Rõ ràng, nếu bất kỳ khó khăn nào trong việc thụ thai mà chưa rõ nguyên nhân thì trách nhiệm có thể chia đều cho cả hai phía là nam giới và nữ giới. Hiện nay tỉ lệ vô sinh do nữ giới có phần cao hơn nam giới.
Vô sinh nữ có thể do những nguyên nhân sau đây gây ra: rối loạn nội tiết tố, gặp rắc rối với vấn đề với tử cung hoặc buồng trứng, hoặc do lối sống...
Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể dẫn tới vô sinh nữ là do không có sự rụng trứng.
Nếu cơ thể có sự rụng trứng xảy ra đều đặn, cơ chế hoạt động của các cơ quan mức độ hormone được ổn định. Nếu không có sự rụng trứng sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng đến cơ chế thụ thai và dẫn đến vô sinh nữ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho buồng trứng không có khả năng sản xuất các nang trứng trưởng thành bình thường. Một khi trứng sản xuất ra không trưởng thành thì sẽ không thể diễn ra sự thụ tinh để có em bé.
Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị PCOS là: khó thụ thai, kinh nguyệt hàng tháng không ổn định hoặc có thể mất kinh, rậm lông...
- Vấn đề với vùng dưới đồi: Đôi khi sự rụng trứng không xảy ra do trục trặc ở một phần của bộ não (vùng dưới đồi). Khi đó, vùng dưới đồi sẽ gửi các tín hiệu sai đến tuyến yên và làm ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trứng.
- Mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng: Đây cũng là hai nguyên nhân khác ảnh hưởng đến buồng trứng và khả năng sinh sản. Mãn kinh sớm là trường hợp buồng trứng ngừng hoạt động trước khi người phụ nữ đến tuổi 40. Còn suy buồng trứng là trường hợp mặc dù buồng trứng chưa ngừng hoạt động nhưng các hoạt động diễn ra kém chất lượng hơn bình thường.
- Các vấn đề với tử cung: Đôi khi các dị tật hoặc các khuyết tật bẩm sinh có mặt trong tử cung cũng có thể cản trở người phụ nữ mang thai vì nó cản trở việc trứng thụ tinh với tinh trùng hoặc cản đường trứng sau khi thụ tinh di chuyển vào tử cung.
- U xơ và polyp: Những bất thường trong tử cung như u xơ và polyp tử cung cũng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Khi bị u xơ hoặc polyp tử cung, sự cân bằng hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng theo, do đó, xác suất thụ thai thành công cũng không cao.
Ống dẫn trứng có thể bị tắc do một số rối loạn hoặc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu... Điều này cũng có có thể dẫn đến nguy cơ không có khả năng có thai.
Ngoài ra, sự bất thường của chất nhầy ở cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh nữ. Bởi chất nhầy này có thể "kị" với tinh trùng và tiêu diệt bất cứ lượng tinh trùng nào xâm nhập vào âm đạo, do vậy, sự thụ tinh cũng không được diễn ra.
Các vấn đề liên quan đến lối sống như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chất kích thích... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và gây khó thụ thai. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có khả năng thụ thai thành công thấp hơn so với những chị em dưới 35 tuổi, bởi ở độ tuổi này, số lượng và chất lượng trứng trong buồng trứng thường kém hơn. Do đó, khả năng thụ thai ở độ tuổi này giảm và nguy cơ sẩy thai cao.
(Tin mới)
Vô sinh nữ có thể do những nguyên nhân sau đây gây ra: rối loạn nội tiết tố, gặp rắc rối với vấn đề với tử cung hoặc buồng trứng, hoặc do lối sống...
Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể dẫn tới vô sinh nữ là do không có sự rụng trứng.
Nếu cơ thể có sự rụng trứng xảy ra đều đặn, cơ chế hoạt động của các cơ quan mức độ hormone được ổn định. Nếu không có sự rụng trứng sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng đến cơ chế thụ thai và dẫn đến vô sinh nữ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho buồng trứng không có khả năng sản xuất các nang trứng trưởng thành bình thường. Một khi trứng sản xuất ra không trưởng thành thì sẽ không thể diễn ra sự thụ tinh để có em bé.
Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị PCOS là: khó thụ thai, kinh nguyệt hàng tháng không ổn định hoặc có thể mất kinh, rậm lông...
- Vấn đề với vùng dưới đồi: Đôi khi sự rụng trứng không xảy ra do trục trặc ở một phần của bộ não (vùng dưới đồi). Khi đó, vùng dưới đồi sẽ gửi các tín hiệu sai đến tuyến yên và làm ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trứng.
- Mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng: Đây cũng là hai nguyên nhân khác ảnh hưởng đến buồng trứng và khả năng sinh sản. Mãn kinh sớm là trường hợp buồng trứng ngừng hoạt động trước khi người phụ nữ đến tuổi 40. Còn suy buồng trứng là trường hợp mặc dù buồng trứng chưa ngừng hoạt động nhưng các hoạt động diễn ra kém chất lượng hơn bình thường.
- Các vấn đề với tử cung: Đôi khi các dị tật hoặc các khuyết tật bẩm sinh có mặt trong tử cung cũng có thể cản trở người phụ nữ mang thai vì nó cản trở việc trứng thụ tinh với tinh trùng hoặc cản đường trứng sau khi thụ tinh di chuyển vào tử cung.
- U xơ và polyp: Những bất thường trong tử cung như u xơ và polyp tử cung cũng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Khi bị u xơ hoặc polyp tử cung, sự cân bằng hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng theo, do đó, xác suất thụ thai thành công cũng không cao.
Ống dẫn trứng có thể bị tắc do một số rối loạn hoặc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu... Điều này cũng có có thể dẫn đến nguy cơ không có khả năng có thai.
Ngoài ra, sự bất thường của chất nhầy ở cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh nữ. Bởi chất nhầy này có thể "kị" với tinh trùng và tiêu diệt bất cứ lượng tinh trùng nào xâm nhập vào âm đạo, do vậy, sự thụ tinh cũng không được diễn ra.
Các vấn đề liên quan đến lối sống như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, chất kích thích... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và gây khó thụ thai. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có khả năng thụ thai thành công thấp hơn so với những chị em dưới 35 tuổi, bởi ở độ tuổi này, số lượng và chất lượng trứng trong buồng trứng thường kém hơn. Do đó, khả năng thụ thai ở độ tuổi này giảm và nguy cơ sẩy thai cao.
(Tin mới)