm gồm mô đặc, mô mỡ, mô xương kèm với hộp sọ, cột sống và xương sườn chiếm gần hết hạ sườn bên trái của bé. Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng, các bác sĩ kết luận đây là trường hợp thai trong thai hiếm gặp.
Khi mổ ra thấy khối u chính là một thai nhi nặng khoảng 1,4kg. Đây thực chất là những cặp song sinh cùng trứng nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà trong quá trình phát triển của phôi thai xảy ra tình trạng phôi này trùm lên phôi kia khiến phôi nằm trong phôi. Do vậy, khi sinh ra em bé đã có sẵn một bào thai nằm trong bụng. Y khoa gọi là hiện tượng song sinh phát triển không hoàn chỉnh, rất hiếm với tỉ lệ gặp là một trên nửa triệu ca.
Cô gái hóa bà lão
Phát bệnh năm 2007 lúc 22 tuổi với triệu chứng ban đầu là ngứa da và nổi sần trên da, bốn năm sau, gương mặt và một số vùng da trên người chị Nguyễn Thị Phượng (quê Bến Tre) chảy xệ nhăn nheo như bà lão. Nhập viện vào tháng 9/2012, bác sĩ xác định chị Phượng mắc bệnh tế bào vón.
Chiều 2/11, sau 2 tháng điều trị, chị Phượng được xuất viện với da dẻ đã trẻ lại được 30% so với trước khi nhập viện, chờ phẫu thuật thẩm mỹ. Da mặt của chị đã có những thay đổi tích cực, vết nhăn da mặt chỉ còn nhiều ở cằm, da vùng trán, hai bên má và một số vùng khác căng ra trông thấy, nhất là không còn ngứa nữa.
Chị Phượng trước và sau khi mắc bệnh
Căn bệnh lạ của chị Phượng thu hút sự quan tâm của nhiều hãng thông tấn nước ngoài Giới truyền thông ca ngợi lòng chung thuỷ của người chồng Nguyễn Thành Tuyển (làm nghề thợ mộc), vẫn hết lòng yêu cô vợ hóa bà lão. Anh Tuyển luôn nói với người bạn đời rằng: "Dù em thế nào anh cũng yêu em".
Cũng trong thời gian này, các bác sĩ phát hiện chị Nguyễn Thị Mai 27 tuổi ở TP Hội An (Quảng Nam) cũng có bệnh tương tự chị Phượng. Bệnh nhân bị các chứng lão hóa da sớm: da nhăn, chùng, chảy sệ. Chị Mai có một thời gian lạm dụng thuốc kéo dài, song do không lưu giữ lại các tên thuốc nên ban đầu chưa có bằng chứng và rất khó để chẩn đoán cũng như điều trị.
Người có khối u rộng hơn 1m ở chân
Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi, quê Đà Lạt) 27 năm qua chịu đựng khối u ở chân cứ lớn dần lên. Đến nay khối u có đường kính hơn 1 mét, nặng 80 kg, choán toàn bộ phần dưới cơ thể khiến anh không thể di chuyển, tất cả sinh hoạt cá nhân phải nhờ người mẹ già.
Ngày 24/6, bác sĩ chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị Von Reckling Hausen. Bệnh do di truyền, rất hiếm gặp. Mặc dù anh Hải bày tỏ mong muốn được mổ sớm, song các bác sĩ lo ngại khối u quá to có thể gây mất máu khiến bệnh nhân tử vong nên chưa thể thực hiện phẫu thuật.
Hơn nữa hiện trạng bướu phát triển quá mức gây gù cột sống, khối xương chậu đã bị chèn ép biến dạng nên quá trình phẫu thuật dễ ảnh hưởng đến nội tạng. Anh Hải có thể sẽ phải chung sống với khối u này đến suốt đời.
Người phụ nữ có hàng nghìn mụn thịt
Lúc mới sinh, sau lưng chị Thạch Thị Sa Ly (quê Sóc Trăng) có vài chấm nhỏ như nốt ruồi. Một năm sau toàn thân cô nổi đầy mụn thịt rồi to dần như những quả cam treo lủng lẳng trên người.
Nhà nghèo, gia đình chị Ly sống bằng nghề mò cua, bắt ốc, ai thuê gì làm đó. Mụn thịt mọc đầy các mi mắt nên hiện tại chị chỉ còn nhìn thấy lờ mờ, tay chân đau nhức không đi được mà chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ.
Chị Sa Ly với hàng nghìn mụn thịt trên người
Hôm 20/12, lương y Trần Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đông y huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) sau một thời gian đến nhà chị Sa Ly thăm khám, nhận định chị bị bệnh ung thư thuộc dạng âm chứng. Bước đầu có thể tiến hành giải phẫu cắt bỏ những khối u lớn trên cơ thể bệnh nhân. Nếu được Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho phép, ông Thanh tình nguyện cùng bạn bè góp sức điều trị cho người phụ nữ này trở lại cuộc sống bình thường.
