Lần đầu tiên, bệnh nhân bị dị dạng động tĩnh mạch thận đã được can thiệp nút mạch thành công tại BV Đại học Y Hà Nội.
Đây là trường hợp dị dạng động tĩnh mạch (DDĐTM) thận bẩm sinh đầu tiên được tiến hành can thiệp nội mạch thành công. Theo các bác sĩ, DDĐTM thận bẩm sinh là một bệnh rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/40.000 bệnh nhân. Bệnh không có căn nguyên cụ thể nhưng rất nguy hiểm khi vỡ gây mất máu.
Căn bệnh quái ác
Bệnh nhân là anh Nguyễn Hữu K., 23 tuổi, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đang sức thanh niên, anh K. sinh hoạt và làm việc chẳng khi nào ốm đau dù chỉ là sổ mũi, nhức đầu. Đột nhiên vào buổi sáng ngủ dậy, K. phát hiện đi tiểu ra máu tươi, ngay sau đó người xây xẩm, choáng váng.
Cấp cứu tại bệnh viện địa phương rồi chuyển đến BV Đại học Y Hà Nội, kết quả siêu âm cho thấy, K. có nhiều máu cục trong bàng quang, giãn nhẹ đài, bể thận phải nhưng không thấy dấu hiệu u thận hay sỏi tiết niệu. Kết quả chụp cắt lớp cũng cho thấy có hình ảnh nghi ngờ ổ dị dạng mạch ở cực dưới thận phải.
Sau khi được bơm rửa bàng quang, dùng thuốc co mạch, hai ngày sau K. không còn đi tiểu ra máu nữa. Nhưng sang đến ngày thứ ba, K. lại bị ra máu tươi và máu cục ồ ạt qua ống thông tiểu. Sau khi chụp mạch thận cấp cứu, phát hiện dị dạng thông giữa động và tĩnh mạch ở cực dưới thận phải. Các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh đã quyết định phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất là nút mạch ổ dị dạng bằng can thiệp điện quang.
Phẫu thuật thành công
Sau hơn 1 giờ 30 phút tiến hành can thiệp nút mạch, kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Ngọc Cương và hai kỹ thuật viên đã bơm vật liệu gây tắc mạch vào lấp đầy đến tận nhánh sâu nhất của ổ dị dạng. Sau nút mạch, ổ dị dạng được loại trừ hoàn toàn.
Ngay sau khi được can thiệp, bệnh nhân chỉ còn đau vùng hạ sườn phải, triệu chứng tiểu ra máu giảm dần, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Sau 5 ngày, bệnh nhân hết đau, nước tiểu trong hoàn toàn, ăn uống bình thường và hồi phục sức khỏe tốt.
BS Nguyễn Thái Bình, người trực tiếp thực hiện phương pháp nút mạch cho bệnh nhân Nguyễn Hữu K., cho biết DDĐTM thận là hiện tượng thông thương trực tiếp dòng máu động mạch sang tĩnh mạch qua hệ mạch bất thường. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do chấn thương, do phẫu thuật và sinh thiết. DDĐTM thận bẩm sinh là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/ 40.000 bệnh nhân. Đây là trường hợp DDĐTM thận đầu tiên được tiến hành nút mạch thành công tại BV Đại học Y Hà Nội.
Theo các bác sĩ khoa Ngoại và khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Đại học Y Hà Nội, điều trị DDĐTM thận dựa vào thể bệnh và triệu chứng lâm sàng. Trước đây, để điều trị DDĐTM thận, phương pháp thường được lựa chọn là phẫu thuật cắt thận một phần hoặc toàn bộ. Đến nay với sự tiến bộ trong kỹ thuật can thiệp mạch, sự sẵn có của các vật liệu nút mạch đã cho phép có thêm sự lựa chọn điều trị an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.
Bệnh nhân không phải mổ, không phải gây mê (tránh được các biến chứng do gây mê và biến chứng từ một cuộc đại phẫu). Tỷ lệ biến chứng gặp rất ít so với phẫu thuật. Phần nhu mô thận lành được giữ lại tối đa. Thời gian tiến hành nhanh hơn so với phẫu thuật.
AloBacsi.
