Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng gây tử vong ở những người suy giảm đề kháng miễn dịch. Người lớn thường bị nặng hơn trẻ em.
Mới đây, ông N.V.T (50 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã tử vong do bệnh thủy đậu khiến nhiều người ngạc nhiên vì đây là bệnh lành tính vốn thường gặp trong cộng đồng.
Bệnh lành tính, sao tử vong?
Ông T. mặc dù trước đó được điều trị tại một cơ sở y tế tại TPHCM, sau đó chuyển sang Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới nhưng vẫn không qua khỏi. Riêng trường hợp bệnh nhân P.H.C (22 tuổi, ngụ TPHCM) cũng bị bệnh thủy đậu rất nặng, được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới điều trị, sau đó xin về để lo hậu sự. Tuy nhiên ngày 2-1, TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết thông tin mới nhất, sức khỏe bệnh nhân này đã tạm ổn sau khi về nhà. TS-BS Hùng cũng cho hay trong 4 năm qua, BV Bệnh nhiệt đới không ghi nhận bất cứ trường hợp tử vong nào do bệnh thủy đậu. Trong năm 2012, BV này đã tiếp nhận, điều trị ngoại trú cho hơn 2.500 bệnh nhân bị thủy đậu và hơn 330 ca nội trú. “Tử vong do thủy đậu rất hiếm khi xảy ra, chỉ những người suy giảm đề kháng miễn dịch mới dễ bị bệnh “tấn công”. Vào thời điểm hiện nay, loại bệnh này bắt đầu lan mạnh” - TS-BS Hùng nhấn mạnh.
Nên tiêm ngừa vắc-xin để ngừa bệnh thủy đậu
Tại các BV nhi trên địa bàn TPHCM vào thời điểm từ tháng 1 hằng năm cho đến sau Tết, số trẻ đến khám, điều trị bệnh thủy đậu gia tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong là rất hiếm. Tại BV Nhi Đồng 1, nhiều năm qua cũng không có ca nào tử vong.
Theo BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn (Viện Pasteur TPHCM), thủy đậu là bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí. Khoảng 90% những người chưa từng bị bệnh thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Do dễ lây lan nên môi trường như trường học, nhà trẻ, văn phòng, công sở… là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát thủy đậu.
Cẩn thận với các biến chứng
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng từ 10 - 20 ngày. Người bệnh có các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu. Nốt rạ mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Người càng lớn tuổi thì diễn tiến bệnh càng nặng hơn trẻ nhỏ. Bệnh phát triển theo mùa, thông thường từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 6 hằng năm.
Thủy đậu tuy lành tính nhưng nếu đã mắc rồi mà không chăm sóc, điều trị đúng cách có thể bị nhiều biến chứng. Phổ biến là viêm da do bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não. Các biến chứng này luôn đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Từ thực tế ở 2 ca bệnh nói trên (sốc nhiễm trùng, viêm phổi, sốt co giật, viêm não) càng cho thấy không thể chủ quan với căn bệnh này.
Hiện nay, bệnh thủy đậu xảy ra ngày càng nhiều ở người lớn là do họ chưa được tiêm ngừa hoặc đã ngừa nhưng đã hết miễn dịch. Nhiều người chủ quan cho rằng có tuổi rồi sẽ không mắc bệnh này. Nếu không được tiêm phòng thì mỗi người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ít nhất một lần trong đời. Chỉ người đã từng mắc thủy đậu rồi thì cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Các BS khuyến cáo bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Tuy nhiên, tốt nhất nên để BS chuyên khoa khám. Bệnh này rất nguy hiểm đối với những người suy giảm miễn dịch, đề kháng yếu, phụ nữ mang thai. Khi mắc thủy đậu không nên kiêng tắm rửa và bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng.
90% không mắc bệnh nếu được tiêm phòng
Các BS khuyên để hạn chế sự lây lan của thủy đậu ra cộng đồng, người bệnh cần được cách ly, đồng thời chuyển đến bệnh viện điều trị, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu nhưng việc chủng ngừa phải thực hiện trước khi xảy ra dịch, nếu khi bùng phát bệnh mới đi chích ngừa thì không hiệu quả. Nếu đã tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu thì 90% sẽ không mắc bệnh này. Địa chỉ tiêm ngừa là tại các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteur.
