Bé hay than thở nhìn mờ, nhưng sau khi đã được chỉnh kính, thị lực của mắt sau kính vẫn chỉ ở ngưỡng dưới 7/10. Rất có thể bé đang bị nhược thị.
Cần phát hiện và điều trị nhược thị cho trẻ trước 6 tuổi hiệu quả sẽ cao hơn
Nếu cận thị, loạn thị, viễn thị chỉ là tật khúc xạ của mắt thì nhược thị là một chứng bệnh. Nếu không điều trị sớm, khả năng "lao động" của mắt bị suy nhược, lâu ngày có thể mù.
Mắt không chịu làm việc
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Vì lý do nào đó, con đường truyền hình ảnh từ mắt và dây thần kinh thị giác đến não bị gián đoạn làm cho não không nhận biết được hoàn toàn hình ảnh. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập của bé: đọc viết chậm, tiếp thu kém, hay va chạm, té ngã, làm vỡ đồ, khó hòa nhập, cảm thấy mất tự tin…
Thông thường, nhược thị chỉ xảy ra ở một mắt, rất ít trường hợp xảy ra ở hai mắt. Vì chỉ bị một mắt nên trẻ khó nhận biết và chỉ tình cờ phát hiện khi lấy tay che một mắt để so sánh mức độ nhìn.
Nếu bé không có những vấn đề về mắt như lé, cận - viễn thị, sụp mí mắt thì rất khó để phát hiện nhược thị. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để can thiệp sớm những vấn đề ở mắt.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mắt bị nhược thị nhưng chủ yếu là có 3 nguyên nhân chính sau:
- Lé: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Tật khúc xạ: Nếu các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị không được điều chỉnh kịp thời, trẻ có thể bị nhược thị. Một trường hợp khác cần được các phụ huynh quan tâm chính là bất đồng khúc xạ khi hai mắt chênh lệch khoảng 3 độ. Vì bên mắt còn khỏe sẽ có khuynh hướng "lấn lướt" nên rất khó phát hiện mắt còn lại đang gặp vấn đề. Trong khi đó, mắt nhược thị có nhiều thời gian "dựa dẫm" sẽ trở nên lười biếng, kéo theo thị lực ngày càng giảm.
- Môi trường trong suốt của mắt bị che khuất: Thông thường, môi trường để ánh sáng từ bên ngoài đến võng mạc là trong suốt, nhưng vì một lý do nào đó như đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh, sẹo giác mạc, đục pha lê thể… làm cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Sự "nhũng nhiễu tín hiệu" này càng lâu dài, mắt sẽ có chiều hướng "phớt lờ nhiệm vụ" dẫn truyền hình ảnh đến não.
Tỉnh dậy nào, mắt ơi
Hiện nay, phương pháp che mắt là bước điều trị đầu tiên đối với bệnh nhi chỉ bị nhược thị một bên mắt. Cụ thể, mắt nhìn tốt sẽ được che lại bằng giấy hoặc vải để mắt nhược thị không được tiếp tục "dựa dẫm" mà phải hoạt động độc lập.
Thời gian che mắt tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi của bé. Thông thường, trường hợp nặng, thời gian che mắt là khoảng 6 giờ/ngày hoặc toàn bộ thời gian thức. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, che mắt khoảng 2 giờ/ngày. Nên khuyến khích mắt nhược thị hoạt động bằng cách cho bé chơi trò chơi đòi hỏi một chút tinh vi như khâu vá, đan hạt, vẽ hoặc có thể cho bé xem tivi (khoảng 2 tiếng/ngày).
Nếu bé đeo kính thì người lớn cũng dán miếng che trực tiếp lên mắt chứ không dán ở kính để tránh mắt "tốt" có thể nhìn ngang, liếc dọc lấn lướt mắt nhược thị.
Nếu bé ngoan ngoãn hợp tác và được quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh, mức độ thành công của việc điều trị sẽ rất cao. Thông thường, thị lực có thể cải thiện trong vài tuần, nhưng để có kết quả tốt nhất, thời gian che mắt có thể kéo dài đến vài tháng tùy từng trường hợp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mắt nhược thị đã chịu hoạt động vẫn cần tiếp tục điều trị duy trì đến 9-10 tuổi để tránh bị nhược thị tái phát.
Trong thời gian này, người lớn cần động viên trẻ kiên nhẫn, đừng chỉ vì sợ bạn chọc ghẹo mà ngại che mắt, để mắt nhược thị tiếp tục lười biếng. Nếu thời gian này càng lâu dài, mắt sẽ có nguy cơ suy nhược, thậm chí dẫn đến bị mù mắt.
Theo dõi kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ
Khi thấy bé có các triệu chứng bất thường về thị lực như hay nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, bé than khó nhìn bảng, viết bài chậm, ngồi gần tivi, hay thấy nhức đầu, chóng mặt… người lớn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện, phòng phám chuyên khoa uy tín để được phát hiện vấn đề mắt đang gặp và áp dụng những phương pháp điều trị nhược thị kịp thời cho trẻ.
Tóm lại, trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và càng có nhiều khả năng trở lại được bình thường (trước 6 tuổi). Nếu trễ hơn (sau 9 tuổi), thị lực có thể chỉ cải thiện được một phần và rất dễ bị tái phát vì đây là độ tuổi thần kinh thị giác phát triển gần như hoàn chỉnh.
Bạn cần biết:
Có 3 mức độ nhược thị dựa vào thị lực sau khi đã chỉnh kính:
Nhẹ: 6/10 đến 8/10.
Trung bình: 3/10 đến 5/10.
