Vào điều trị ở các bệnh viện Việt Nam hiện nay, người bệnh không chỉ khổ sở vì nạn quá tải, chất lượng chữa trị chưa cao, ứng xử chưa tốt của nhân viên y tế, mà còn lo sợ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tình trạng quá tải bệnh nhân và cơ sở vật chất điều trị ngày một đi xuống dễ khiến nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện tăng cao (trong ảnh: bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang ở một bệnh viện tại TP.HCM).
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) có thể khiến người bệnh có nguy cơ thiệt hại về tài chính, thậm chí đe doạ cả tính mạng.
Chưa được quan tâm đúng mức
NKBV được định nghĩa là các loại nhiễm khuẩn mà bệnh nhân mắc phải trong khi nằm viện, biểu hiện 48 giờ sau khi nhập viện và không hiện diện tại thời điểm nhập viện.
Trên thế giới, NKBV luôn được xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của nhà quản lý y tế, bởi thiệt hại do nó gây ra rất lớn. Tại Mỹ, quốc gia có nền y tế rất tiên tiến, thế nhưng NKBV được xem là sát thủ đứng hàng thứ tư, khiến khoảng 103.000 người chết mỗi năm, bằng số tử vong do ung thư vú, tai nạn giao thông và AIDS ở nước này gộp lại. Nếu tính giá trị bằng tiền, thiệt hại do NKBV ở Mỹ mỗi năm khoảng 30,5 tỉ USD.
Dù liên quan đến an toàn người bệnh, nhưng ở nước ta NKBV chỉ mới được các nhà quản lý y tế quan tâm trong chục năm gần đây. Khảo sát lần sau cùng của bộ Y tế vào năm 2005 tại 19 bệnh viện của cả nước cho thấy tỷ lệ NKBV ở mức 5,7%. Tại TP.HCM, trung tâm y tế đứng đầu cả nước, khảo sát vào năm 2007 về tình hình NKBV tại 23 bệnh viện cũng được ghi nhận 5,56%. Đây là những con số “khá đẹp” (nằm trong tỷ lệ chung 5 – 10% như quốc tế), nhưng các khảo sát này không cho ra được bất kỳ số thiệt hại nào về con người và tài chính.
Với tình hình quá tải bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng và cơ sở vật chất điều trị ngày một đi xuống, khó tin rằng tỷ lệ NKBV lại không gia tăng. Thế nhưng, sự lo lắng về NKBV không chỉ đến từ nguyên nhân này, mà còn đến từ sự thiếu quan tâm của người quản lý bệnh viện. Tại hội thảo kiểm soát NKBV do sở Y tế TP.HCM tổ chức ngày 10.1, một khảo sát của ngành trong năm 2012 tại 83 bệnh viện cho thấy có đến 15 bệnh viện không có nhân viên giám sát NKBV, trong khi đội ngũ làm công tác kiểm soát NKBV chỉ có 7% ở trình độ đại học, 50% là cao đẳng/trung cấp, và 43% còn lại là lao động phổ thông!
Lợi đôi đường
Kiểm soát NKBV tốt, bệnh viện không chỉ làm giảm gánh nặng thiệt hại cho bệnh nhân, mà còn làm tăng lợi nhuận cho chính bệnh viện. Tại Mỹ, một nghiên cứu cho thấy nếu bỏ ra 1 đồng cho phòng ngừa và kiểm soát NKBV, người ta tiết kiệm được 10 đồng cho việc giải quyết những hậu quả do NKBV gây ra.
Ích lợi không có gì bàn cãi, nhưng ở không ít bệnh viện nước ta, việc kiểm soát NKBV chỉ được xem là chuyện… “hao tốn tiền bạc”. Tại hội thảo kiểm soát NKBV hôm 10.1, DS Hồ Ngọc Liên, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, cho biết mặc dù công tác chống NKBV được quan tâm nhiều, nhưng trước những chi phí lớn từ công việc này, có lúc ban giám đốc phải “xót xa”. Bà nói: “Để có được thiết bị khử khuẩn hiện đại là máy hấp nhiệt độ thấp, khoa phải “đấu tranh” một thời gian dài vì ban giám đốc cứ đặt vấn đề khoa làm không ra tiền mà cứ đòi mua sắm hoài!”