Cậu bé người sói
Từ khi sinh ra, da của bé Hoàng (quê Quảng Bình) đã có màu xám xịt cùng với một lớp lông bao phủ ở ngoài. Càng lớn, lớp lông trên cơ thể càng rậm rạp, màu da đen xạm như màu tro than. Bác sĩ cho rằng Hoàng mắc chứng hypertrichosis - còn gọi là hội chứng người sói.
Sau đó, ngày 1/11 em Nguyễn Văn Phong ở xã Bình Nam (Quảng Nam) cũng được các bác sĩ phát hiện bị tình trạng tương tự Hoàng. Lúc nhỏ Phong chỉ có một nốt đen bẩm sinh nhỏ phía lưng, sau đó loang rộng dần khắp người và mọc lông trên da xanh đen.
Bác sĩ nhận định sơ bộ em mắc chứng bệnh "bớt tăng sắc tố". Có hai cách điều trị để giảm bệnh cho cháu Phong nhưng tốn rất nhiều tiền, đó là thẩm mỹ thay da cho cháu hoặc bắn tia laze.
Người đàn ông 40 năm sống với bàn chân khổng lồ
Chiều dài bàn chân khoảng 35 cm, mu bàn chân rộng hơn 20 cm, cao gần 10 cm, anh Đỗ Tấn Tài (sinh năm 1972, trú ở xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) gần 40 năm nay chỉ có thể đi chân đất.
Trên bàn chân trái dị dạng, gót - ngón cái và ngón liền kề nhỏ bình thường, nhưng 3 ngón còn lại to bằng cổ tay người trưởng thành và tất cả đều có móng. Ngoài bất thường trên, anh Tài vẫn khỏe mạnh, chân không có biểu hiện đau nhức.
Anh Tài tâm sự, do kinh tế gia đình khó khăn nên đã bỏ mặc bàn chân khổng lồ tiếp tục “lớn đến đâu thì lớn”. Anh mong mỏi có sự quan tâm của các nhà khoa học, sớm được giải phẫu để bàn chân trở lại như bình thường.
(VNMedia)
Bé trai "mang thai"
Đó là trường hợp của một bé trai 10 tuổi (ở Vĩnh Long) vừa được các bác sĩ Khoa ung bướu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) phẫu thuật thành công hồi tháng 12/2012.
Bé trai này nhập viện do đau bụng vùng hạ sườn trái. Theo lời người nhà, bé đã đau âm ỉ một tháng nhưng mọi người tưởng bé đau bụng bón nên không chú ý. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một khối u hình dạng giống một thai nhi thu nhỏ nằm ở hông trái của bé.
Bé được nhập viện và chụp tiếp CT scan bụng, kết quả có một khối u kích thước 14x13x12 cm gồm mô đặc, mô mỡ, mô xương kèm với hộp sọ, cột sống và xương sườn chiếm gần hết hạ sườn bên trái của bé. Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh và khám lâm sàng, các bác sĩ kết luận đây là trường hợp thai trong thai hiếm gặp.
Khi mổ ra thấy khối u chính là một thai nhi nặng khoảng 1,4kg. Đây thực chất là những cặp song sinh cùng trứng nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà trong quá trình phát triển của phôi thai xảy ra tình trạng phôi này trùm lên phôi kia khiến phôi nằm trong phôi. Do vậy, khi sinh ra em bé đã có sẵn một bào thai nằm trong bụng. Y khoa gọi là hiện tượng song sinh phát triển không hoàn chỉnh, rất hiếm với tỉ lệ gặp là một trên nửa triệu ca.
Cô gái hóa bà lão
Phát bệnh năm 2007 lúc 22 tuổi với triệu chứng ban đầu là ngứa da và nổi sần trên da, bốn năm sau, gương mặt và một số vùng da trên người chị Nguyễn Thị Phượng (quê Bến Tre) chảy xệ nhăn nheo như bà lão. Nhập viện vào tháng 9/2012, bác sĩ xác định chị Phượng mắc bệnh tế bào vón.
Chiều 2/11, sau 2 tháng điều trị, chị Phượng được xuất viện với da dẻ đã trẻ lại được 30% so với trước khi nhập viện, chờ phẫu thuật thẩm mỹ. Da mặt của chị đã có những thay đổi tích cực, vết nhăn da mặt chỉ còn nhiều ở cằm, da vùng trán, hai bên má và một số vùng khác căng ra trông thấy, nhất là không còn ngứa nữa.
Chị Phượng trước và sau khi mắc bệnh
Căn bệnh lạ của chị Phượng thu hút sự quan tâm của nhiều hãng thông tấn nước ngoài Giới truyền thông ca ngợi lòng chung thuỷ của người chồng Nguyễn Thành Tuyển (làm nghề thợ mộc), vẫn hết lòng yêu cô vợ hóa bà lão. Anh Tuyển luôn nói với người bạn đời rằng: "Dù em thế nào anh cũng yêu em".
Cũng trong thời gian này, các bác sĩ phát hiện chị Nguyễn Thị Mai 27 tuổi ở TP Hội An (Quảng Nam) cũng có bệnh tương tự chị Phượng. Bệnh nhân bị các chứng lão hóa da sớm: da nhăn, chùng, chảy sệ. Chị Mai có một thời gian lạm dụng thuốc kéo dài, song do không lưu giữ lại các tên thuốc nên ban đầu chưa có bằng chứng và rất khó để chẩn đoán cũng như điều trị.
Người có khối u rộng hơn 1m ở chân
Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi, quê Đà Lạt) 27 năm qua chịu đựng khối u ở chân cứ lớn dần lên. Đến nay khối u có đường kính hơn 1 mét, nặng 80 kg, choán toàn bộ phần dưới cơ thể khiến anh không thể di chuyển, tất cả sinh hoạt cá nhân phải nhờ người mẹ già.
Ngày 24/6, bác sĩ chẩn đoán ban đầu bệnh nhân bị Von Reckling Hausen. Bệnh do di truyền, rất hiếm gặp. Mặc dù anh Hải bày tỏ mong muốn được mổ sớm, song các bác sĩ lo ngại khối u quá to có thể gây mất máu khiến bệnh nhân tử vong nên chưa thể thực hiện phẫu thuật.
Hơn nữa hiện trạng bướu phát triển quá mức gây gù cột sống, khối xương chậu đã bị chèn ép biến dạng nên quá trình phẫu thuật dễ ảnh hưởng đến nội tạng. Anh Hải có thể sẽ phải chung sống với khối u này đến suốt đời.
Người phụ nữ có hàng nghìn mụn thịt
Lúc mới sinh, sau lưng chị Thạch Thị Sa Ly (quê Sóc Trăng) có vài chấm nhỏ như nốt ruồi. Một năm sau toàn thân cô nổi đầy mụn thịt rồi to dần như những quả cam treo lủng lẳng trên người.
Nhà nghèo, gia đình chị Ly sống bằng nghề mò cua, bắt ốc, ai thuê gì làm đó. Mụn thịt mọc đầy các mi mắt nên hiện tại chị chỉ còn nhìn thấy lờ mờ, tay chân đau nhức không đi được mà chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ.
Chị Sa Ly với hàng nghìn mụn thịt trên người
Hôm 20/12, lương y Trần Văn Thanh - Chủ tịch Hội Đông y huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) sau một thời gian đến nhà chị Sa Ly thăm khám, nhận định chị bị bệnh ung thư thuộc dạng âm chứng. Bước đầu có thể tiến hành giải phẫu cắt bỏ những khối u lớn trên cơ thể bệnh nhân. Nếu được Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho phép, ông Thanh tình nguyện cùng bạn bè góp sức điều trị cho người phụ nữ này trở lại cuộc sống bình thường.
Cậu bé người sói
Từ khi sinh ra, da của bé Hoàng (quê Quảng Bình) đã có màu xám xịt cùng với một lớp lông bao phủ ở ngoài. Càng lớn, lớp lông trên cơ thể càng rậm rạp, màu da đen xạm như màu tro than. Bác sĩ cho rằng Hoàng mắc chứng hypertrichosis - còn gọi là hội chứng người sói.
Sau đó, ngày 1/11 em Nguyễn Văn Phong ở xã Bình Nam (Quảng Nam) cũng được các bác sĩ phát hiện bị tình trạng tương tự Hoàng. Lúc nhỏ Phong chỉ có một nốt đen bẩm sinh nhỏ phía lưng, sau đó loang rộng dần khắp người và mọc lông trên da xanh đen.
Bác sĩ nhận định sơ bộ em mắc chứng bệnh "bớt tăng sắc tố". Có hai cách điều trị để giảm bệnh cho cháu Phong nhưng tốn rất nhiều tiền, đó là thẩm mỹ thay da cho cháu hoặc bắn tia laze.
Người đàn ông 40 năm sống với bàn chân khổng lồ
Chiều dài bàn chân khoảng 35 cm, mu bàn chân rộng hơn 20 cm, cao gần 10 cm, anh Đỗ Tấn Tài (sinh năm 1972, trú ở xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) gần 40 năm nay chỉ có thể đi chân đất.
Trên bàn chân trái dị dạng, gót - ngón cái và ngón liền kề nhỏ bình thường, nhưng 3 ngón còn lại to bằng cổ tay người trưởng thành và tất cả đều có móng. Ngoài bất thường trên, anh Tài vẫn khỏe mạnh, chân không có biểu hiện đau nhức.
Anh Tài tâm sự, do kinh tế gia đình khó khăn nên đã bỏ mặc bàn chân khổng lồ tiếp tục “lớn đến đâu thì lớn”. Anh mong mỏi có sự quan tâm của các nhà khoa học, sớm được giải phẫu để bàn chân trở lại như bình thường.
(VNMedia)