Tạm thời chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ. Nhưng bệnh ĐTĐ thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Nếu được chữa trị tốt và bệnh nhân chịu thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khỏe mạnh bình thường.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chính là bệnh tiểu đường hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Ở một số nước, số người mắc bệnh này chiếm tỉ lệ tới 10% dân số. Phần lớn bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 và tỉ lệ người bệnh tăng cao liên quan trực tiếp tới cách sống của cuộc sống hiện đại
Lối sống ảnh hưởng đến bệnh
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của căn bệnh tiểu đường này là do cách sống thời đại ngày nay: đó là cuộc sống ít hoạt động theo phong cách công sở và chế độ ăn uống không phù hợp. Một điều có vẻ nghịch lý là số người bệnh tăng cao cũng là do khả năng chữa bệnh ngày một tốt của y tế: nhờ có khả năng y tế tốt mà tuổi thọ trung bình ngày một cao và theo đó số người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 khi về già ngày một lớn. Có 2 nguyên nhân gây nên tăng đường máu và theo đó người ta chia bệnh tiểu đường ra làm 2 loại chính: ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2.
Trường hợp thứ nhất, tuyến tụy của bệnh nhân hầu như hoặc không có khả năng sản sinh ra insulin - một loại hormon nhằm giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng trong các tế bào. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch tự hủy hoại các tế bào bêta trong tuyến tụy có nhiệm vụ sản sinh ra insulin.
Với người mắc bệnh tiểu đường týp 2, lượng insulin được sản sinh ra ban đầu hoàn toàn bình thường, nhưng các tế bào đã không hoặc kém nhạy cảm với sự có mặt của insulin. Đó là hiện tượng nhờn insulin (kháng insulin). Lượng đường trong máu do không được chuyển hóa thành năng lượng nên giữ ở mức cao, cơ thể bệnh nhân phản ứng bằng cách tăng sản xuất insulin lên, gây nên quá tải cho tuyến tụy và lượng insulin được tiết ra dần dần giảm.
ĐTĐ týp 2 có nguyên nhân tiềm ẩn trong cấu tạo gen, nó làm cho bệnh phát triển nhanh. Nếu những người mang trong mình gen tạo mầm mống cho bệnh ĐTĐ sớm biết được điều đó và có biện pháp phòng ngừa bằng cách sống và ăn uống tốt thì bệnh không nhất thiết xuất hiện và phát triển. Bệnh ĐTĐ trong trường hợp này sẽ giữ ở dạng tiềm ẩn. Trường hợp ngược lại, với cách sống không khoa học, căn bệnh sẽ phát triển rất nhanh.
Các bước tiến bộ trong điều trị bệnh
Có thể nói, bệnh tiểu đường xuất hiện và tồn tại gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Tên gọi của căn bệnh này là Diabetes mellitus (theo tiếng Hy Lạp đó là từ chỉ mật ong). Vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, BS. Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của người bệnh có vị ngọt như mật ong. Cho tới đầu thế kỷ 20, bác sĩ vẫn hoàn toàn bó tay với căn bệnh này.
Ngày nay, bác sĩ đã biết được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cũng như quá trình phát triển của bệnh nên khả năng chữa trị tăng cao, do đó bệnh ĐTĐ thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Khi bệnh nhân được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu nồng độ đường trong máu, chữa trị huyết áp cao, chữa độ máu đông cao thì bệnh không còn nguy hiểm. Nếu được chữa trị tốt và bệnh nhân chịu thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khỏe mạnh bình thường.
Năm 1921 là cái mốc quan trọng nhất trong lịch sử chữa bệnh tiểu đường. Đó là lần đầu tiên các nhà khoa học tách được insulin từ tuyến tụy động vật. Một năm sau, các bác sĩ đã tiêm insulin cho một bệnh nhân 14 tuổi, lúc đó đã gần như bất tỉnh. Và lần đầu tiên bằng phương pháp này, các bác sĩ đã làm giảm được nồng độ đường huyết về gần tới mức độ bình thường và ngăn chặn được quá trình phát triển bệnh mà trước đó thường dẫn đến cái chết không sớm thì muộn. Năm 1923 phát kiến này đã được tặng giải Nobel Y học.
Từ thời gian đó, việc tiêm insulin là liệu pháp cơ bản cho chữa trị bệnh ĐTĐ. Đối với những người mắc chứng ĐTĐ týp 1 thì đó là phương pháp không thể thiếu. Họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ không có khả năng sản sinh ra hormon đó.
Phương pháp chữa bệnh ĐTĐ týp 2 phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và bao giờ cũng gắn liền với việc thay đổi cách ăn uống cho thích hợp, tăng cường hoạt động và giảm béo phì. Chỉ có bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới có thể dùng thuốc uống với những chất đặc hiệu nhằm giảm lượng đường huyết, có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin.
Những thuốc mới hứa hẹn sẽ điều khiển được các quá trình giải phóng đường và insulin rất phức tạp mà không để lại tác dụng phụ như hiện nay. Tạm thời chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ. Các nhà khoa học đang tìm nhiều cách để chữa dứt điểm căn bệnh này, một trong các hướng có triển vọng là cách cấy ghép các đảo Langerhans, liệu pháp gen hoặc sử dụng các tế bào gốc.
