Theo các nhà khoa học Ấn Độ, một hoạt chất có trong lá trầu có thể giúp ích cho những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (CML), một dạng ung thư máu phổ biến, không phản ứng với thuốc điều trị.
Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu do Viện Sinh học Hóa chất Ấn Độ (IICB), Viện Y học, Huyết học và Truyền máu ở Kolkata và Báo Khoa học về Đời sống Piramal ở Mumbai kết hợp thực hiện.
"Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện thành phần của lá trầu, hợp chất hydroxychavicol (HCH) phần nào có tác động chống lại căn bệnh CML. Ngoài khả năng tiêu diệt tế bào ung thư CML, HCH và một số hợp chất tương tự còn có thể tiêu diệt các tế bào kháng thuốc ung thư bằng cách giảm thiểu tác hại đối với các tế bào đơn nhân ngoại vi trong máu (PBMC) vốn là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch", Tiến sĩ Santu Bandyopadhyay thuộc IICB cho biết.
Theo các nhà khoa học, bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào ung thư bạch cầu tích tụ quá nhiều trong máu và tủy xương, lấn át sự phát triển của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Bệnh khiến cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng, thiếu máu và hay bị chảy máu bất thường.
Hiện nay, thuốc imatinib đã được sử dụng thành công để điều trị CML giai đoạn đầu, nhưng sự đột biến khiến các tế bào ung thư không phản ứng với thuốc, thậm chí trở nên kháng thuốc. Tuy nhiên, thành phần trong lá trầu được phát hiện có thể chống lại sự đột biến nói trên.
(Nông nghiệp)
Kết luận trên được rút ra từ nghiên cứu do Viện Sinh học Hóa chất Ấn Độ (IICB), Viện Y học, Huyết học và Truyền máu ở Kolkata và Báo Khoa học về Đời sống Piramal ở Mumbai kết hợp thực hiện.
"Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện thành phần của lá trầu, hợp chất hydroxychavicol (HCH) phần nào có tác động chống lại căn bệnh CML. Ngoài khả năng tiêu diệt tế bào ung thư CML, HCH và một số hợp chất tương tự còn có thể tiêu diệt các tế bào kháng thuốc ung thư bằng cách giảm thiểu tác hại đối với các tế bào đơn nhân ngoại vi trong máu (PBMC) vốn là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch", Tiến sĩ Santu Bandyopadhyay thuộc IICB cho biết.
Theo các nhà khoa học, bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào ung thư bạch cầu tích tụ quá nhiều trong máu và tủy xương, lấn át sự phát triển của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Bệnh khiến cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng, thiếu máu và hay bị chảy máu bất thường.
Hiện nay, thuốc imatinib đã được sử dụng thành công để điều trị CML giai đoạn đầu, nhưng sự đột biến khiến các tế bào ung thư không phản ứng với thuốc, thậm chí trở nên kháng thuốc. Tuy nhiên, thành phần trong lá trầu được phát hiện có thể chống lại sự đột biến nói trên.
(Nông nghiệp)