Ra khỏi cơ thể mẹ, đứa trẻ sẽ cần một nơi trước hết là để sống hơn là một chỗ tiện nghi, sa hoa. Sau khi chào đời, chúng phải tự thở, tự nuốt thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nằm trên một mặt phẳng rắn chứ không phải môi trường nước như bụng mẹ và phải tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể mình.
Phản xạ
Hành trang để tồn tại của một đứa trẻ gồm có: phản xạ, cử động và các giác quan. Phản xạ là một chuỗi các hành động diễn ra nhằm phản ứng lại một sự kích thích cụ thể nào đó, ví dụ như ở người lớn có phản xạ co gối, còn ở trẻ nhỏ có phản xạ túm chặt. Phản xạ cho thấy nhiều chức năng của cơ thể trẻ. Phản xạ bú sữa là cách đứa trẻ thích nghi để kiếm nguồn thức ăn cho cơ thể khi mà giờ đây nó không còn được tự động cung cấp thức ăn từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn nữa.
Ho và hắt xì là hai phản xạ giúp làm sạch đường hô hấp của trẻ sơ sinh.
Phản xạ túm chặt giúp chúng có thể bám vào bố mẹ, tạo nên tình mẫu tử thiêng liêng. Ho và hắt xì là hai phản xạ giúp làm sạch đường tiêu hóa và đường hô hấp của trẻ.
Hành động tự phát
Bên cạnh các phản xạ, khả năng sinh tồn của trẻ còn được thể hiện thông qua các cử động của trẻ. Một số hành động tự phát của trẻ có sự cử động toàn thân, đôi khi có vẻ ngớ ngẩn và thậm chí còn thực hiện những cú đá chân. Mọi cử động của trẻ đều do bộ não còn non nớt và những liên kết cơ bản từ não tới hệ thống nơ-ron thần kinh. Đôi khi, trẻ hành động như thể đang làm theo một mục đích nào đó, ví dụ như vươn vai chẳng hạn, tuy nhiên, những hành động ấy xuất phát từ những tác nhân bên trong và bên ngoài mà chúng ta không nhìn thấy được. Tuy nhiên, cho dù là vì nguyên nhân gì thì mỗi lần trẻ cử động cũng có tác dụng giúp trẻ rèn luyện cho các cơ toàn thân và ở tay chân.
Những cử động khác của trẻ bao gồm những hành động có liên quan đến cử động ở tay. Một vài trong số đó là những phản xạ tồn tại tự nhiên và thường được thực hiện do những sự kích thích liên quan đến trung tâm não bộ. Cử động đưa tay vào miệng là một ví dụ, cử động cơ bản này cho phép trẻ tự làm dịu cơ thể mình trong một môi trường ôn hòa, êm dịu. Một loại những cử động khác của trẻ là cử động mà chúng ta có thể nhìn thấy dưới một số điều kiện cụ thể, hiếm gặp. Nếu như trẻ đã lớn, đủ sức để vẫy, thì có thể có những cử động tay lên rồi xuống, ngắn và đơn giản.
Các giác quan
Yếu tố thứ 3 trong hành trang tồn tại của trẻ là các giác quan bao gồm, xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác. Những giác quan này giúp trẻ nhận thức được môi trường xung quanh chúng. Xúc giác, khứu giác và vị giác là những giác quan chức năng, có tác dụng phát triển khả năng phát hiện ra những điểm mới lạ dù rất nhỏ của những vật mà trẻ tiếp xúc.
Về thính giác, trẻ sơ sinh nghe những không phải lúc nào cũng nghe đầy đủ tất cả các âm thanh. Trẻ nhỏ thường chỉ phát hiện được những âm thanh như tiếng người nói ở âm vực bình thường, đều đều và quen thuộc. Chúng không thể phát hiện ra được tiếng nói thầm. Đến một hoặc hai tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt được một số âm vị khác nhau. Ví dụ như giữa nguyên âm và phụ âm, một số ngữ điệu và âm thanh lời nói từ những âm thanh không mang đặc thù lời nói. Tuy nhiên, có rất nhiều âm và những biến tấu trong ngôn ngữ mà trẻ nhỏ chưa nhận thức được. Nói chung, trẻ nhỏ thường kém nhạy cảm với độ dài và nhịp điệu của lời nói hơn so với những đứa trẻ đã trưởng thành. Cũng như các giác quan khác, cả cơ quan nghe và tiếp nhận âm thanh (bao gồm cả lời nói) thường phát triển mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên. Luyện tập và một bộ não đang dần hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Cơ quan thị giác của trẻ cũng gần giống như thế. Vì còn phụ thuộc vào sự phát triển đầy đủ của hai mắt (ví dụ như võng mạc). Phần não liên quan đến thị giác và khả năng tiếp nhận các kích thích thị giác (ví dụ như một dải băng ngắn có viền trắng và đen), nên quá trình hoàn thiện chức năng thị giác ở trẻ kéo dài trong thời gian khá dài. Thế giới qua đôi mắt của trẻ sơ sinh thường chỉ là những hình ảnh mờ mờ, không rõ nét, thậm chỉ kể cả những đồ vật ở gần. Tuy nhiên, có một sự thật là trẻ có thể nhìn phân biệt được hình dạng tổng thể của các khuôn mặt.
