Tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi trong cộng đồng là 18,77%. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 65 - 69 tuổi (chiếm 17,91%) và tỷ lệ mắc bệnh trĩ của nam cao hơn của nữ 1,1 lần.
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Tín, BV đại học y dược TP.HCM, trĩ được phân chia làm 4 cấp độ: độ I - chảy máu; độ II - chảy máu và sa nhưng tự tụt lên; độ III - chảy máu và sa, phải dùng tay đẩy lên, và độ IV - chảy máu và bị kẹt, không thể đẩy lên.
Việc điều trị bằng nội khoa được áp dụng cho đa số các trường hợp trĩ độ I và II: ăn nhiều chất xơ, dùng các chất kháng viêm không steriod để giảm đau, nghỉ ngơi, dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc tọa dược...
Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp: thắt dây thun (áp dụng cho trĩ nội); chích chất xơ hóa; đốt bằng điện, tia hồng ngoại...; cắt các búi trĩ.
Những điều cần biết sau phẫu thuật
- Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cần cữ tiêu, ớt, cà rốt, rượu bia.
- Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trong những ngày đầu sau mổ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm oxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.
- Tránh táo bón, nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết mổ).
- Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn.
- Rỉ dịch vết thương, một lớp màng nhầy dính giấy lót thường kéo dài 8 tuần sẽ khỏi.
- Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu.
- Tái khám theo hẹn.
(Tổng hợp từ Internet)
Theo TS.BS. Nguyễn Trung Tín, BV đại học y dược TP.HCM, trĩ được phân chia làm 4 cấp độ: độ I - chảy máu; độ II - chảy máu và sa nhưng tự tụt lên; độ III - chảy máu và sa, phải dùng tay đẩy lên, và độ IV - chảy máu và bị kẹt, không thể đẩy lên.
Việc điều trị bằng nội khoa được áp dụng cho đa số các trường hợp trĩ độ I và II: ăn nhiều chất xơ, dùng các chất kháng viêm không steriod để giảm đau, nghỉ ngơi, dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc tọa dược...
Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp: thắt dây thun (áp dụng cho trĩ nội); chích chất xơ hóa; đốt bằng điện, tia hồng ngoại...; cắt các búi trĩ.
Những điều cần biết sau phẫu thuật
- Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cần cữ tiêu, ớt, cà rốt, rượu bia.
- Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trong những ngày đầu sau mổ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm oxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.
- Tránh táo bón, nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết mổ).
- Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn.
- Rỉ dịch vết thương, một lớp màng nhầy dính giấy lót thường kéo dài 8 tuần sẽ khỏi.
- Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu.
- Tái khám theo hẹn.
(Tổng hợp từ Internet)