Một hàm răng đẹp trước hết phải là hàm răng khỏe, không có bệnh và các răng mọc đúng vị trí. Những chiếc răng xiên xẹo, thò ra thụt vào... đã làm giảm độ thẩm mỹ của khuôn mặt, thậm chí khiến cho nụ cười mất đi sự hấp dẫn, quyến rũ. Để có một hàm răng đẹp không phải chỉ là công đoạn tẩy trắng hay niềng răng mà phải chăm sóc ngay từ khi còn nhỏ.
Hàm răng vĩnh viễn phát triển như thế nào?
Thông thường, khi chúng ta lên 6 tuổi cũng là lúc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Lúc này sự chăm sóc theo dõi quá trình hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn của trẻ cần thực sự được chú trọng. Đây cũng là thời gian thuận lợi để khắc phục những chiếc răng mọc không đúng chỗ.
Những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng hàm (răng số 6) mọc lúc trẻ khoảng 6 tuổi. Những chiếc răng này mọc tận trong cùng hàm răng của trẻ, cạnh những răng sữa vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ ít lâu sau đó, răng cửa sữa sẽ bắt đầu bị lung lay rồi rụng và răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc. Lúc đầu chúng làm cho ta thấy to bản và thưa, khi trẻ cười phô ra mang vẻ ngây thơ của lứa tuổi các em.
Khi trẻ được 8 tuổi, lần lượt các răng cửa bên ở trên và dưới lung lay rồi rụng. Đến 9 rồi 10 tuổi, những chiếc răng hàm nhỏ dưới rồi trên bắt đầu xuất hiện, sau đó là răng nanh rất nhọn. Các răng hàm nhỏ dưới và trên mọc khi trẻ được 11 tuổi. Cuối cùng khi được 12 tuổi (6 năm sau khi mọc chiếc răng hàm đầu tiên) sẽ xuất hiện những chiếc răng hàm vĩnh viễn nằm tận trong cùng của hàm. Lúc này trẻ đã có đủ 28 chiếc răng chính của người lớn, những răng khôn sẽ mọc tiếp vào khoảng 18 tuổi.
Răng trẻ cần phải chỉnh nha khi nào?
Trong quá trình thay răng, nhiều trẻ sẽ không có được hàm răng khỏe đẹp như mong muốn vì những lý do sau:
Trẻ có thói quen mút tay, mút môi, tật nghiến răng khi ngủ, thở đằng miệng, sâu răng, dinh dưỡng kém, chấn thương răng, mất răng sữa sớm... Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hình dáng cung hàm của trẻ. Nhiều gia đình, con cái có hàm răng vổ hoặc mọc xiên xẹo y như bố mẹ chúng.
Những bất thường sau của hàm răng trẻ cần được đi đến bác sĩ nha khoa để khắc phục: Răng trẻ mọc có vẻ chụm lại sát nhau quá, chen chúc nhau; hàm trên nhô ra nhiều, cằm thụt vào; răng cửa nghiêng ra ngoài đến mức đẩy môi trên ra không thể ngậm kín miệng được; răng cửa trên quay ngược về vòm họng và răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên (cằm vểnh); khi trẻ ngậm miệng, cắn chặt răng có một khoảng hở giữa răng cửa trên và răng cửa dưới; vòng cung răng bị hẹp.
Mục đích của việc chỉnh nha
- Giúp trẻ nhai thức ăn dễ dàng hơn, điều kiện quan trọng cho tiêu hóa tốt. Để trẻ có khả năng này, hàm răng của chúng phải tương thích với nhau.
- Giúp trẻ phát âm và diễn đạt tốt, thực tế rất nhiều lỗi phát âm do răng mọc lệch. Kiểu nói dớt, nói xuýt, nói như có tóc dính trên lưỡi... có thể chữa khỏi được vĩnh viễn bằng việc chỉnh răng.
- Chỉnh nha còn giúp trẻ thở tốt hơn, không phải há miệng thở khi ngủ, giảm được mắc các bệnh đường hô hấp.
- Tạo đường nét thẩm mỹ cho khuôn mặt. Răng thẳng hàng và khớp với nhau là yếu tố quan trọng cho vị trí của môi, cằm và đường nét bên dưới khuôn mặt. Vẻ xấu xí về ngoại hình, nhất là khuôn mặt có thể làm rối loạn về tính cách và mặc cảm, làm tổn thương tâm hồn của trẻ suốt đời và làm trẻ hạn chế sự tự tin, phát huy trí tuệ và khả năng thể hiện của mình trước đám đông. Khi lớn lên, một hàm răng xấu còn có thể lấy mất đi nhiều cơ hội cả trong công việc và cuộc sống.