Đây là trường hợp dị dạng động tĩnh mạch (DDĐTM) thận bẩm sinh đầu tiên được tiến hành can thiệp nội mạch thành công. Theo các bác sĩ, DDĐTM thận bẩm sinh là một bệnh rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/40.000 bệnh nhân. Bệnh không có căn nguyên cụ thể nhưng rất nguy hiểm khi vỡ gây mất máu.
Căn bệnh quái ác
Bệnh nhân là anh Nguyễn Hữu K., 23 tuổi, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đang sức thanh niên, anh K. sinh hoạt và làm việc chẳng khi nào ốm đau dù chỉ là sổ mũi, nhức đầu. Đột nhiên vào buổi sáng ngủ dậy, K. phát hiện đi tiểu ra máu tươi, ngay sau đó người xây xẩm, choáng váng.
Cấp cứu tại bệnh viện địa phương rồi chuyển đến BV Đại học Y Hà Nội, kết quả siêu âm cho thấy, K. có nhiều máu cục trong bàng quang, giãn nhẹ đài, bể thận phải nhưng không thấy dấu hiệu u thận hay sỏi tiết niệu. Kết quả chụp cắt lớp cũng cho thấy có hình ảnh nghi ngờ ổ dị dạng mạch ở cực dưới thận phải.
Các bác sĩ chuẩn bị thực hiện ca can thiệp nút mạch dị dạng thận cho bệnh nhân K. Ảnh: A. Nguyễn
Sau khi được bơm rửa bàng quang, dùng thuốc co mạch, hai ngày sau K. không còn đi tiểu ra máu nữa. Nhưng sang đến ngày thứ ba, K. lại bị ra máu tươi và máu cục ồ ạt qua ống thông tiểu. Sau khi chụp mạch thận cấp cứu, phát hiện dị dạng thông giữa động và tĩnh mạch ở cực dưới thận phải. Các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh đã quyết định phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất là nút mạch ổ dị dạng bằng can thiệp điện quang.
Phẫu thuật thành công
Sau hơn 1 giờ 30 phút tiến hành can thiệp nút mạch, kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Ngọc Cương và hai kỹ thuật viên đã bơm vật liệu gây tắc mạch vào lấp đầy đến tận nhánh sâu nhất của ổ dị dạng. Sau nút mạch, ổ dị dạng được loại trừ hoàn toàn.
Ngay sau khi được can thiệp, bệnh nhân chỉ còn đau vùng hạ sườn phải, triệu chứng tiểu ra máu giảm dần, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Sau 5 ngày, bệnh nhân hết đau, nước tiểu trong hoàn toàn, ăn uống bình thường và hồi phục sức khỏe tốt.
BS Nguyễn Thái Bình, người trực tiếp thực hiện phương pháp nút mạch cho bệnh nhân Nguyễn Hữu K., cho biết DDĐTM thận là hiện tượng thông thương trực tiếp dòng máu động mạch sang tĩnh mạch qua hệ mạch bất thường. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do chấn thương, do phẫu thuật và sinh thiết. DDĐTM thận bẩm sinh là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/ 40.000 bệnh nhân. Đây là trường hợp DDĐTM thận đầu tiên được tiến hành nút mạch thành công tại BV Đại học Y Hà Nội.
Theo các bác sĩ khoa Ngoại và khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Đại học Y Hà Nội, điều trị DDĐTM thận dựa vào thể bệnh và triệu chứng lâm sàng. Trước đây, để điều trị DDĐTM thận, phương pháp thường được lựa chọn là phẫu thuật cắt thận một phần hoặc toàn bộ. Đến nay với sự tiến bộ trong kỹ thuật can thiệp mạch, sự sẵn có của các vật liệu nút mạch đã cho phép có thêm sự lựa chọn điều trị an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.
Bệnh nhân không phải mổ, không phải gây mê (tránh được các biến chứng do gây mê và biến chứng từ một cuộc đại phẫu). Tỷ lệ biến chứng gặp rất ít so với phẫu thuật. Phần nhu mô thận lành được giữ lại tối đa. Thời gian tiến hành nhanh hơn so với phẫu thuật.
AloBacsi.