Trong suốt quá trình mang thai chín tháng mười ngày, vì bé lớn dần trong bụng mẹ nên vùng da bụng cũng giãn nở. Tuy nhiên, do tốc độ lớn của thai nhi quá nhanh, khiến da không giãn kịp, các sợi collagen và elastin cấu thành nên da bị đứt, tạo ra các vết rạn.
Vết rạn thường xuất hiện khi thai lớn nhanh từ tháng thứ sáu của thai kỳ. Khi xuất hiện, “nó” có màu đỏ sẫm, ngoằn ngoèo vùng dưới bụng, vùng đùi… Điều khiến người bị rạn da tủi thân là có người bị, có người không. Khoảng 70 - 90% thai phụ bị nứt da với các mức độ khác nhau. Theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan - BV Từ Dũ TP.HCM thì vết rạn xuất hiện do tăng cân nhiều trong thai kỳ, bụng lớn nhanh vì mang song thai, đa thai. Ngoài ra, rạn da còn do cấu tạo da di truyền. Nếu mẹ hoặc người chị bị rạn da sau khi sinh thì thông thường người em cũng bị.
Da đã rạn không thể lành trở lại vì liên kết của da đã bị đứt gãy sâu. Các loại kem dưỡng quảng cáo chữa được rạn da nhưng thực tế không thể phục hồi làn da mịn màng xưa. Bởi các loại kem này chỉ cung cấp độ ẩm, chất dưỡng bề mặt tạo cảm giác mịn màng trơn láng, nhưng không thể can thiệp sâu vào cấu trúc da.
Vì vậy, chỉ có thể phòng rạn da trước khi mang thai qua cách: ăn uống đủ dưỡng chất, các thức ăn có nhiều vitamin C, E, kẽm, qua tập luyện thể dục thể thao để tăng độ đàn hồi cho da... Khi mang thai, không nên để tăng cân quá nhiều. Trong suốt thai kỳ, thể trọng người mẹ tăng từ 10 - 12kg là vừa.
Bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan hướng dẫn cách ngừa rạn da: “Một nguyên tắc cơ bản mà mọi người cần nhớ đó chính là giữ cho làn da luôn đủ độ ẩm, đặc biệt với làn da khô. Các elastin và collagen trong da khô có xu hướng bị phá vỡ nhanh hơn so với da thường. Do đó, thai phụ cần cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong thông qua chế độ dinh dưỡng: ăn uống điều độ để tránh tăng cân quá mức hoặc tăng cân với tốc độ quá nhanh. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, chất sắt để giúp da đàn hồi tốt và nhanh phục hồi sau khi sinh. Uống nhiều nước để giữ cho da không bị khô, ổn định cấu trúc da và giúp da săn chắc. Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu, tái tạo các sợi collagen”.
(PNO)
Vết rạn thường xuất hiện khi thai lớn nhanh từ tháng thứ sáu của thai kỳ. Khi xuất hiện, “nó” có màu đỏ sẫm, ngoằn ngoèo vùng dưới bụng, vùng đùi… Điều khiến người bị rạn da tủi thân là có người bị, có người không. Khoảng 70 - 90% thai phụ bị nứt da với các mức độ khác nhau. Theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan - BV Từ Dũ TP.HCM thì vết rạn xuất hiện do tăng cân nhiều trong thai kỳ, bụng lớn nhanh vì mang song thai, đa thai. Ngoài ra, rạn da còn do cấu tạo da di truyền. Nếu mẹ hoặc người chị bị rạn da sau khi sinh thì thông thường người em cũng bị.
Da đã rạn không thể lành trở lại vì liên kết của da đã bị đứt gãy sâu. Các loại kem dưỡng quảng cáo chữa được rạn da nhưng thực tế không thể phục hồi làn da mịn màng xưa. Bởi các loại kem này chỉ cung cấp độ ẩm, chất dưỡng bề mặt tạo cảm giác mịn màng trơn láng, nhưng không thể can thiệp sâu vào cấu trúc da.
Vì vậy, chỉ có thể phòng rạn da trước khi mang thai qua cách: ăn uống đủ dưỡng chất, các thức ăn có nhiều vitamin C, E, kẽm, qua tập luyện thể dục thể thao để tăng độ đàn hồi cho da... Khi mang thai, không nên để tăng cân quá nhiều. Trong suốt thai kỳ, thể trọng người mẹ tăng từ 10 - 12kg là vừa.
Bác sĩ Lưu Thị Thanh Loan hướng dẫn cách ngừa rạn da: “Một nguyên tắc cơ bản mà mọi người cần nhớ đó chính là giữ cho làn da luôn đủ độ ẩm, đặc biệt với làn da khô. Các elastin và collagen trong da khô có xu hướng bị phá vỡ nhanh hơn so với da thường. Do đó, thai phụ cần cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong thông qua chế độ dinh dưỡng: ăn uống điều độ để tránh tăng cân quá mức hoặc tăng cân với tốc độ quá nhanh. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm giàu vitamin C, E, chất sắt để giúp da đàn hồi tốt và nhanh phục hồi sau khi sinh. Uống nhiều nước để giữ cho da không bị khô, ổn định cấu trúc da và giúp da săn chắc. Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu, tái tạo các sợi collagen”.
(PNO)