Mặc dù trẻ sơ sinh khác rất nhiều so với trẻ đã trưởng thành. Trẻ đã biết đi hay lớn cả về chất lượng và số lượng những gì mà nó thu nhận qua các giác quan. Nhưng hạn chế đó lại giúp chúng hạn chế những ảnh hưởng của môi trường sống ồn ã, xô bồ bên ngoài. Nhìn không rõ, nghe không rõ, trẻ sơ sinh dường như không mấy bị ảnh hưởng mấy bởi các kích thích từ các giác quan. Tuy nhiên, nên lưu tâm rằng trẻ sơ sinh không có khả năng để tự giải thoát mình khỏi luồng ánh sáng chói hoặc những âm thanh lớn. Các bà mẹ nên hết sức lưu tâm đến vị trí đặt nội vì ánh sáng và tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ - một trong những hoạt động quan trọng của trẻ ở giai đoạn này
Nói chung, ở trẻ sơ sinh chỉ mới hình thành một ít yếu tố thể chất cơ bản để có thể tồn tại trong một môi trường mới. Nhờ có các chương trình về sinh học mà những quá trình trao đổi của trẻ có thể thực hiện được và tiếp đó, các dây thần kinh vận động mới hình thành, giác quan và các kĩ năng tiếp nhận sẽ giúp trẻ có thể tồn tại và tổ chức các quá trình trao đổi trong cơ thể. Trong giai đoạn đầu này, cùng với sự trợ giúp của bố mẹ, chắc chắn trẻ sẽ hoàn thiện cơ thể và phát triển khỏe mạnh.
Proguide
Phản xạ
Hành trang để tồn tại của một đứa trẻ gồm có: phản xạ, cử động và các giác quan. Phản xạ là một chuỗi các hành động diễn ra nhằm phản ứng lại một sự kích thích cụ thể nào đó, ví dụ như ở người lớn có phản xạ co gối, còn ở trẻ nhỏ có phản xạ túm chặt. Phản xạ cho thấy nhiều chức năng của cơ thể trẻ. Phản xạ bú sữa là cách đứa trẻ thích nghi để kiếm nguồn thức ăn cho cơ thể khi mà giờ đây nó không còn được tự động cung cấp thức ăn từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn nữa.
Ho và hắt xì là hai phản xạ giúp làm sạch đường hô hấp của trẻ sơ sinh.
Phản xạ túm chặt giúp chúng có thể bám vào bố mẹ, tạo nên tình mẫu tử thiêng liêng. Ho và hắt xì là hai phản xạ giúp làm sạch đường tiêu hóa và đường hô hấp của trẻ.
Hành động tự phát
Bên cạnh các phản xạ, khả năng sinh tồn của trẻ còn được thể hiện thông qua các cử động của trẻ. Một số hành động tự phát của trẻ có sự cử động toàn thân, đôi khi có vẻ ngớ ngẩn và thậm chí còn thực hiện những cú đá chân. Mọi cử động của trẻ đều do bộ não còn non nớt và những liên kết cơ bản từ não tới hệ thống nơ-ron thần kinh. Đôi khi, trẻ hành động như thể đang làm theo một mục đích nào đó, ví dụ như vươn vai chẳng hạn, tuy nhiên, những hành động ấy xuất phát từ những tác nhân bên trong và bên ngoài mà chúng ta không nhìn thấy được. Tuy nhiên, cho dù là vì nguyên nhân gì thì mỗi lần trẻ cử động cũng có tác dụng giúp trẻ rèn luyện cho các cơ toàn thân và ở tay chân.