Thời điểm chỉnh nha tốt nhất
Khám răng cho trẻ để phát hiện bệnh, sớm có biện pháp khắc phục.
Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10-12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng. Nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa ngay từ khi trẻ bắt đầu thay răng, tùy thuộc vào tình trạng răng sữa sắp thay, hình dáng cung hàm, các thói quen xấu mà trẻ mắc phải..., bác sĩ sẽ đánh giá tình hình bệnh và quyết định thời điểm điều trị. Một số trường hợp cần được giải quyết sớm, không chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó, sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.Việc chỉnh hình răng cũng có thể thực hiện ở người lớn nếu tình trạng răng miệng của bệnh nhân còn tốt. Hiệu quả điều trị sẽ hạn chế nếu bệnh nhân đã ngoài 20 tuổi.
Dụng cụ được các nha sĩ thường dùng để chỉnh răng là vòng kẹp răng (niềng răng) đeo vào hàm răng của trẻ. Thời gian trung bình của điều trị là từ 2 năm đến 2 năm rưỡi. Dụng cụ này có thể phải kéo dài thời gian mang ngay cả khi răng đã được ép mọc đúng vị trí. Nha sĩ sẽ là người quyết định cuối cùng xem khi nào không cần mang nữa. Trong thời gian kẹp răng, trẻ rất khó chịu nhất là vài tuần đầu, cha mẹ cần phải thuyết phục cho trẻ hiểu rằng càng kiên trì mang kẹp thì thời gian điều trị sẽ ngắn lại, giúp trẻ quen dần và hài lòng với sự biến đổi từ từ trong miệng. Cần khuyến khích trẻ khi bắt đầu thấy có những kết quả đầu tiên, khiến cho trẻ cảm thấy như sự kỳ diệu về hàm răng đang dần dần mọc đúng vị trí, đẹp đẽ và thẳng thắn như mọi người.
Lưu ý: Trong thời gian mang kẹp răng phải nghiêm túc thực hiện tháo lắp đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng (đặc biệt là khi điều trị bằng các khí cụ cố định) để phòng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng. Không được ăn thức ăn cứng (đá lạnh, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng) hoặc dính; không được cắn bút. Nếu không, các móc cài của khí cụ chỉnh hình sẽ hỏng hoặc tụt ra, kéo dài thời gian điều trị. Không nên chơi những môn thể thao mạnh có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc răng.
Tin sức khỏe.
Hàm răng vĩnh viễn phát triển như thế nào?
Thông thường, khi chúng ta lên 6 tuổi cũng là lúc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Lúc này sự chăm sóc theo dõi quá trình hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn của trẻ cần thực sự được chú trọng. Đây cũng là thời gian thuận lợi để khắc phục những chiếc răng mọc không đúng chỗ.
Những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng hàm (răng số 6) mọc lúc trẻ khoảng 6 tuổi. Những chiếc răng này mọc tận trong cùng hàm răng của trẻ, cạnh những răng sữa vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ ít lâu sau đó, răng cửa sữa sẽ bắt đầu bị lung lay rồi rụng và răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc. Lúc đầu chúng làm cho ta thấy to bản và thưa, khi trẻ cười phô ra mang vẻ ngây thơ của lứa tuổi các em.
Khi trẻ được 8 tuổi, lần lượt các răng cửa bên ở trên và dưới lung lay rồi rụng. Đến 9 rồi 10 tuổi, những chiếc răng hàm nhỏ dưới rồi trên bắt đầu xuất hiện, sau đó là răng nanh rất nhọn. Các răng hàm nhỏ dưới và trên mọc khi trẻ được 11 tuổi. Cuối cùng khi được 12 tuổi (6 năm sau khi mọc chiếc răng hàm đầu tiên) sẽ xuất hiện những chiếc răng hàm vĩnh viễn nằm tận trong cùng của hàm. Lúc này trẻ đã có đủ 28 chiếc răng chính của người lớn, những răng khôn sẽ mọc tiếp vào khoảng 18 tuổi.
Răng trẻ cần phải chỉnh nha khi nào?
Trong quá trình thay răng, nhiều trẻ sẽ không có được hàm răng khỏe đẹp như mong muốn vì những lý do sau:
Trẻ có thói quen mút tay, mút môi, tật nghiến răng khi ngủ, thở đằng miệng, sâu răng, dinh dưỡng kém, chấn thương răng, mất răng sữa sớm... Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hình dáng cung hàm của trẻ. Nhiều gia đình, con cái có hàm răng vổ hoặc mọc xiên xẹo y như bố mẹ chúng.
