Mỗi lần không đậy nắp bồn cầu khi giật nước, bạn sẽ khiến cho cả đám mây vi khuẩn độc hại bung ra ngoài, bám lên các bề mặt gần đó.
Ảnh: babyage.com
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một điều rõ ràng là cái nắp bồn cầu có lý do tồn tại của nó", giáo sư Mark Wilcox, giám đốc lâm sàng vi sinh học tại Bệnh viện đào tạo Leeds (Anh), cho biết.
Không đậy nắp bồn sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền các loại virus bệnh từ người này sang người khác.
Giáo sư Wilcox và cộng sự từ Đại học Leeds đã thực hiện khảo sát để xem việc sử dụng nắp bồn cầu có ảnh hưởng tới sự lây lan bệnh tật hay không, đặc biệt trong bệnh viện.
Thử nghiệm được thực hiện với một bồn cầu vô trùng, và chất thải nhiễm siêu vi khẩn C của bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu phát hiện khi nắp bồn cầu mở, vi khuẩn này bay lên độ cao 25cm so với bệ ngồi toilet, và tiếp tục được phát hiện trong không khí đến tận 90 phút sau đó.
Ngược lại, khi đậy nắp bồn cầu, không có vi khuẩn C nào được tìm thấy trên bất kỳ bề mặt nào xung quanh, như bể chứa nước, sang bên trái và phải của toilet cũng như trên sàn nhà.
"Bằng việc quay phim có sử dụng chất nhuộm màu, chúng tôi nhận thấy toilet có thể văng ra 50 giọt nước nhiễm khuẩn trong mỗi lần giật nước", giáo sư Wilcox nói.
Điều đáng lưu ý là rất nhiều toilet bệnh viện không có nắp đậy, trở thành điều kiện lý tưởng để lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác.
"Lời khuyên của chúng tôi là hãy hạ nắp bồn cầu nếu có và rửa sạch tay sau đó".
AloBacsi.
Ảnh: babyage.com
Không đậy nắp bồn sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền các loại virus bệnh từ người này sang người khác.
Giáo sư Wilcox và cộng sự từ Đại học Leeds đã thực hiện khảo sát để xem việc sử dụng nắp bồn cầu có ảnh hưởng tới sự lây lan bệnh tật hay không, đặc biệt trong bệnh viện.
Thử nghiệm được thực hiện với một bồn cầu vô trùng, và chất thải nhiễm siêu vi khẩn C của bệnh viện.
Nhóm nghiên cứu phát hiện khi nắp bồn cầu mở, vi khuẩn này bay lên độ cao 25cm so với bệ ngồi toilet, và tiếp tục được phát hiện trong không khí đến tận 90 phút sau đó.
Ngược lại, khi đậy nắp bồn cầu, không có vi khuẩn C nào được tìm thấy trên bất kỳ bề mặt nào xung quanh, như bể chứa nước, sang bên trái và phải của toilet cũng như trên sàn nhà.
"Bằng việc quay phim có sử dụng chất nhuộm màu, chúng tôi nhận thấy toilet có thể văng ra 50 giọt nước nhiễm khuẩn trong mỗi lần giật nước", giáo sư Wilcox nói.
Điều đáng lưu ý là rất nhiều toilet bệnh viện không có nắp đậy, trở thành điều kiện lý tưởng để lây nhiễm chéo bệnh từ người này sang người khác.
"Lời khuyên của chúng tôi là hãy hạ nắp bồn cầu nếu có và rửa sạch tay sau đó".
AloBacsi.