Suckhoe68.com
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chính là bệnh tiểu đường hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Ở một số nước, số người mắc bệnh này chiếm tỉ lệ tới 10% dân số. Phần lớn bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 và tỉ lệ người bệnh tăng cao liên quan trực tiếp tới cách sống của cuộc sống hiện đại
Lối sống ảnh hưởng đến bệnh
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của căn bệnh tiểu đường này là do cách sống thời đại ngày nay: đó là cuộc sống ít hoạt động theo phong cách công sở và chế độ ăn uống không phù hợp. Một điều có vẻ nghịch lý là số người bệnh tăng cao cũng là do khả năng chữa bệnh ngày một tốt của y tế: nhờ có khả năng y tế tốt mà tuổi thọ trung bình ngày một cao và theo đó số người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 khi về già ngày một lớn. Có 2 nguyên nhân gây nên tăng đường máu và theo đó người ta chia bệnh tiểu đường ra làm 2 loại chính: ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2.
Trường hợp thứ nhất, tuyến tụy của bệnh nhân hầu như hoặc không có khả năng sản sinh ra insulin - một loại hormon nhằm giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng trong các tế bào. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch tự hủy hoại các tế bào bêta trong tuyến tụy có nhiệm vụ sản sinh ra insulin.
Với người mắc bệnh tiểu đường týp 2, lượng insulin được sản sinh ra ban đầu hoàn toàn bình thường, nhưng các tế bào đã không hoặc kém nhạy cảm với sự có mặt của insulin. Đó là hiện tượng nhờn insulin (kháng insulin). Lượng đường trong máu do không được chuyển hóa thành năng lượng nên giữ ở mức cao, cơ thể bệnh nhân phản ứng bằng cách tăng sản xuất insulin lên, gây nên quá tải cho tuyến tụy và lượng insulin được tiết ra dần dần giảm.
ĐTĐ týp 2 có nguyên nhân tiềm ẩn trong cấu tạo gen, nó làm cho bệnh phát triển nhanh. Nếu những người mang trong mình gen tạo mầm mống cho bệnh ĐTĐ sớm biết được điều đó và có biện pháp phòng ngừa bằng cách sống và ăn uống tốt thì bệnh không nhất thiết xuất hiện và phát triển. Bệnh ĐTĐ trong trường hợp này sẽ giữ ở dạng tiềm ẩn. Trường hợp ngược lại, với cách sống không khoa học, căn bệnh sẽ phát triển rất nhanh.
Các bước tiến bộ trong điều trị bệnh
Có thể nói, bệnh tiểu đường xuất hiện và tồn tại gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Tên gọi của căn bệnh này là Diabetes mellitus (theo tiếng Hy Lạp đó là từ chỉ mật ong). Vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, BS. Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của người bệnh có vị ngọt như mật ong. Cho tới đầu thế kỷ 20, bác sĩ vẫn hoàn toàn bó tay với căn bệnh này.
Ngày nay, bác sĩ đã biết được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cũng như quá trình phát triển của bệnh nên khả năng chữa trị tăng cao, do đó bệnh ĐTĐ thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Khi bệnh nhân được kiểm tra và chữa trị thường xuyên bằng cách giảm thiểu nồng độ đường trong máu, chữa trị huyết áp cao, chữa độ máu đông cao thì bệnh không còn nguy hiểm. Nếu được chữa trị tốt và bệnh nhân chịu thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thích hợp thì họ có cơ hội sống thọ như những người khỏe mạnh bình thường.
Năm 1921 là cái mốc quan trọng nhất trong lịch sử chữa bệnh tiểu đường. Đó là lần đầu tiên các nhà khoa học tách được insulin từ tuyến tụy động vật. Một năm sau, các bác sĩ đã tiêm insulin cho một bệnh nhân 14 tuổi, lúc đó đã gần như bất tỉnh. Và lần đầu tiên bằng phương pháp này, các bác sĩ đã làm giảm được nồng độ đường huyết về gần tới mức độ bình thường và ngăn chặn được quá trình phát triển bệnh mà trước đó thường dẫn đến cái chết không sớm thì muộn. Năm 1923 phát kiến này đã được tặng giải Nobel Y học.
Từ thời gian đó, việc tiêm insulin là liệu pháp cơ bản cho chữa trị bệnh ĐTĐ. Đối với những người mắc chứng ĐTĐ týp 1 thì đó là phương pháp không thể thiếu. Họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ không có khả năng sản sinh ra hormon đó.
Phương pháp chữa bệnh ĐTĐ týp 2 phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và bao giờ cũng gắn liền với việc thay đổi cách ăn uống cho thích hợp, tăng cường hoạt động và giảm béo phì. Chỉ có bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới có thể dùng thuốc uống với những chất đặc hiệu nhằm giảm lượng đường huyết, có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin.
Những thuốc mới hứa hẹn sẽ điều khiển được các quá trình giải phóng đường và insulin rất phức tạp mà không để lại tác dụng phụ như hiện nay. Tạm thời chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ. Các nhà khoa học đang tìm nhiều cách để chữa dứt điểm căn bệnh này, một trong các hướng có triển vọng là cách cấy ghép các đảo Langerhans, liệu pháp gen hoặc sử dụng các tế bào gốc.
Suckhoe68.com
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,522