Duy trì làm việc ngoài trời tối thiểu 30 phút, tắm xen kẽ nước lạnh và nước nóng trước bữa điểm tâm, uống tối thiểu 2,5 lít nước trong giờ làm việc... là những điều cần làm để bảo vệ sức khỏe đầu xuân.
Theo đúng định luật sinh trưởng hóa thu tàn, cơ thể khó tránh không mệt mỏi trong những ngày tàn đông, ngay cả ở người không phải cáng đáng chuyện nặng nhọc. Chính vì thế mà không ít người ngã bệnh trước Tết. Nhiều người có tình trạng mệt mỏi chán đời khi chỉ còn ít ngày thì vạn vật sang xuân.
Đó cũng là lý do tại sao phòng khám cuối năm thường đắt khách, vì người sợ bệnh kéo dài sang năm mới sẽ xui cả năm, kẻ mong hết bệnh cho sớm để còn ăn Tết. Kẹt ở chỗ dục tốc bất đạt, người không thắng nổi chuyện đau yếu, bệnh hoạn cũng không thua, chỉ có ngư ông đắc lợi là… thầy thuốc.
Duy trì làm việc, tập luyện ngoài trời mỗi ngày tối thiểu 30 phút để cơ thể khỏe mạnh. Ảnh: argentina
Với thầy thuốc phương Tây, hội chứng “mệt mỏi khi vào mùa xuân” đã từ lâu không còn xa lạ, qua số người xin nghỉ bệnh cuối đông với triệu chứng mất ngủ, đau đầu, mỏi tứ chi, chán đời… Ở các nước không hề thiếu thuốc đặc hiệu, như Đức, thầy thuốc không tán dương thứ thuốc tây nào để chống suy nhược thần kinh. Trái lại, sau nhiều năm lúng túng, họ đồng loạt quay về với kinh nghiệm của y học dân gian.
Tại hội nghị y khoa sinh học trong năm vừa qua, thầy thuốc ở Đức đồng lòng chấm giải nhất cho liệu pháp của Sebastian Kneipp - lương y tu sĩ nổi tiếng ở thế kỷ 19 nhờ tự học nghề thuốc để trở thành ngự y của hoàng gia nước Áo. Theo Kneipp, mùa nào cũng thế, muốn giải quyết tình trạng bần thần bệnh không ra bệnh, khỏe không ra khỏe, cần áp dụng phác đồ điều trị kéo dài tối thiểu 2 tuần bao gồm các nhân tố như sau:
- Làm việc ngoài trời để hít thở không khí trong lành tối thiểu 30 phút nhưng không lâu hơn 60 phút, tốt nhất là làm vườn vào buổi sáng sớm. Nếu bất khả thi thì chọn hình thức đi bộ nửa giờ liền. Nội tiết tố serotonin nhờ đó được phóng thích đủ để cơ thể bình thản suốt ngày và sau đó ngủ yên suốt đêm.
- Tắm xen kẽ nước lạnh và nước nóng vào buổi sáng trước khi điểm tâm. Không cần tắm lâu hơn 10 phút, miễn là đừng quên cho vòi nước lạnh và nước nóng luân phiên chảy dọc cột sống. Các nhà nghiên cứu phương pháp của Kneipp đã phát hiện là không chỉ kháng thể được tổng hợp nhanh hơn nhờ tác dụng lạnh nóng của nước mà ngay cả huyết áp cũng được ổn định, dù thấp hay cao.
- Xoa bóp hai bên cột sống, vùng định vị của hệ thần kinh giao cảm, bằng phương pháp giác hơi hay gõ kim mai hoa châm.
- Bớt ăn ngọt, giảm rượu bia, tránh thuốc lá trong suốt liệu trình để các cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột có dịp nghỉ xả hơi.
- Uống tối thiểu 2,5 lít nước trong giờ làm việc.
- Rửa ruột mỗi ngày trong suốt liệu trình bằng các món như sữa chua, cải chua.
