Trong y học có khái niệm “rối loạn tinh thần cơ thể”. Hậu quả của những cơn stress không biến thành những bệnh tâm lý mà phát thành bệnh ở cơ quan bên trong cơ thể.
Tất cả mọi người sinh ra đều có một “điểm yếu” nào đó trong một hoặc vài hệ thống của cơ thể: Ở đầu, họng, dạ dày...Với thời gian hoặc là các stress bị tích luỹ trong cơ thể, hoặc là nó chịu sự kích thích lớn nào đó (sự đau khổ, sự đụng độ hoặc thậm chí sự vui mừng thái quá) cũng làm vỡ “điểm yếu” và người ta sẽ bị bệnh.
Lẽ dĩ nhiên không phải là 100% điều này đe doạ sẽ phát thành bệnh, nhưng nên biết đến nguy cơ của nó để tránh trước, như người ta vẫn nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh.
* Bệnh dạ dày
Nhiều người có vẻ ngoài điềm đạm nhưng bị căng thẳng nội tâm và thiếu tự tin sẽ bị chứng táo bón. Ở trẻ em thì chứng táo bón là biểu hiện của sự phản ứng chống đối. Nhà tâm lý Đức Gans và Glatsel đã chứng minh một cách khoa học là sự hiếu chiến và độc ác sẽ đẩy nhanh thức ăn đi qua dạ dày, còn nỗi sợ hãi và những ý nghĩ trầm uất sẽ làm chậm sự tiêu hoá do bị chứng co thắt.
Những người lãnh quá nhiều trách nhiệm nhưng lại không có được sự bù đắp cho những cố gắng của mình hay bị bệnh loét dạ dày. Những người thích cảm giác mạnh dễ phát sinh bệnh loét tá tràng.
* Bệnh đột quỵ
Theo giáo sư tâm lý Nga M. Vinogradov thì hai dạng người có tính cách hoàn toàn khác nhau dưới đây dễ có những vấn đề về tim mạch.
- Những người hiếu thắng có tính cách độc đoán: Không hiếm khi trong họ có kết hợp giữa sự tàn bạo với với sự sầu muộn. Họ định ra con đường sự nghiệp, không tiếc sức mình cũng như của những người xung quanh để đạt được mục đích. Có những người độc ác với những người thân nhưng chính bản thân họ lại bị khổ sở vì sự cô độc và thiếu hiểu biết, dạng người này có nguy cơ cao bị chứng đột quỵ
- Những người tốt bụng nhưng nhu nhược: Đó là dạng người tốt nhưng yếu đuối và nhút nhát, họ không có được một vị thế cuộc sống rõ ràng, quá nhạy cảm với những vấn đề của bản thân mình và của cả người khác. Họ đồng cảm với toàn thể thế giới nhưng không gắng sức để thay đổi điều gì cả. Họ dễ bị xúc phạm, bị tổn thương và rất phụ thuộc vào ý kiến của những người khác, vì thế họ hoàn toàn không biết cách giảm bớt stress. Các bệnh về tim không hiếm khi tấn công cả những người hiền lành và yếu đuối như thế.
* Cao huyết áp
Viêc lý giải về mối liên quan chặt chẽ giữa dạng cảm xúc và vấn đề huyết áp không có gì phức tạp. Trong bất cứ tình huống nào khi bị căng thẳng cũng diễn ra sự đào thải rất mạnh chất adrenalin. Ngay cả ở những người khoẻ mạnh thì loại hoóc-môn này cũng làm tăng huyết áp để đảm bảo việc truyền máu tới tất cả các cơ.
Đó là một phản ứng bảo vệ tổng hợp của cơ thể đối phó với stress- làm cho toàn bộ các hệ trong cơ thể ở vào tình trạng sẵn sàng chống trả. Tăng của huyết áp cũng đảm bảo thúc đẩy sự làm việc của tim và sự co thắt của các mạch máu.
Những người bị huyết áp cao có cá tính khác nhau nhưng đều có chung những đặc tính như lo lắng, bất an và có phản ứng dữ dội đối với stress. Nếu con người thường xuyên ở trong tình trạng stress- trải qua những nỗi sợ hãi, cảm giác lo lắng, không hài lòng với bản thân, không tin tưởng vào tương lai thì trương lực mạch vành bị trục trặc và với mọi sự khó chịu cơ thể cũng đều phản ứng lại bằng tăng huyết áp.