Những bất thường sau của hàm răng trẻ cần được đi đến bác sĩ nha khoa để khắc phục: Răng trẻ mọc có vẻ chụm lại sát nhau quá, chen chúc nhau; hàm trên nhô ra nhiều, cằm thụt vào; răng cửa nghiêng ra ngoài đến mức đẩy môi trên ra không thể ngậm kín miệng được; răng cửa trên quay ngược về vòm họng và răng cửa dưới phủ ngoài răng cửa trên (cằm vểnh); khi trẻ ngậm miệng, cắn chặt răng có một khoảng hở giữa răng cửa trên và răng cửa dưới; vòng cung răng bị hẹp.
Mục đích của việc chỉnh nha
- Giúp trẻ nhai thức ăn dễ dàng hơn, điều kiện quan trọng cho tiêu hóa tốt. Để trẻ có khả năng này, hàm răng của chúng phải tương thích với nhau.
- Giúp trẻ phát âm và diễn đạt tốt, thực tế rất nhiều lỗi phát âm do răng mọc lệch. Kiểu nói dớt, nói xuýt, nói như có tóc dính trên lưỡi... có thể chữa khỏi được vĩnh viễn bằng việc chỉnh răng.
- Chỉnh nha còn giúp trẻ thở tốt hơn, không phải há miệng thở khi ngủ, giảm được mắc các bệnh đường hô hấp.
- Tạo đường nét thẩm mỹ cho khuôn mặt. Răng thẳng hàng và khớp với nhau là yếu tố quan trọng cho vị trí của môi, cằm và đường nét bên dưới khuôn mặt. Vẻ xấu xí về ngoại hình, nhất là khuôn mặt có thể làm rối loạn về tính cách và mặc cảm, làm tổn thương tâm hồn của trẻ suốt đời và làm trẻ hạn chế sự tự tin, phát huy trí tuệ và khả năng thể hiện của mình trước đám đông. Khi lớn lên, một hàm răng xấu còn có thể lấy mất đi nhiều cơ hội cả trong công việc và cuộc sống.
Thời điểm chỉnh nha tốt nhất
Khám răng cho trẻ để phát hiện bệnh, sớm có biện pháp khắc phục.
Nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10-12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng. Nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa ngay từ khi trẻ bắt đầu thay răng, tùy thuộc vào tình trạng răng sữa sắp thay, hình dáng cung hàm, các thói quen xấu mà trẻ mắc phải..., bác sĩ sẽ đánh giá tình hình bệnh và quyết định thời điểm điều trị. Một số trường hợp cần được giải quyết sớm, không chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó, sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.Việc chỉnh hình răng cũng có thể thực hiện ở người lớn nếu tình trạng răng miệng của bệnh nhân còn tốt. Hiệu quả điều trị sẽ hạn chế nếu bệnh nhân đã ngoài 20 tuổi.
Dụng cụ được các nha sĩ thường dùng để chỉnh răng là vòng kẹp răng (niềng răng) đeo vào hàm răng của trẻ. Thời gian trung bình của điều trị là từ 2 năm đến 2 năm rưỡi. Dụng cụ này có thể phải kéo dài thời gian mang ngay cả khi răng đã được ép mọc đúng vị trí. Nha sĩ sẽ là người quyết định cuối cùng xem khi nào không cần mang nữa. Trong thời gian kẹp răng, trẻ rất khó chịu nhất là vài tuần đầu, cha mẹ cần phải thuyết phục cho trẻ hiểu rằng càng kiên trì mang kẹp thì thời gian điều trị sẽ ngắn lại, giúp trẻ quen dần và hài lòng với sự biến đổi từ từ trong miệng. Cần khuyến khích trẻ khi bắt đầu thấy có những kết quả đầu tiên, khiến cho trẻ cảm thấy như sự kỳ diệu về hàm răng đang dần dần mọc đúng vị trí, đẹp đẽ và thẳng thắn như mọi người.
Lưu ý: Trong thời gian mang kẹp răng phải nghiêm túc thực hiện tháo lắp đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng (đặc biệt là khi điều trị bằng các khí cụ cố định) để phòng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng. Không được ăn thức ăn cứng (đá lạnh, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng) hoặc dính; không được cắn bút. Nếu không, các móc cài của khí cụ chỉnh hình sẽ hỏng hoặc tụt ra, kéo dài thời gian điều trị. Không nên chơi những môn thể thao mạnh có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc răng.
Tin sức khỏe.