Hai ca tử vong do thủy đậu vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, thủy đậu không chỉ đơn giản là những nốt phỏng trên da, mà nó có thể gây biến chứng nguy hiểm, viêm não, màng não, viêm phổi, sốc nhiễm trùng… nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nguy hiểm
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, thông thường bệnh thủy đậu hay gặp giai đoạn cuối đông, đầu xuân. Tuy nhiên thời điểm này, khi mới bắt đầu vào mùa đông khoa đã tiếp nhận rải rác những bệnh nhân mắc thủy đậu, trong đó có những trẻ biến chứng, phải điều trị kéo dài.
Bệnh nhi bị biến chứng nhiễm trùng do thủy đậu được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Tú Anh
“Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên, tuy lành tính nhưng nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách, có thể bị nhiều biến chứng. Trong đó phải kể đến bốn biến chứng rất hay gặp, phổ biến là viêm da do bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não màng não sau thủy đậu”, TS Huy nói.
Hai ca tử vong mới nhất do thủy đậu, một do bị biến chứng sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặn sau thủy đậu, một bị sốt co giật, viêm não trong đó có một bác sĩ vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh càng cho thấy không thể chủ quan với căn bệnh này. “Bởi vốn lành tính, nhưng bệnh có tỉ lệ nhất định để lại những biến chứng nguy hiểm kể trên. Trong những biến chứng đó, biến chứng nào cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời”, TS Bùi Vũ Huy khẳng định.
Khoa Nhi BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cũng vừa điều trị khá dài ngày cho một bệnh nhi bị nhiễm trùng do thủy đậu. Bé N.N.A (15 tháng tuổi, Bắc Ninh) đến khám tại viện trong tình trạng da nhiễm trùng, có dấu hiệu sốt cao, bội nhiễm và phải nhập viện điều trị.
Đầu tiên, bé gái này chỉ xuất hiện một vài nốt phỏng trên đầu, sau đó xuất hiện dày đặc toàn thân nhưng vì không chịu được ngứa, bé gãi gây trầy xước da, vỡ các nốt phỏng, cộng thêm không được giữ vệ sinh đúng cách do mẹ bé kiêng tắm nên bị nhiễm trùng, sốt cao phải dùng cả kháng sinh phòng bội nhiễm.
“Nhiễm trùng da do thủy đậu không chỉ để lại nguy cơ vết xẹo trên da, mà từ những tổn thương này, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập, tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm”, TS Huy nói.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, thủy đậu, sởi là những bệnh thường lành tính với trẻ nhỏ, nhưng khi xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, nguy cơ gặp các biến chứng nhiều hơn.
Cùng quan điểm này, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: “Dù chưa có điều kiện thống kê tỷ lệ gặp biến chứng ở người lớn và trẻ nhỏ, cũng chưa nghiên cứu được cơ chế rõ rệt, nhưng thực tế điều trị cho thấy, biến chứng viêm não năm ở người lớn khi bị các bệnh này nhiều hơn hẳn ở trẻ nhỏ”.
“Những tổn thương ở một cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Nếu phản ứng mãnh liệt, “chiến trường” ác liệt thì tổn thương ở cơ quan đó nặng hơn. Ở người lớn đã có một ít miễn dịch, khi gặp các tác nhân, bệnh này sẽ chiến đấu mạnh mẽ với vi-rút, gây ra tổn thương nặng nề. Trong khi đó ở trẻ em miễn dịch với các tác nhân này chưa có, sự phản ứng nhẹ nhàng nên gây thương tổn nhẹ hơn. Có thể đó là lý do khiến các ca biến chứng do các bệnh này thường chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người lớn”, TS Hà nói thêm.
Chăm sóc và phát hiện sớm biến chứng
TS Huy cho biết, khi bị thủy đậu, quan trọng nhất là chăm sóc tại nhà và hướng dẫn phụ huynh phát hiện sớm biến chứng cho con em mình.
Việc đầu tiên là chăm sóc da khi bé bị thủy đậu. Bởi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Vì thế, tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ mà tắm sạch cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu như lúc trẻ khỏe mạnh để phòng các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước. Khi có nốt phỏng trợt ra thì bôi trực tiếp Xanh Methylene lên vết trợt để sát khuẩn, còn những nốt phỏng nước chưa vỡ thì không cần bôi thuốc. Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng vì ban thủy đậu có thể mọc ngay trong miệng, gây biến chứng bội nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống. Ngoài đánh răng, cần thường xuyên xúc miệng bằng nước sát trùng, trong trường hợp trẻ không ăn được phải đi khám để được tư vấn.
Ngoài chăm sóc da, dinh dưỡng cần chú ý phát hiện các biến chứng viêm da, viêm phổi, viêm não màng não để kịp thời điều trị. Với biến chứng viêm da, biểu hiện là phỏng nước có màu đục mủ, vết loét không khô, không đóng vảy mà có biểu hiện nhiễm trùng. Viêm phổi bệnh nhân ho, sốt trở lại, mệt mỏi nhiều hơn. Viêm não biểu hiện đau đầu, nôn có xu hướng tăng lên, trẻ chậm chạp hơn.
“Để phòng bệnh, tốt nhất nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng nên chủ động đi tiêm ngừa lại để phòng bệnh, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra dù biết rằng không phải ai cũng bị biến chứng, nhưng không ai có thể chắc chắn biến chứng không rơi vào mình”, TS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ khuyến cáo
Khi bị thủy đậu, biểu hiện đầu tiên của trẻ là mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, khó chịu, sau 1 – 2 ngày thì sốt và đến ngày thứ 3 xuất hiện các nốt phát ban dạng phỏng nước. Trên một khu vực da thường có nhiều ban, có ban mới mọc, có ban cũ. Khi ban vỡ để lại vết trợt, xước trên da, nếu không bị nhiễm trùng sẽ khỏi không để lại sẹo.