Nhiều lần như thế thì huyết ấp sẽ ngày càng tăng lên. Khi càng có tuổi thì áp lực về tinh thần sẽ càng ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, giảm tính đàn hồi mạch máu.
* Bệnh hen suyễn
Những người yếu đuối và không có tính quyết đoán: Họ luôn nghi ngờ sự đúng đắn trong các hành động của mình. Họ có khuynh hướng tự đào sâu, hiếm khi dám đụng độ công khai mà nếu như điều đó có xảy ra thì sau đó họ đứng ngồi không yên trong thời gian dài. Dạng người này dễ gặp vấn đề về hen phế quản.
Những người có tính cách thất thường và không ổn định: Họ không biết xả stress, chôn sâu nó trong lòng để rồi đẫn đến những cơn khó thở và ngạt thở. Các nhà tâm lý nói rằng, những đứa trẻ từng lớn lên trong hoàn cảnh tâm lý bị căng thẳng, ức chế vì che giấu điều gì đó trong những gia đình mà bề ngoài có vẻ là yên lành nhưng lại có mâu thuẫn cao độ dễ dẫn đến nguy cơ bị phát triển hen suyễn ở trẻ.
* Bệnh thận và đau đầu
Những người có nếp sống quy củ, có thiên hướng lãnh đạo nhưng hiếu thắng thường dễ mắc các bệnh về thận. Những người này cố giành mọi thứ về mình, hiếm khi chấp nhận quyết định của người khác. Họ đặt cho mình những nhiệm vụ to lớn, đôi khi họ đi lên bằng những sự lắt léo khôn ngoan, trải qua những thất bại và tổn thất một cách nặng nề nhưng luôn tìm thấy sức mạnh để tiến xa hơn.
Lý trí của họ lấn át cảm xúc và kìm hãm cảm xúc. Chuyên gia tâm lý Đức là ông Vanter Peldinger lý giải việc hình thành sỏi và các hiện tượng ứ đọng trong thận là bởi con người đã dập tắt cảm xúc trong mình, không thể hiện ra ngoài cả niềm vui và sự giận dữ. Kiểu người như vậy cũng dễ bị bệnh đau đầu mãn tính và chứng đau nửa đầu.
Có đến 70% các chứng bệnh có nguồn gốc từ tâm lý, nghĩa là tiến triển trên cơ sở các vấn đề về thần kinh.
(Theo Nông nghiệp)
Tất cả mọi người sinh ra đều có một “điểm yếu” nào đó trong một hoặc vài hệ thống của cơ thể: Ở đầu, họng, dạ dày...Với thời gian hoặc là các stress bị tích luỹ trong cơ thể, hoặc là nó chịu sự kích thích lớn nào đó (sự đau khổ, sự đụng độ hoặc thậm chí sự vui mừng thái quá) cũng làm vỡ “điểm yếu” và người ta sẽ bị bệnh.
Lẽ dĩ nhiên không phải là 100% điều này đe doạ sẽ phát thành bệnh, nhưng nên biết đến nguy cơ của nó để tránh trước, như người ta vẫn nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh.
* Bệnh dạ dày
Nhiều người có vẻ ngoài điềm đạm nhưng bị căng thẳng nội tâm và thiếu tự tin sẽ bị chứng táo bón. Ở trẻ em thì chứng táo bón là biểu hiện của sự phản ứng chống đối. Nhà tâm lý Đức Gans và Glatsel đã chứng minh một cách khoa học là sự hiếu chiến và độc ác sẽ đẩy nhanh thức ăn đi qua dạ dày, còn nỗi sợ hãi và những ý nghĩ trầm uất sẽ làm chậm sự tiêu hoá do bị chứng co thắt.
Những người lãnh quá nhiều trách nhiệm nhưng lại không có được sự bù đắp cho những cố gắng của mình hay bị bệnh loét dạ dày. Những người thích cảm giác mạnh dễ phát sinh bệnh loét tá tràng.
* Bệnh đột quỵ
Theo giáo sư tâm lý Nga M. Vinogradov thì hai dạng người có tính cách hoàn toàn khác nhau dưới đây dễ có những vấn đề về tim mạch.