Nguyễn Thạnh
Theo NLĐ
Mới đây, ông N.V.T (50 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã tử vong do bệnh thủy đậu khiến nhiều người ngạc nhiên vì đây là bệnh lành tính vốn thường gặp trong cộng đồng.
Bệnh lành tính, sao tử vong?
Ông T. mặc dù trước đó được điều trị tại một cơ sở y tế tại TPHCM, sau đó chuyển sang Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới nhưng vẫn không qua khỏi. Riêng trường hợp bệnh nhân P.H.C (22 tuổi, ngụ TPHCM) cũng bị bệnh thủy đậu rất nặng, được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới điều trị, sau đó xin về để lo hậu sự. Tuy nhiên ngày 2-1, TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết thông tin mới nhất, sức khỏe bệnh nhân này đã tạm ổn sau khi về nhà. TS-BS Hùng cũng cho hay trong 4 năm qua, BV Bệnh nhiệt đới không ghi nhận bất cứ trường hợp tử vong nào do bệnh thủy đậu. Trong năm 2012, BV này đã tiếp nhận, điều trị ngoại trú cho hơn 2.500 bệnh nhân bị thủy đậu và hơn 330 ca nội trú. “Tử vong do thủy đậu rất hiếm khi xảy ra, chỉ những người suy giảm đề kháng miễn dịch mới dễ bị bệnh “tấn công”. Vào thời điểm hiện nay, loại bệnh này bắt đầu lan mạnh” - TS-BS Hùng nhấn mạnh.
Nên tiêm ngừa vắc-xin để ngừa bệnh thủy đậu
Tại các BV nhi trên địa bàn TPHCM vào thời điểm từ tháng 1 hằng năm cho đến sau Tết, số trẻ đến khám, điều trị bệnh thủy đậu gia tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong là rất hiếm. Tại BV Nhi Đồng 1, nhiều năm qua cũng không có ca nào tử vong.
Theo BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn (Viện Pasteur TPHCM), thủy đậu là bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí. Khoảng 90% những người chưa từng bị bệnh thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Do dễ lây lan nên môi trường như trường học, nhà trẻ, văn phòng, công sở… là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát thủy đậu.
Cẩn thận với các biến chứng
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng từ 10 - 20 ngày. Người bệnh có các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu. Nốt rạ mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Người càng lớn tuổi thì diễn tiến bệnh càng nặng hơn trẻ nhỏ. Bệnh phát triển theo mùa, thông thường từ tháng 1 đến tháng 5, tháng 6 hằng năm.
Thủy đậu tuy lành tính nhưng nếu đã mắc rồi mà không chăm sóc, điều trị đúng cách có thể bị nhiều biến chứng. Phổ biến là viêm da do bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não. Các biến chứng này luôn đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Từ thực tế ở 2 ca bệnh nói trên (sốc nhiễm trùng, viêm phổi, sốt co giật, viêm não) càng cho thấy không thể chủ quan với căn bệnh này.
Hiện nay, bệnh thủy đậu xảy ra ngày càng nhiều ở người lớn là do họ chưa được tiêm ngừa hoặc đã ngừa nhưng đã hết miễn dịch. Nhiều người chủ quan cho rằng có tuổi rồi sẽ không mắc bệnh này. Nếu không được tiêm phòng thì mỗi người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ít nhất một lần trong đời. Chỉ người đã từng mắc thủy đậu rồi thì cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Các BS khuyến cáo bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Tuy nhiên, tốt nhất nên để BS chuyên khoa khám. Bệnh này rất nguy hiểm đối với những người suy giảm miễn dịch, đề kháng yếu, phụ nữ mang thai. Khi mắc thủy đậu không nên kiêng tắm rửa và bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng.
90% không mắc bệnh nếu được tiêm phòng
Các BS khuyên để hạn chế sự lây lan của thủy đậu ra cộng đồng, người bệnh cần được cách ly, đồng thời chuyển đến bệnh viện điều trị, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu nhưng việc chủng ngừa phải thực hiện trước khi xảy ra dịch, nếu khi bùng phát bệnh mới đi chích ngừa thì không hiệu quả. Nếu đã tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu thì 90% sẽ không mắc bệnh này. Địa chỉ tiêm ngừa là tại các cơ sở y tế, trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteur.
Nguyễn Thạnh
Theo NLĐ