Nặng: < 2/10.
AloBacsi.
Cần phát hiện và điều trị nhược thị cho trẻ trước 6 tuổi hiệu quả sẽ cao hơn
Nếu cận thị, loạn thị, viễn thị chỉ là tật khúc xạ của mắt thì nhược thị là một chứng bệnh. Nếu không điều trị sớm, khả năng "lao động" của mắt bị suy nhược, lâu ngày có thể mù.
Mắt không chịu làm việc
Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động và sự kém phát triển về chức năng của cơ quan thị giác. Vì lý do nào đó, con đường truyền hình ảnh từ mắt và dây thần kinh thị giác đến não bị gián đoạn làm cho não không nhận biết được hoàn toàn hình ảnh. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và học tập của bé: đọc viết chậm, tiếp thu kém, hay va chạm, té ngã, làm vỡ đồ, khó hòa nhập, cảm thấy mất tự tin…
Thông thường, nhược thị chỉ xảy ra ở một mắt, rất ít trường hợp xảy ra ở hai mắt. Vì chỉ bị một mắt nên trẻ khó nhận biết và chỉ tình cờ phát hiện khi lấy tay che một mắt để so sánh mức độ nhìn.
Nếu bé không có những vấn đề về mắt như lé, cận - viễn thị, sụp mí mắt thì rất khó để phát hiện nhược thị. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để can thiệp sớm những vấn đề ở mắt.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng mắt bị nhược thị nhưng chủ yếu là có 3 nguyên nhân chính sau:
- Lé: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Tật khúc xạ: Nếu các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị không được điều chỉnh kịp thời, trẻ có thể bị nhược thị. Một trường hợp khác cần được các phụ huynh quan tâm chính là bất đồng khúc xạ khi hai mắt chênh lệch khoảng 3 độ. Vì bên mắt còn khỏe sẽ có khuynh hướng "lấn lướt" nên rất khó phát hiện mắt còn lại đang gặp vấn đề. Trong khi đó, mắt nhược thị có nhiều thời gian "dựa dẫm" sẽ trở nên lười biếng, kéo theo thị lực ngày càng giảm.
- Môi trường trong suốt của mắt bị che khuất: Thông thường, môi trường để ánh sáng từ bên ngoài đến võng mạc là trong suốt, nhưng vì một lý do nào đó như đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh, sẹo giác mạc, đục pha lê thể… làm cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Sự "nhũng nhiễu tín hiệu" này càng lâu dài, mắt sẽ có chiều hướng "phớt lờ nhiệm vụ" dẫn truyền hình ảnh đến não.
Tỉnh dậy nào, mắt ơi
Hiện nay, phương pháp che mắt là bước điều trị đầu tiên đối với bệnh nhi chỉ bị nhược thị một bên mắt. Cụ thể, mắt nhìn tốt sẽ được che lại bằng giấy hoặc vải để mắt nhược thị không được tiếp tục "dựa dẫm" mà phải hoạt động độc lập.
Thời gian che mắt tùy thuộc vào mức độ và độ tuổi của bé. Thông thường, trường hợp nặng, thời gian che mắt là khoảng 6 giờ/ngày hoặc toàn bộ thời gian thức. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, che mắt khoảng 2 giờ/ngày. Nên khuyến khích mắt nhược thị hoạt động bằng cách cho bé chơi trò chơi đòi hỏi một chút tinh vi như khâu vá, đan hạt, vẽ hoặc có thể cho bé xem tivi (khoảng 2 tiếng/ngày).
Nếu bé đeo kính thì người lớn cũng dán miếng che trực tiếp lên mắt chứ không dán ở kính để tránh mắt "tốt" có thể nhìn ngang, liếc dọc lấn lướt mắt nhược thị.
Nếu bé ngoan ngoãn hợp tác và được quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh, mức độ thành công của việc điều trị sẽ rất cao. Thông thường, thị lực có thể cải thiện trong vài tuần, nhưng để có kết quả tốt nhất, thời gian che mắt có thể kéo dài đến vài tháng tùy từng trường hợp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mắt nhược thị đã chịu hoạt động vẫn cần tiếp tục điều trị duy trì đến 9-10 tuổi để tránh bị nhược thị tái phát.
Trong thời gian này, người lớn cần động viên trẻ kiên nhẫn, đừng chỉ vì sợ bạn chọc ghẹo mà ngại che mắt, để mắt nhược thị tiếp tục lười biếng. Nếu thời gian này càng lâu dài, mắt sẽ có nguy cơ suy nhược, thậm chí dẫn đến bị mù mắt.
Theo dõi kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ
Khi thấy bé có các triệu chứng bất thường về thị lực như hay nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, bé than khó nhìn bảng, viết bài chậm, ngồi gần tivi, hay thấy nhức đầu, chóng mặt… người lớn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện, phòng phám chuyên khoa uy tín để được phát hiện vấn đề mắt đang gặp và áp dụng những phương pháp điều trị nhược thị kịp thời cho trẻ.
Tóm lại, trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và càng có nhiều khả năng trở lại được bình thường (trước 6 tuổi). Nếu trễ hơn (sau 9 tuổi), thị lực có thể chỉ cải thiện được một phần và rất dễ bị tái phát vì đây là độ tuổi thần kinh thị giác phát triển gần như hoàn chỉnh.
Bạn cần biết:
Có 3 mức độ nhược thị dựa vào thị lực sau khi đã chỉnh kính:
Nhẹ: 6/10 đến 8/10.
Trung bình: 3/10 đến 5/10.
Nặng: < 2/10.
AloBacsi.