Hạt dẻ là loại thức ăn vào mùa đông vừa ngọt bùi và càng thấy thú vị khi nhai kỹ. Ở Việt Nam, hạt dẻ có nhiều ở các vùng rừng núi phía Bắc, nhưng ngon bùi nổi tiếng vẫn là hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng. Nguồn gốc của hạt dẻ có lẽ là ở Trung Quốc và Nhật Bản từ thời cổ đại. Tên khoa học của hạt dẻ là Castanea.
Có nhiều loại hạt dẻ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu, các loại hạt dẻ này đều chiếm một hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng đáng chú ý là chất xơ trong hạt dẻ chiếm tỷ lệ cao có lợi cho việc tiêu hóa. Hạt dẻ chứa các vitamin nhóm B bao gồm folacin, vitamine C với khoảng 28,35g, cùng nhiều chất khoáng như Ca, Mg, Fe, P, Mn, đồng, kẽm, Selen và nguồn Kali dồi dào với số lượng từ 119 – 715mg trong 100g hạt dẻ.
Hạt dẻ đã nấu chín cho từ 57 – 153 calo tùy theo chủng loại. Proteine chứa trong hạt dẻ thấp, khoảng 0,82 – 2,88g/100g nhưng lại giàu tinh bột. Qua nhiều kết quả nghiên cứu người ta còn thấy hạt dẻ giúp phòng chống bệnh tim mạch, giảm cholesterol nhờ chất Magne khá cao (8omg/10g).
Đông y cho rằng, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho tim mạch, tiểu đường. Thật vậy hạt dẻ không chỉ mang lại sự sung sức cho nam giới mà còn tốt cho người bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp. Vì vậy trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận.
Điều này lại trùng hợp với kết quả nghiên cứu hiện đại mà gần đây các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Malaysia đã bào chế thành công loại thuốc có tên là N-Hanz mà thành phần chính của chế phẩm này là acide amine được chiết từ hạt dẻ. Hoạt chất này có tác dụng làm giãn nở mao mạch, điều chỉnh lượng máu dẫn đến dương vật khiến máu dồn về nhiều làm cải thiện đáng kể chứng bất lực ở nam giới. Những người sử dụng loại thuốc này trên kết quả thử nghiệm cho thấy không có tác dụng phụ nào xuất hiện.
Giáo sư Kim Kah Hwi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên cho biết, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1 giờ sử dụng và có thể kéo dài nhiều giờ sau đó. Ngoài ra các nhà khoa học còn cho biết thuốc sản xuất từ hạt dẻ không những an toàn mà còn tốt cho cả những người mắc chứng cao huyết áp hay bệnh nhân bị thay van tim nhân tạo và chứng tiểu đường.
Có nhiều loại hạt dẻ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu, các loại hạt dẻ này đều chiếm một hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng đáng chú ý là chất xơ trong hạt dẻ chiếm tỷ lệ cao có lợi cho việc tiêu hóa. Hạt dẻ chứa các vitamin nhóm B bao gồm folacin, vitamine C với khoảng 28,35g, cùng nhiều chất khoáng như Ca, Mg, Fe, P, Mn, đồng, kẽm, Selen và nguồn Kali dồi dào với số lượng từ 119 – 715mg trong 100g hạt dẻ.
Hạt dẻ đã nấu chín cho từ 57 – 153 calo tùy theo chủng loại. Proteine chứa trong hạt dẻ thấp, khoảng 0,82 – 2,88g/100g nhưng lại giàu tinh bột. Qua nhiều kết quả nghiên cứu người ta còn thấy hạt dẻ giúp phòng chống bệnh tim mạch, giảm cholesterol nhờ chất Magne khá cao (8omg/10g).
Đông y cho rằng, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Ngoài tác dụng bổ dương, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho tim mạch, tiểu đường. Thật vậy hạt dẻ không chỉ mang lại sự sung sức cho nam giới mà còn tốt cho người bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp. Vì vậy trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận.
Điều này lại trùng hợp với kết quả nghiên cứu hiện đại mà gần đây các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Malaysia đã bào chế thành công loại thuốc có tên là N-Hanz mà thành phần chính của chế phẩm này là acide amine được chiết từ hạt dẻ. Hoạt chất này có tác dụng làm giãn nở mao mạch, điều chỉnh lượng máu dẫn đến dương vật khiến máu dồn về nhiều làm cải thiện đáng kể chứng bất lực ở nam giới. Những người sử dụng loại thuốc này trên kết quả thử nghiệm cho thấy không có tác dụng phụ nào xuất hiện.
Giáo sư Kim Kah Hwi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu trên cho biết, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1 giờ sử dụng và có thể kéo dài nhiều giờ sau đó. Ngoài ra các nhà khoa học còn cho biết thuốc sản xuất từ hạt dẻ không những an toàn mà còn tốt cho cả những người mắc chứng cao huyết áp hay bệnh nhân bị thay van tim nhân tạo và chứng tiểu đường.
Nông nghiệp