Liệu pháp đơn giản của Sebastian Kneipp không thể tồn tại với thời gian nếu không hiệu quả. Bằng chứng là thầy thuốc ở châu Âu, dù theo trường phái nào cũng thế, áp dụng phương pháp của Kneipp ít nhiều tùy theo quan điểm cá biệt, nhưng không ai chỉ trích.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Theo đúng định luật sinh trưởng hóa thu tàn, cơ thể khó tránh không mệt mỏi trong những ngày tàn đông, ngay cả ở người không phải cáng đáng chuyện nặng nhọc. Chính vì thế mà không ít người ngã bệnh trước Tết. Nhiều người có tình trạng mệt mỏi chán đời khi chỉ còn ít ngày thì vạn vật sang xuân.
Đó cũng là lý do tại sao phòng khám cuối năm thường đắt khách, vì người sợ bệnh kéo dài sang năm mới sẽ xui cả năm, kẻ mong hết bệnh cho sớm để còn ăn Tết. Kẹt ở chỗ dục tốc bất đạt, người không thắng nổi chuyện đau yếu, bệnh hoạn cũng không thua, chỉ có ngư ông đắc lợi là… thầy thuốc.
Duy trì làm việc, tập luyện ngoài trời mỗi ngày tối thiểu 30 phút để cơ thể khỏe mạnh. Ảnh: argentina
Với thầy thuốc phương Tây, hội chứng “mệt mỏi khi vào mùa xuân” đã từ lâu không còn xa lạ, qua số người xin nghỉ bệnh cuối đông với triệu chứng mất ngủ, đau đầu, mỏi tứ chi, chán đời… Ở các nước không hề thiếu thuốc đặc hiệu, như Đức, thầy thuốc không tán dương thứ thuốc tây nào để chống suy nhược thần kinh. Trái lại, sau nhiều năm lúng túng, họ đồng loạt quay về với kinh nghiệm của y học dân gian.
Tại hội nghị y khoa sinh học trong năm vừa qua, thầy thuốc ở Đức đồng lòng chấm giải nhất cho liệu pháp của Sebastian Kneipp - lương y tu sĩ nổi tiếng ở thế kỷ 19 nhờ tự học nghề thuốc để trở thành ngự y của hoàng gia nước Áo. Theo Kneipp, mùa nào cũng thế, muốn giải quyết tình trạng bần thần bệnh không ra bệnh, khỏe không ra khỏe, cần áp dụng phác đồ điều trị kéo dài tối thiểu 2 tuần bao gồm các nhân tố như sau:
- Làm việc ngoài trời để hít thở không khí trong lành tối thiểu 30 phút nhưng không lâu hơn 60 phút, tốt nhất là làm vườn vào buổi sáng sớm. Nếu bất khả thi thì chọn hình thức đi bộ nửa giờ liền. Nội tiết tố serotonin nhờ đó được phóng thích đủ để cơ thể bình thản suốt ngày và sau đó ngủ yên suốt đêm.
- Tắm xen kẽ nước lạnh và nước nóng vào buổi sáng trước khi điểm tâm. Không cần tắm lâu hơn 10 phút, miễn là đừng quên cho vòi nước lạnh và nước nóng luân phiên chảy dọc cột sống. Các nhà nghiên cứu phương pháp của Kneipp đã phát hiện là không chỉ kháng thể được tổng hợp nhanh hơn nhờ tác dụng lạnh nóng của nước mà ngay cả huyết áp cũng được ổn định, dù thấp hay cao.
- Xoa bóp hai bên cột sống, vùng định vị của hệ thần kinh giao cảm, bằng phương pháp giác hơi hay gõ kim mai hoa châm.
- Bớt ăn ngọt, giảm rượu bia, tránh thuốc lá trong suốt liệu trình để các cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột có dịp nghỉ xả hơi.
- Uống tối thiểu 2,5 lít nước trong giờ làm việc.
- Rửa ruột mỗi ngày trong suốt liệu trình bằng các món như sữa chua, cải chua.
Liệu pháp đơn giản của Sebastian Kneipp không thể tồn tại với thời gian nếu không hiệu quả. Bằng chứng là thầy thuốc ở châu Âu, dù theo trường phái nào cũng thế, áp dụng phương pháp của Kneipp ít nhiều tùy theo quan điểm cá biệt, nhưng không ai chỉ trích.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng