Bạn càng vắt sữa đều đặn thì sữa càng tiết ra nhiều. Vắt sữa rồi bảo quản sữa mẹ đúng cách, cho bé bú dần là cách thông minh giúp mẹ tiết kiệm chi phí và tận dụng nguồn dinh dưỡng quý từ sữa mẹ.
Dưới đây là 7 gợi ý để vắt sữa thành công:
1. Thư giãn
Stress sẽ làm cản trở sản xuất sữa của mẹ. Bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để vắt sữa. Có thể xoa bóp ngực hoặc chườm gạc ấm trước khi vắt. Nếu muốn suy nghĩ về bé của bạn, hãy nhìn vào bức ánh em bé nhà bạn hoặc nghe nhạc thư giãn.
2. Vắt thường xuyên
Bạn càng vắt sữa thường xuyên thì sữa càng tiết nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn dùng máy hút sữa chất lượng cao. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, cố gắng vắt sữa mỗi 15 phút sau vài tiếng làm việc.
Nếu có thể, bạn dùng máy hút sữa cả hai bên ngực cùng lúc. Một máy hút sữa đôi sẽ kích thích sản xuất sữa trong khi giảm một nửa thời gian hút sữa.
3. Khi bạn ở với con, nên cho bé bú theo nhu cầu
Bạn càng cho con bú mẹ nhiều thì khi nguồn sữa càng dồi dào để bạn vắt. Tùy thuộc vào thời gian bạn được ở nhà với con, bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn vào buổi sáng sớm, buổi tối hay cuối tuần.
Ngoài ra, bạn cần dặn người ở nhà tránh cho bé bú bình vào thời gian bạn sắp trở về nhà. Bởi nếu bé bú bình no quá thì bé sẽ chán ti mẹ khi mẹ đi làm về.
4. Tránh hoặc hạn chế sữa bột
Sữa bột sẽ làm giảm nhu cầu bú sữa mẹ của bé, từ đó làm giảm nguồn sữa mẹ. Để duy trì nguồn sữa mẹ, điều quan trọng là cần vắt sữa bất kỳ khi nào sữa căng hoặc ở xa con. Nhớ là càng vắt sữa hoặc cho bé ti mẹ nhiều thì sữa mẹ càng dồi dào hơn. Nếu sữa nhiều, bạn có thể vắt sữa sau khi cho con ti mẹ, sau đó bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để cho bé dùng dần.
5. Uống nhiều nước
Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm sữa, nước quả để cơ thể không mất nước. Hạn chế soda, café, thức uống có caffein khác. Mẹ uống nhiều caffein sẽ làm bé mất ngủ hoặc quấy khóc. Nếu bạn uống thứ có cồn thì nên tránh cho bé ti mẹ 2 tiếng sau đó.
6. Không hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm nguồn cung cấp sữa mẹ, làm thay đổi mùi sữa mẹ và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS), cũng như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi và nhiễm trùng tai giữa cho bé.
7. Chăm sóc bản thân tốt
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, gồm hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Bên cạnh đó là duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày sẽ giúp bạn đủ sữa cho bé bú và để vắt.
(Mẹ và Bé)
Dưới đây là 7 gợi ý để vắt sữa thành công:
1. Thư giãn
Stress sẽ làm cản trở sản xuất sữa của mẹ. Bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để vắt sữa. Có thể xoa bóp ngực hoặc chườm gạc ấm trước khi vắt. Nếu muốn suy nghĩ về bé của bạn, hãy nhìn vào bức ánh em bé nhà bạn hoặc nghe nhạc thư giãn.
2. Vắt thường xuyên
Bạn càng vắt sữa thường xuyên thì sữa càng tiết nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn dùng máy hút sữa chất lượng cao. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, cố gắng vắt sữa mỗi 15 phút sau vài tiếng làm việc.
Nếu có thể, bạn dùng máy hút sữa cả hai bên ngực cùng lúc. Một máy hút sữa đôi sẽ kích thích sản xuất sữa trong khi giảm một nửa thời gian hút sữa.
3. Khi bạn ở với con, nên cho bé bú theo nhu cầu
Bạn càng cho con bú mẹ nhiều thì khi nguồn sữa càng dồi dào để bạn vắt. Tùy thuộc vào thời gian bạn được ở nhà với con, bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn vào buổi sáng sớm, buổi tối hay cuối tuần.
Ngoài ra, bạn cần dặn người ở nhà tránh cho bé bú bình vào thời gian bạn sắp trở về nhà. Bởi nếu bé bú bình no quá thì bé sẽ chán ti mẹ khi mẹ đi làm về.
4. Tránh hoặc hạn chế sữa bột
Sữa bột sẽ làm giảm nhu cầu bú sữa mẹ của bé, từ đó làm giảm nguồn sữa mẹ. Để duy trì nguồn sữa mẹ, điều quan trọng là cần vắt sữa bất kỳ khi nào sữa căng hoặc ở xa con. Nhớ là càng vắt sữa hoặc cho bé ti mẹ nhiều thì sữa mẹ càng dồi dào hơn. Nếu sữa nhiều, bạn có thể vắt sữa sau khi cho con ti mẹ, sau đó bỏ vào ngăn đá tủ lạnh để cho bé dùng dần.
5. Uống nhiều nước
Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm sữa, nước quả để cơ thể không mất nước. Hạn chế soda, café, thức uống có caffein khác. Mẹ uống nhiều caffein sẽ làm bé mất ngủ hoặc quấy khóc. Nếu bạn uống thứ có cồn thì nên tránh cho bé ti mẹ 2 tiếng sau đó.
6. Không hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm nguồn cung cấp sữa mẹ, làm thay đổi mùi sữa mẹ và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Khói thuốc lá còn làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS), cũng như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi và nhiễm trùng tai giữa cho bé.
7. Chăm sóc bản thân tốt
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, gồm hoa quả, rau xanh, ngũ cốc. Bên cạnh đó là duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày sẽ giúp bạn đủ sữa cho bé bú và để vắt.
(Mẹ và Bé)