Thế nhưng, sự thay đổi nhận thức cũng phải xuất phát từ các nhà quản lý y tế. Đáng ngạc nhiên là trước nay trong chương trình đào tạo y khoa nước nhà, kiến thức phòng chống NKBV chỉ được giảng dạy cho điều dưỡng mà không cho bác sĩ! Đặt vấn đề với PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, chủ tịch hội Kiểm soát NKBV TP.HCM, bà thừa nhận “cũng không hiểu tại sao”. Kể từ năm nay, lần đầu tiên trên cả nước, chương trình kiểm soát NKBV mới được chính thức giảng dạy ở cấp đại học, đó là đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Sự bất hợp lý trên có thể giải thích một phần tại sao nhiều khảo sát cho thấy đối tượng bác sĩ thường thực hành rửa tay, biện pháp kiểm soát NKBV đơn giản nhưng hiệu quả nhất, thấp hơn đối tượng điều dưỡng, hộ lý, bảo mẫu trong khi hành nghề.
Nâng cao ý thức bệnh nhân
Kiểm soát NKBV còn cần đến sự hợp tác rất nhiều từ bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân thông qua việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho họ. Khoa phỏng bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM là một trong số ít nơi làm tốt chuyện này. Một bác sĩ làm việc ở đây nói: “Có lần trước khi tôi khám bệnh, bệnh nhân và người thân bệnh nhân hỏi tôi đã rửa tay chưa. Nếu chưa họ không cho tôi khám”. Thế nhưng, ở không ít bệnh viện, giáo dục bệnh nhân chỉ được làm hình thức. Bệnh viện cũng có chỗ rửa tay trước mỗi phòng bệnh, nhưng có nơi không có nước rửa, còn nếu có nước rửa lại không có bảng hướng dẫn kèm theo. Ở bệnh viện Nhân dân Gia Định, có thời gian bệnh viện bỏ ra chai nước rửa tay nào thì mất chai đó. Từ khi bệnh viện làm hệ thống khoá chai nước, việc mất mát mới được giải quyết!
Phan Sơn
Theo SGTT
Tình trạng quá tải bệnh nhân và cơ sở vật chất điều trị ngày một đi xuống dễ khiến nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện tăng cao (trong ảnh: bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang ở một bệnh viện tại TP.HCM).
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) có thể khiến người bệnh có nguy cơ thiệt hại về tài chính, thậm chí đe doạ cả tính mạng.
Chưa được quan tâm đúng mức
NKBV được định nghĩa là các loại nhiễm khuẩn mà bệnh nhân mắc phải trong khi nằm viện, biểu hiện 48 giờ sau khi nhập viện và không hiện diện tại thời điểm nhập viện.
Trên thế giới, NKBV luôn được xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của nhà quản lý y tế, bởi thiệt hại do nó gây ra rất lớn. Tại Mỹ, quốc gia có nền y tế rất tiên tiến, thế nhưng NKBV được xem là sát thủ đứng hàng thứ tư, khiến khoảng 103.000 người chết mỗi năm, bằng số tử vong do ung thư vú, tai nạn giao thông và AIDS ở nước này gộp lại. Nếu tính giá trị bằng tiền, thiệt hại do NKBV ở Mỹ mỗi năm khoảng 30,5 tỉ USD.
Dù liên quan đến an toàn người bệnh, nhưng ở nước ta NKBV chỉ mới được các nhà quản lý y tế quan tâm trong chục năm gần đây. Khảo sát lần sau cùng của bộ Y tế vào năm 2005 tại 19 bệnh viện của cả nước cho thấy tỷ lệ NKBV ở mức 5,7%. Tại TP.HCM, trung tâm y tế đứng đầu cả nước, khảo sát vào năm 2007 về tình hình NKBV tại 23 bệnh viện cũng được ghi nhận 5,56%. Đây là những con số “khá đẹp” (nằm trong tỷ lệ chung 5 – 10% như quốc tế), nhưng các khảo sát này không cho ra được bất kỳ số thiệt hại nào về con người và tài chính.
