Resource icon

Bệnh án VIÊM AMIDAN


VIÊM AMIDAN

I. ĐẠI CƯƠNG

I.1. Amidan là gì?


Nếu há to miệng và nhìn thì chúng ta sẽ thấy amidan là 2 miếng mềm và đỏ ở 2 bên thành phía sau vòm họng, được hình thành bởi mô bạch huyết. Mô này có liên quan với hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm.

(link ảnh: http://dantri.com.vn/c7/s7-306103/nhung-dieu-co-the-chua-biet-ve-amidan.htm )

Amidan rất giàu các bạch cầu, một tế bào có khả năng chiến đấu và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do vị trí đặc biệt của mình nên amidan là một hàng rào chống lại sự viêm nhiễm ở họng và đường hô hấp trên.



I.2. Viêm amidan là gì?

Tuy nhiên, cũng do nằm ở cửa ngõ đường thở nên amiđan rất dễ bị viêm nhiễm, thường do vi rút hoặc vi khuẩn (ít gặp hơn).



I.3. Thể bệnh (cái nào có vài thể khác nhau và phổ biến thì làm mục này)

Viêm amidan chia làm 2 loại: Viêm amidan cấp và mãn tính



II. VIÊM AMIDAN CẤP

II.1. Nguyên nhân


Thường là do virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh).

Một số trường hợp do vi khuẩn: Thường gặp là phế cầu, Hemophilus influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu b tan huyết nhóm A (khoảng 20%).

Do các yếu tố thuận lợi gây bệnh như: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, ăn đồ lạnh; Do các yếu tố ô nhiễm môi trường: Bụi, khói xe, khói thuốc lá.

Do rượu, hoá chất hay do cơ thể suy nhược.



II.2. Triệu chứng và điều trị

Viêm amidan cấp lại có 2 thể biểu hiện khác nhau là:

+ Viêm amidan cấp không đặc hiệu

+ Viêm amidan cấp đặc hiệu do vi khuẩn

Tùy theo từng thể mà có biểu hiện và cách điều trị khác nhau



II.2.1. Viêm amidan cấp không đặc hiệu

Nguyên nhân thường do virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno, rhino, herpet).

II.2.1.1. Triệu chứng

- Biểu hiện trước tiên là đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt.

- Hai amiđan sưng to, vùng họng viêm đỏ.

- Xét nghiệm công thức máu thấy số lượng bạch cầu không tăng

II.2.1.2. Điều trị

- Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng kháng sinh.

- Dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: chống phù nề, giảm đau (VD: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,…), kháng histamin

- Vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như angispray, eludril, locabiotal, givalex... hoặc nước muối pha loãng.



II.2.2. Viêm amidan cấp đặc hiệu


Thủ phạm gây viêm thường là các vi khuẩn như liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn II.2.2.1. Triệu chứng

- Bệnh bắt đầu đột ngột bằng cảm giác gai rét, rồi sốt 39-40° C

- Người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn kèm theo đau rát họng, khó nuốt, khi nuốt đau nhói lên tai.

- Thở khò khè, tăng tiết đờm rãi, đôi khi hơi thở hôi, thối.

- Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to và đỏ hoặc trên bề mặt có những bựa mủ trắng. Hạch góc hàm sưng to và đau.

II.2.2.2. Điều trị

Bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu thích hợp với nguyên nhân gây viêm

* Điều trị toàn thân

- Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine... có hoạt tính trên phần lớn các chủng gram dương và gram âm, thuốc có nhiều đặc tính ích lợi và hữu hiệu với tác động diệt khuẩn chống lại nhiều tác nhân gây bệnh thông thường

- Nếu nghi ngờ viêm amidan do nguyên nhân liên cầu b tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. (Đối với trẻ em, liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày).

- Thuốc giảm xung huyết, phù nề: chống viêm như amitase, alphachymotripsin

- Thuốc giảm ho.

* Điều trị tại chỗ:

- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%...

- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine...



III. VIÊM AMIDAN MÃN TÍNH

Viêm Amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tỷ lệ viêm Amiđan ở nước ta người lớn: 8-10%, trẻ em: 21%.

III.1. Nguyên nhân

- Viêm cấp không được điều trị đúng cách khiến bệnh không dứt điểm

- Kháng sinh không đủ liều, không đúng cách sử dụng, không hiệu quả.

- Một số vi khuẩn tồn tại trong amiđan đã kháng thuốc



Ngoài ra, có các yếu tố thuận lợi làm amidan dễ chuyển thành dạng mãn tính:

- Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao...)

- Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.

- Sức đề kháng kém, thể dị ứng.

- Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của Amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn.





III.2. Triệu chứng


Người bệnh bị viêm amiđan mạn lại thường không có những biểu hiện nặng như amiđan cấp mà chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt có cảm giác vướng, đau như có dị vật.

III.3. Điều trị

Khi bị viêm amiđan, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết.

Chỉ cắt amiđan trong những trường hợp sau:

- Khi bị viêm amiđan nhiều đợt cấp (từ 5 - 6 lần) trong một năm.

- Khi viêm amiđan gây nên những biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

- Trong trường hợp dù không bị viêm nhưng amiđan có kích thước quá to, gây cản trở ăn, uống, thở của trẻ thì cũng nên cắt.



Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cần được xem xét kỹ lưỡng vì nếu cắt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Còn với người trên 45 tuổi, cắt amiđan thì dễ bị chảy máu do amiđan bị xơ dính, hoặc còn có các bệnh khác kèm theo như: Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái đường...

IV. PHÒNG BỆNH

Do nguyên nhân viêm A chủ yếu do vi trùng hoặc virus có sẵn trong đường hô hấp, khi cơ thể gặp điều kiện không thuận lợi: Lao lực, cảm cúm, cảm lạnh, những sinh hoạt thất thường... thì chúng trở nên ác tính và gây bệnh. Vì vậy để phòng bệnh chúng ta nên lưu ý một số việc sau đây:

- Hạn chế ăn đồ lạnh.

- Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng, đặc biệt trong các đợt dịch cúm, sốt xuất huyết...

- Tránh hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.

- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.

- Khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, cần đeo khẩu trang kín mũi, miệng để hạn chế bụi xâm nhập vào mũi, họng.

- Nếu phải đi xe điều hoà hoặc ngồi phòng có điều hoà không khí thì trước khi ra ngoài trời nên điều chỉnh sao cho nhiệt độ trong xe hoặc trong phòng không chênh lệch nhiều với môi trường bên ngoài.
Tác giả
hacobi1102
Lượt xem
3,666
First release
Last update
Bình chọn
0.00 star(s) 0 đánh giá

More resources from hacobi1102