Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Điểm b khoản 2 Điều 240 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực (từ 1/5/2013), mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 (thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội là bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường) thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, theo Luật hiện hành thời gian nghỉ sinh là 4 tháng, và nếu sinh tháng 1/2013 sẽ phải đi làm vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, ngày 1/5 Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực nên chị em sẽ được nghỉ thêm 2 tháng.
Bộ luật Lao động sửa đổi quy định, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá hai tháng.
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em đề xuất từ giữa năm 2008. Trước đó, năm 1985, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu đã ký ban hành quyết định tăng thời gian nghỉ sinh từ 2 tháng lên 6 tháng. Tuy nhiên, vì sức ép lao động, tiền lương và nhiều lý do khác nên đến đầu những năm 1990 Chính phủ lại giảm thời gian nghỉ sinh xuống còn 4 tháng.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, việc quy định mức sàn tối thiểu là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ thai sản tối đa 6 tháng để phù hợp với điều kiện thực tế và các nhóm công việc khác nhau. Trên cơ sở đó tùy theo điều kiện mà lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ trong khoảng thời gian 4 tháng đến 6 tháng và vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng nhằm để người mẹ đảm bảo sức khỏe, yên tâm hơn khi làm việc và trẻ con cũng tăng thêm sức đề kháng, bớt bệnh tật.
(VOV Giao thông)
Điểm b khoản 2 Điều 240 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực (từ 1/5/2013), mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 (thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội là bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường) thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, theo Luật hiện hành thời gian nghỉ sinh là 4 tháng, và nếu sinh tháng 1/2013 sẽ phải đi làm vào đầu tháng 5. Tuy nhiên, ngày 1/5 Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực nên chị em sẽ được nghỉ thêm 2 tháng.
Bộ luật Lao động sửa đổi quy định, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá hai tháng.
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em đề xuất từ giữa năm 2008. Trước đó, năm 1985, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu đã ký ban hành quyết định tăng thời gian nghỉ sinh từ 2 tháng lên 6 tháng. Tuy nhiên, vì sức ép lao động, tiền lương và nhiều lý do khác nên đến đầu những năm 1990 Chính phủ lại giảm thời gian nghỉ sinh xuống còn 4 tháng.
Theo bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, việc quy định mức sàn tối thiểu là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ thai sản tối đa 6 tháng để phù hợp với điều kiện thực tế và các nhóm công việc khác nhau. Trên cơ sở đó tùy theo điều kiện mà lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ trong khoảng thời gian 4 tháng đến 6 tháng và vẫn được hưởng đủ 6 tháng trợ cấp thai sản.
Việc tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng nhằm để người mẹ đảm bảo sức khỏe, yên tâm hơn khi làm việc và trẻ con cũng tăng thêm sức đề kháng, bớt bệnh tật.
(VOV Giao thông)