Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ là điều mà rất nhiều mẹ bầu tò mò, quan tâm. Bạn luôn thắc mắc không biết đầu con đang ở đâu, chân con ở đâu để mẹ biết còn chơi đùa với con đúng không? Hãy cũng chúng tôi khám phá nhé!
Những tháng đầu tiên: Tự do chọn vị trí
Thông thường, ở tuần thai thứ 4 thai kỳ (tính từ khi bạn chính thức thụ thai thì đây là tuần thứ 2 của thai nhi), em bé của bạn đang là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Tại đây, phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm kia phát triển thành thai nhi.
Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm của thai nhi cũng vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lúc thai nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.
Từ tuần 32 đến 34: Dần ổn định vị trí
Tuy nhiên, từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, thông thường bạn có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi đạp liên tục ở phía bụng trên... Cũng có một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian này. Bây giờ, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai.
Nếu trước khi sinh, đầu của thai nhi nằm gọn trong khung xương chậu thì đây là vị trí thuận lợi để người mẹ sinh bé. Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi.
Bắt đầu từ tuần 32 - 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.
Tuần 34 – 36: Ổn định vị trí
Ở tuần thứ 34 - 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời đó là đầu nằm gọn trong khung xương chậu (ngôi đầu). Nếu bạn bị thai ngược (ngôi mông, ngôi ngang) tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều (tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra).
(Eva)
Những tháng đầu tiên: Tự do chọn vị trí
Thông thường, ở tuần thai thứ 4 thai kỳ (tính từ khi bạn chính thức thụ thai thì đây là tuần thứ 2 của thai nhi), em bé của bạn đang là một phôi thai và di chuyển từ vòi trứng vào tử cung. Tại đây, phôi sẽ tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung. Khi đã ổn định, phôi bắt đầu tách thành 2 nhóm tế bào: một nhóm phát triển thành nhau thai và nhóm kia phát triển thành thai nhi.
Ở trong tử cung, thai nhi không ngừng phát triển theo từng tháng và vị trí nằm của thai nhi cũng vì thế mà có nhiều thay đổi. Có lúc thai nằm ở tư thế đầu ở phía trên và lúc khác lại quay đầu xuống dưới.
Từ tuần 32 đến 34: Dần ổn định vị trí
Tuy nhiên, từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, thông thường bạn có thể cảm nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn, vì chân của thai nhi đạp liên tục ở phía bụng trên... Cũng có một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian này. Bây giờ, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để có thể xác định được chính xác đó là đầu thai.
Nếu trước khi sinh, đầu của thai nhi nằm gọn trong khung xương chậu thì đây là vị trí thuận lợi để người mẹ sinh bé. Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi.
Bắt đầu từ tuần 32 - 34, bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.
Tuần 34 – 36: Ổn định vị trí
Ở tuần thứ 34 - 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trí mà nó sẽ nằm trước khi chào đời đó là đầu nằm gọn trong khung xương chậu (ngôi đầu). Nếu bạn bị thai ngược (ngôi mông, ngôi ngang) tuần thứ 37 thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều (tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra).
(Eva)