Dân trí.
Biến chứng nguy hiểm
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, thông thường bệnh thủy đậu hay gặp giai đoạn cuối đông, đầu xuân. Tuy nhiên thời điểm này, khi mới bắt đầu vào mùa đông khoa đã tiếp nhận rải rác những bệnh nhân mắc thủy đậu, trong đó có những trẻ biến chứng, phải điều trị kéo dài.
Bệnh nhi bị biến chứng nhiễm trùng do thủy đậu được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Tú Anh
Hai ca tử vong mới nhất do thủy đậu, một do bị biến chứng sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặn sau thủy đậu, một bị sốt co giật, viêm não trong đó có một bác sĩ vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh càng cho thấy không thể chủ quan với căn bệnh này. “Bởi vốn lành tính, nhưng bệnh có tỉ lệ nhất định để lại những biến chứng nguy hiểm kể trên. Trong những biến chứng đó, biến chứng nào cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời”, TS Bùi Vũ Huy khẳng định.
Khoa Nhi BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cũng vừa điều trị khá dài ngày cho một bệnh nhi bị nhiễm trùng do thủy đậu. Bé N.N.A (15 tháng tuổi, Bắc Ninh) đến khám tại viện trong tình trạng da nhiễm trùng, có dấu hiệu sốt cao, bội nhiễm và phải nhập viện điều trị.
Đầu tiên, bé gái này chỉ xuất hiện một vài nốt phỏng trên đầu, sau đó xuất hiện dày đặc toàn thân nhưng vì không chịu được ngứa, bé gãi gây trầy xước da, vỡ các nốt phỏng, cộng thêm không được giữ vệ sinh đúng cách do mẹ bé kiêng tắm nên bị nhiễm trùng, sốt cao phải dùng cả kháng sinh phòng bội nhiễm.
“Nhiễm trùng da do thủy đậu không chỉ để lại nguy cơ vết xẹo trên da, mà từ những tổn thương này, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập, tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm”, TS Huy nói.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, thủy đậu, sởi là những bệnh thường lành tính với trẻ nhỏ, nhưng khi xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, nguy cơ gặp các biến chứng nhiều hơn.
Cùng quan điểm này, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: “Dù chưa có điều kiện thống kê tỷ lệ gặp biến chứng ở người lớn và trẻ nhỏ, cũng chưa nghiên cứu được cơ chế rõ rệt, nhưng thực tế điều trị cho thấy, biến chứng viêm não năm ở người lớn khi bị các bệnh này nhiều hơn hẳn ở trẻ nhỏ”.
“Những tổn thương ở một cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Nếu phản ứng mãnh liệt, “chiến trường” ác liệt thì tổn thương ở cơ quan đó nặng hơn. Ở người lớn đã có một ít miễn dịch, khi gặp các tác nhân, bệnh này sẽ chiến đấu mạnh mẽ với vi-rút, gây ra tổn thương nặng nề. Trong khi đó ở trẻ em miễn dịch với các tác nhân này chưa có, sự phản ứng nhẹ nhàng nên gây thương tổn nhẹ hơn. Có thể đó là lý do khiến các ca biến chứng do các bệnh này thường chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người lớn”, TS Hà nói thêm.
Chăm sóc và phát hiện sớm biến chứng
TS Huy cho biết, khi bị thủy đậu, quan trọng nhất là chăm sóc tại nhà và hướng dẫn phụ huynh phát hiện sớm biến chứng cho con em mình.
Việc đầu tiên là chăm sóc da khi bé bị thủy đậu. Bởi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Vì thế, tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ mà tắm sạch cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu như lúc trẻ khỏe mạnh để phòng các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước. Khi có nốt phỏng trợt ra thì bôi trực tiếp Xanh Methylene lên vết trợt để sát khuẩn, còn những nốt phỏng nước chưa vỡ thì không cần bôi thuốc. Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng vì ban thủy đậu có thể mọc ngay trong miệng, gây biến chứng bội nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống. Ngoài đánh răng, cần thường xuyên xúc miệng bằng nước sát trùng, trong trường hợp trẻ không ăn được phải đi khám để được tư vấn.
Ngoài chăm sóc da, dinh dưỡng cần chú ý phát hiện các biến chứng viêm da, viêm phổi, viêm não màng não để kịp thời điều trị. Với biến chứng viêm da, biểu hiện là phỏng nước có màu đục mủ, vết loét không khô, không đóng vảy mà có biểu hiện nhiễm trùng. Viêm phổi bệnh nhân ho, sốt trở lại, mệt mỏi nhiều hơn. Viêm não biểu hiện đau đầu, nôn có xu hướng tăng lên, trẻ chậm chạp hơn.
“Để phòng bệnh, tốt nhất nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng nên chủ động đi tiêm ngừa lại để phòng bệnh, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra dù biết rằng không phải ai cũng bị biến chứng, nhưng không ai có thể chắc chắn biến chứng không rơi vào mình”, TS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ khuyến cáo
Khi bị thủy đậu, biểu hiện đầu tiên của trẻ là mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, khó chịu, sau 1 – 2 ngày thì sốt và đến ngày thứ 3 xuất hiện các nốt phát ban dạng phỏng nước. Trên một khu vực da thường có nhiều ban, có ban mới mọc, có ban cũ. Khi ban vỡ để lại vết trợt, xước trên da, nếu không bị nhiễm trùng sẽ khỏi không để lại sẹo.
Dân trí.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167