Thời tiết thay đổi hoặc chuyển lạnh, nhiều người thường bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu khiến họ không thể đi lại được nhiều, có lúc phải nằm trên giường nghỉ ngơi. Vậy bệnh sinh ra từ đâu?
Theo PGS. TS. Lương Hồng Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, chóng mặt là một ảo giác về chuyển động của bản thân hoặc mọi vật xung quanh bản thân mình. Đây là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong y học người ta phân chóng mặt ra thành các loại: chóng mặt do các nguyên nhân tiền đình hoặc chóng mặt không do bệnh lý tiền đình.
Chóng mặt do tiền đình lại có những cơn chóng mặt tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên. Chóng mặt từ nguyên nhân bệnh lý không do tiền đình thường xảy ra do các bệnh nội khoa như: cao huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, bệnh về tuyến giáp.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như thiếu máu, tai biến mạch máu não, các bệnh lý tim mạch thì những yếu tố như môi trường, thời tiết dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh, trúng gió cũng có thể gây ra chóng mặt.
Theo PGS. TS. Lương Hồng Châu, bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập rất nhiều. Đối với những bệnh nhân này phải đặc biệt lưu ý tìm ra nguyên nhân chóng mặt và điều trị, cần được bác sĩ tư vấn, khám, theo dõi và điều trị thật cẩn thận.
Nếu có điều kiện, bệnh nhân không nên làm việc trong môi trường trên cao, vì làm việc trên cao rất dễ dẫn đến cơn chóng mặt xảy ra. Khi tham gia giao thông, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cũng phải hết sức lưu ý để tránh nguy hiểm cho bản thân cũng như người xung quanh.
Bệnh nhân cũng cần tránh cảm lạnh, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh tiếng ồn. Vì đây đều là những yếu tố kích thích có thể gây nên cơn chóng mặt tái phát.
(Theo vnmedia.vn)
Theo PGS. TS. Lương Hồng Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, chóng mặt là một ảo giác về chuyển động của bản thân hoặc mọi vật xung quanh bản thân mình. Đây là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong y học người ta phân chóng mặt ra thành các loại: chóng mặt do các nguyên nhân tiền đình hoặc chóng mặt không do bệnh lý tiền đình.
Chóng mặt do tiền đình lại có những cơn chóng mặt tiền đình trung ương và tiền đình ngoại biên. Chóng mặt từ nguyên nhân bệnh lý không do tiền đình thường xảy ra do các bệnh nội khoa như: cao huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, bệnh về tuyến giáp.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như thiếu máu, tai biến mạch máu não, các bệnh lý tim mạch thì những yếu tố như môi trường, thời tiết dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh, trúng gió cũng có thể gây ra chóng mặt.
Theo PGS. TS. Lương Hồng Châu, bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập rất nhiều. Đối với những bệnh nhân này phải đặc biệt lưu ý tìm ra nguyên nhân chóng mặt và điều trị, cần được bác sĩ tư vấn, khám, theo dõi và điều trị thật cẩn thận.
Nếu có điều kiện, bệnh nhân không nên làm việc trong môi trường trên cao, vì làm việc trên cao rất dễ dẫn đến cơn chóng mặt xảy ra. Khi tham gia giao thông, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cũng phải hết sức lưu ý để tránh nguy hiểm cho bản thân cũng như người xung quanh.
Bệnh nhân cũng cần tránh cảm lạnh, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh tiếng ồn. Vì đây đều là những yếu tố kích thích có thể gây nên cơn chóng mặt tái phát.
(Theo vnmedia.vn)