- Những người hiếu thắng có tính cách độc đoán: Không hiếm khi trong họ có kết hợp giữa sự tàn bạo với với sự sầu muộn. Họ định ra con đường sự nghiệp, không tiếc sức mình cũng như của những người xung quanh để đạt được mục đích. Có những người độc ác với những người thân nhưng chính bản thân họ lại bị khổ sở vì sự cô độc và thiếu hiểu biết, dạng người này có nguy cơ cao bị chứng đột quỵ
- Những người tốt bụng nhưng nhu nhược: Đó là dạng người tốt nhưng yếu đuối và nhút nhát, họ không có được một vị thế cuộc sống rõ ràng, quá nhạy cảm với những vấn đề của bản thân mình và của cả người khác. Họ đồng cảm với toàn thể thế giới nhưng không gắng sức để thay đổi điều gì cả. Họ dễ bị xúc phạm, bị tổn thương và rất phụ thuộc vào ý kiến của những người khác, vì thế họ hoàn toàn không biết cách giảm bớt stress. Các bệnh về tim không hiếm khi tấn công cả những người hiền lành và yếu đuối như thế.
* Cao huyết áp
Viêc lý giải về mối liên quan chặt chẽ giữa dạng cảm xúc và vấn đề huyết áp không có gì phức tạp. Trong bất cứ tình huống nào khi bị căng thẳng cũng diễn ra sự đào thải rất mạnh chất adrenalin. Ngay cả ở những người khoẻ mạnh thì loại hoóc-môn này cũng làm tăng huyết áp để đảm bảo việc truyền máu tới tất cả các cơ.
Đó là một phản ứng bảo vệ tổng hợp của cơ thể đối phó với stress- làm cho toàn bộ các hệ trong cơ thể ở vào tình trạng sẵn sàng chống trả. Tăng của huyết áp cũng đảm bảo thúc đẩy sự làm việc của tim và sự co thắt của các mạch máu.
Những người bị huyết áp cao có cá tính khác nhau nhưng đều có chung những đặc tính như lo lắng, bất an và có phản ứng dữ dội đối với stress. Nếu con người thường xuyên ở trong tình trạng stress- trải qua những nỗi sợ hãi, cảm giác lo lắng, không hài lòng với bản thân, không tin tưởng vào tương lai thì trương lực mạch vành bị trục trặc và với mọi sự khó chịu cơ thể cũng đều phản ứng lại bằng tăng huyết áp.
Nhiều lần như thế thì huyết ấp sẽ ngày càng tăng lên. Khi càng có tuổi thì áp lực về tinh thần sẽ càng ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ về bệnh tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, giảm tính đàn hồi mạch máu.
* Bệnh hen suyễn
Những người yếu đuối và không có tính quyết đoán: Họ luôn nghi ngờ sự đúng đắn trong các hành động của mình. Họ có khuynh hướng tự đào sâu, hiếm khi dám đụng độ công khai mà nếu như điều đó có xảy ra thì sau đó họ đứng ngồi không yên trong thời gian dài. Dạng người này dễ gặp vấn đề về hen phế quản.
Những người có tính cách thất thường và không ổn định: Họ không biết xả stress, chôn sâu nó trong lòng để rồi đẫn đến những cơn khó thở và ngạt thở. Các nhà tâm lý nói rằng, những đứa trẻ từng lớn lên trong hoàn cảnh tâm lý bị căng thẳng, ức chế vì che giấu điều gì đó trong những gia đình mà bề ngoài có vẻ là yên lành nhưng lại có mâu thuẫn cao độ dễ dẫn đến nguy cơ bị phát triển hen suyễn ở trẻ.
* Bệnh thận và đau đầu
Những người có nếp sống quy củ, có thiên hướng lãnh đạo nhưng hiếu thắng thường dễ mắc các bệnh về thận. Những người này cố giành mọi thứ về mình, hiếm khi chấp nhận quyết định của người khác. Họ đặt cho mình những nhiệm vụ to lớn, đôi khi họ đi lên bằng những sự lắt léo khôn ngoan, trải qua những thất bại và tổn thất một cách nặng nề nhưng luôn tìm thấy sức mạnh để tiến xa hơn.
Lý trí của họ lấn át cảm xúc và kìm hãm cảm xúc. Chuyên gia tâm lý Đức là ông Vanter Peldinger lý giải việc hình thành sỏi và các hiện tượng ứ đọng trong thận là bởi con người đã dập tắt cảm xúc trong mình, không thể hiện ra ngoài cả niềm vui và sự giận dữ. Kiểu người như vậy cũng dễ bị bệnh đau đầu mãn tính và chứng đau nửa đầu.
Có đến 70% các chứng bệnh có nguồn gốc từ tâm lý, nghĩa là tiến triển trên cơ sở các vấn đề về thần kinh.
(Theo Nông nghiệp)