Với tình hình quá tải bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng và cơ sở vật chất điều trị ngày một đi xuống, khó tin rằng tỷ lệ NKBV lại không gia tăng. Thế nhưng, sự lo lắng về NKBV không chỉ đến từ nguyên nhân này, mà còn đến từ sự thiếu quan tâm của người quản lý bệnh viện. Tại hội thảo kiểm soát NKBV do sở Y tế TP.HCM tổ chức ngày 10.1, một khảo sát của ngành trong năm 2012 tại 83 bệnh viện cho thấy có đến 15 bệnh viện không có nhân viên giám sát NKBV, trong khi đội ngũ làm công tác kiểm soát NKBV chỉ có 7% ở trình độ đại học, 50% là cao đẳng/trung cấp, và 43% còn lại là lao động phổ thông!
Lợi đôi đường
Kiểm soát NKBV tốt, bệnh viện không chỉ làm giảm gánh nặng thiệt hại cho bệnh nhân, mà còn làm tăng lợi nhuận cho chính bệnh viện. Tại Mỹ, một nghiên cứu cho thấy nếu bỏ ra 1 đồng cho phòng ngừa và kiểm soát NKBV, người ta tiết kiệm được 10 đồng cho việc giải quyết những hậu quả do NKBV gây ra.
Ích lợi không có gì bàn cãi, nhưng ở không ít bệnh viện nước ta, việc kiểm soát NKBV chỉ được xem là chuyện… “hao tốn tiền bạc”. Tại hội thảo kiểm soát NKBV hôm 10.1, DS Hồ Ngọc Liên, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM, cho biết mặc dù công tác chống NKBV được quan tâm nhiều, nhưng trước những chi phí lớn từ công việc này, có lúc ban giám đốc phải “xót xa”. Bà nói: “Để có được thiết bị khử khuẩn hiện đại là máy hấp nhiệt độ thấp, khoa phải “đấu tranh” một thời gian dài vì ban giám đốc cứ đặt vấn đề khoa làm không ra tiền mà cứ đòi mua sắm hoài!”
Thế nhưng, sự thay đổi nhận thức cũng phải xuất phát từ các nhà quản lý y tế. Đáng ngạc nhiên là trước nay trong chương trình đào tạo y khoa nước nhà, kiến thức phòng chống NKBV chỉ được giảng dạy cho điều dưỡng mà không cho bác sĩ! Đặt vấn đề với PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, chủ tịch hội Kiểm soát NKBV TP.HCM, bà thừa nhận “cũng không hiểu tại sao”. Kể từ năm nay, lần đầu tiên trên cả nước, chương trình kiểm soát NKBV mới được chính thức giảng dạy ở cấp đại học, đó là đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Sự bất hợp lý trên có thể giải thích một phần tại sao nhiều khảo sát cho thấy đối tượng bác sĩ thường thực hành rửa tay, biện pháp kiểm soát NKBV đơn giản nhưng hiệu quả nhất, thấp hơn đối tượng điều dưỡng, hộ lý, bảo mẫu trong khi hành nghề.
Nâng cao ý thức bệnh nhân
Kiểm soát NKBV còn cần đến sự hợp tác rất nhiều từ bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân thông qua việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho họ. Khoa phỏng bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM là một trong số ít nơi làm tốt chuyện này. Một bác sĩ làm việc ở đây nói: “Có lần trước khi tôi khám bệnh, bệnh nhân và người thân bệnh nhân hỏi tôi đã rửa tay chưa. Nếu chưa họ không cho tôi khám”. Thế nhưng, ở không ít bệnh viện, giáo dục bệnh nhân chỉ được làm hình thức. Bệnh viện cũng có chỗ rửa tay trước mỗi phòng bệnh, nhưng có nơi không có nước rửa, còn nếu có nước rửa lại không có bảng hướng dẫn kèm theo. Ở bệnh viện Nhân dân Gia Định, có thời gian bệnh viện bỏ ra chai nước rửa tay nào thì mất chai đó. Từ khi bệnh viện làm hệ thống khoá chai nước, việc mất mát mới được giải quyết!
Phan Sơn
Theo SGTT