Những cử động khác của trẻ bao gồm những hành động có liên quan đến cử động ở tay. Một vài trong số đó là những phản xạ tồn tại tự nhiên và thường được thực hiện do những sự kích thích liên quan đến trung tâm não bộ. Cử động đưa tay vào miệng là một ví dụ, cử động cơ bản này cho phép trẻ tự làm dịu cơ thể mình trong một môi trường ôn hòa, êm dịu. Một loại những cử động khác của trẻ là cử động mà chúng ta có thể nhìn thấy dưới một số điều kiện cụ thể, hiếm gặp. Nếu như trẻ đã lớn, đủ sức để vẫy, thì có thể có những cử động tay lên rồi xuống, ngắn và đơn giản.
Các giác quan
Yếu tố thứ 3 trong hành trang tồn tại của trẻ là các giác quan bao gồm, xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác. Những giác quan này giúp trẻ nhận thức được môi trường xung quanh chúng. Xúc giác, khứu giác và vị giác là những giác quan chức năng, có tác dụng phát triển khả năng phát hiện ra những điểm mới lạ dù rất nhỏ của những vật mà trẻ tiếp xúc.
Về thính giác, trẻ sơ sinh nghe những không phải lúc nào cũng nghe đầy đủ tất cả các âm thanh. Trẻ nhỏ thường chỉ phát hiện được những âm thanh như tiếng người nói ở âm vực bình thường, đều đều và quen thuộc. Chúng không thể phát hiện ra được tiếng nói thầm. Đến một hoặc hai tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt được một số âm vị khác nhau. Ví dụ như giữa nguyên âm và phụ âm, một số ngữ điệu và âm thanh lời nói từ những âm thanh không mang đặc thù lời nói. Tuy nhiên, có rất nhiều âm và những biến tấu trong ngôn ngữ mà trẻ nhỏ chưa nhận thức được. Nói chung, trẻ nhỏ thường kém nhạy cảm với độ dài và nhịp điệu của lời nói hơn so với những đứa trẻ đã trưởng thành. Cũng như các giác quan khác, cả cơ quan nghe và tiếp nhận âm thanh (bao gồm cả lời nói) thường phát triển mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên. Luyện tập và một bộ não đang dần hoàn thiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Cơ quan thị giác của trẻ cũng gần giống như thế. Vì còn phụ thuộc vào sự phát triển đầy đủ của hai mắt (ví dụ như võng mạc). Phần não liên quan đến thị giác và khả năng tiếp nhận các kích thích thị giác (ví dụ như một dải băng ngắn có viền trắng và đen), nên quá trình hoàn thiện chức năng thị giác ở trẻ kéo dài trong thời gian khá dài. Thế giới qua đôi mắt của trẻ sơ sinh thường chỉ là những hình ảnh mờ mờ, không rõ nét, thậm chỉ kể cả những đồ vật ở gần. Tuy nhiên, có một sự thật là trẻ có thể nhìn phân biệt được hình dạng tổng thể của các khuôn mặt.
Mặc dù trẻ sơ sinh khác rất nhiều so với trẻ đã trưởng thành. Trẻ đã biết đi hay lớn cả về chất lượng và số lượng những gì mà nó thu nhận qua các giác quan. Nhưng hạn chế đó lại giúp chúng hạn chế những ảnh hưởng của môi trường sống ồn ã, xô bồ bên ngoài. Nhìn không rõ, nghe không rõ, trẻ sơ sinh dường như không mấy bị ảnh hưởng mấy bởi các kích thích từ các giác quan. Tuy nhiên, nên lưu tâm rằng trẻ sơ sinh không có khả năng để tự giải thoát mình khỏi luồng ánh sáng chói hoặc những âm thanh lớn. Các bà mẹ nên hết sức lưu tâm đến vị trí đặt nội vì ánh sáng và tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ - một trong những hoạt động quan trọng của trẻ ở giai đoạn này
Nói chung, ở trẻ sơ sinh chỉ mới hình thành một ít yếu tố thể chất cơ bản để có thể tồn tại trong một môi trường mới. Nhờ có các chương trình về sinh học mà những quá trình trao đổi của trẻ có thể thực hiện được và tiếp đó, các dây thần kinh vận động mới hình thành, giác quan và các kĩ năng tiếp nhận sẽ giúp trẻ có thể tồn tại và tổ chức các quá trình trao đổi trong cơ thể. Trong giai đoạn đầu này, cùng với sự trợ giúp của bố mẹ, chắc chắn trẻ sẽ hoàn thiện cơ thể và phát triển khỏe mạnh.
Proguide