Những bệnh văn phòng mùa nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nhan sắc cũng như năng suất lao động của chị em.
Chị em công sở phải đối diện với nhiều bệnh tật. Ảnh: internet
Đau vai, mỏi gáy, choáng váng là chuyện thường
Ngày nay, với cường độ làm việc liên tục bên máy tính quanh năm, chị em công sở phải đối diện với nhiều bệnh tật, trong đó có hội chứng đau vai gáy và nhiều bệnh phụ nữ. Nhất là mùa hè, thời tiết nắng nóng các "bệnh văn phòng" càng nặng hơn, không chỉ ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày mà còn nguy hại đến sức khỏe chị em.
Chị Nguyễn Thị Lộc ở Cầu Giấy, Hà Nội làm biên tập viên cho một công ty truyền thông gần 2 năm nay. Đặc thù công việc của chị là ngồi bên máy tính liên tục 9h/ ngày nên chị rất hay bị đau lưng, đau vai, mỏi gáy cổ, hoa mắt, chóng mặt. Gần đây, mỗi lần ngồi xuống, đứng lên chị Lộc thấy mắt tối sầm, lưng đau, vai gáy ê ẩm như bị đánh, thậm chí có lúc các ngón tay của chị bị tê cứng. Chị Lộc lo lắng đến bệnh viện đông y khám, bác sĩ kết luận chị mắc hội chứng đau vai gáy thông thường rồi kê đơn cho chị bốc thuốc về điều trị. "Mùa đông, mùa xuân hay mùa thu còn thấy đỡ ,cứ hè đến là lại thấy người nhức mỏi bất thường. Nào là đau xương và da đầu ở gần gáy cổ, ấn vào mấy đốt sống cổ cũng đau nhức, hay choáng váng, chóng mặt… nói chung cực kỳ khó chịu" - chị Lộc chia sẻ mà không giấu nổi vẻ mệt mỏi.
Còn bạn Bùi Thị Yến ở Bắc Ninh làm việc tại phòng truyền thông của một trung tâm thương mại cũng rơi vào tình trạng tương tự. Yến ngồi làm việc quanh năm suốt tháng bên máy tính thường xuyên nên nhiều khi thấy các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi người, đau đầu, cảm tưởng như bị gai đôi đốt sống cổ. Tuy nhiên, khi đi chụp chiếu, kết quả cho thấy Yến không bị thoái hóa cũng không bị gai đôi đốt sống cổ.
Chị Thu Quyên nhân viên trực điện thoại tổng đài than thở: "Tôi ngồi bên máy tính nhiều, lại thường xuyên phải nghe điện thoại, quay đi quay lại nhiều nên bị đau thắt lưng. Sợ bệnh gì xương khớp bên trong, tôi đi chụp chiếu nhưng không ra bệnh. Thấy kêu đau, mẹ chồng nhờ người mua cho ít mật gấu về pha với rượu rồi xoa bóp vùng bị đau không ngờ rất hiệu quả. Mấy tháng nay không thấy đau lại, hy vọng bệnh không tái phát". Tuy nhiên, một thực tế là hoàn cảnh công việc không thay đổi nếu chị em công sở không chịu vận động nguy cơ bệnh tái phát là rất khó tránh.
Bệnh phụ nữ cũng rất khó tránh
Xưa nay, giới văn phòng được coi là sạch sẽ nên có thể tránh được một số bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, một kết quả ngược lại là đa số chị em văn phòng mắc bệnh phụ nữ. Từ những bệnh thông thường như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm đến các bệnh về tuyến vú.
Chị Khánh, nhân viên kế toán một công ty kinh doanh gỗ nội thất băn khoăn: "Mùa đông mỗi ngày tắm nhiều nhất, mùa hè ngày nào mình cũng tắm 2 lần, mỗi khi đi tiểu xong mình không dùng giấy vệ sinh mà vệ sinh bằng nước sạch. Vậy mà không biết do đâu mình rất hay ngứa ngáy, khó chịu ở 'chỗ ấy'. Đi khám bác sĩ bảo bị nấm, viêm nhiễm vùng kín. Lạ thật đấy".
Chị Quỳnh Trang đang làm việc tại một công ty bất động sản ở Hà Nội bày tỏ: "Mấy năm nay, ngày nào tôi cũng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín, khi tắm tôi còn dùng vòi xịt để rửa. Vậy nhưng tháng nào tôi cũng phải đi khám và đặt thuốc một lần, không biết viêm nhiễm do đâu mà có nữa, đã thế chu kỳ kinh nghiệt cứ loạn hết lên không biết đường nào mà lần".
Nhiều chuyên gia cho biết, một nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng thường mắc bệnh phụ khoa là làm việc lâu trong môi trường điều hòa. Khi bước ra ngoài, môi trường thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng lên, khiến quần áo bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, ngồi nhiều giờ đồng hồ trên ghế cũng khiến "cô bé" bị bí, nóng và ẩm ướt, dễ phát sinh bệnh.
Một khảo sát trên 80.000 phụ nữ ở cả ba miền đất nước do Trung tâm Giải phẫu Bệnh – Tế bào Bệnh học, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thực hiện, cho kết quả như sau: Trên 70% số phụ nữ đi khám bị mắc các bệnh viêm đường sinh dục, trong đó sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là không đáng kể.
Nguy hiểm hơn, dân văn phòng hoạt động quá ít làm nội tiết, khí huyết trong cơ thể bị đảo lộn, quá trình lưu thông ở các tuyến vú bị chặn, dần dần xuất hiện chứng đau nhức ngực, thậm chí bị khối u ở vú. Hơn nữa, vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể tăng lên làm cho mồ hôi ra nhiều hơn, nhất là mồ hôi ở "vùng kín" nên càng tạo môi trường ẩm ướt cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Các chuyên gia y tế cho biết, với bệnh nhân đau vai gáy, tê tay, chóng mặt, nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều. Đây là căn bệnh phổ biến chung cho dân văn phòng. Trời nóng nực càng làm cho chị em ngại vận động, ngại đi lại và cứ "ngồi lì" một chỗ khiến cơ thể đã mệt càng mệt hơn. Đặc biệt là những người bị huyết áp thấp cần hoạt động nhiều để tim co bóp mạnh và đẩy máu lên não cũng như các chi được đều. Chơi thể thao làm co giãn xương cốt nhằm ngăn chặn nguy cơ đau lưng.
Còn đối với các bệnh phụ nữ, để tránh bệnh phụ khoa, chị em văn phòng không nên mặc quần chật, chọn chất liệu thoáng mát, tránh loại đồ lót chật, quần lọt khe hay quần làm bằng chất bí mồ hôi. Nên vệ sinh âm đạo bằng bàn tay sạch thực sự, sau đó thấm thật khô bằng khăn hoặc giấy đảm bảo vệ sinh. Tránh dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều và không thụt rửa vào trong. Nếu bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày thì nên thay thường xuyên.
Theo Suckhoesinhsan
Chị em công sở phải đối diện với nhiều bệnh tật. Ảnh: internet
Đau vai, mỏi gáy, choáng váng là chuyện thường
Ngày nay, với cường độ làm việc liên tục bên máy tính quanh năm, chị em công sở phải đối diện với nhiều bệnh tật, trong đó có hội chứng đau vai gáy và nhiều bệnh phụ nữ. Nhất là mùa hè, thời tiết nắng nóng các "bệnh văn phòng" càng nặng hơn, không chỉ ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày mà còn nguy hại đến sức khỏe chị em.
Chị Nguyễn Thị Lộc ở Cầu Giấy, Hà Nội làm biên tập viên cho một công ty truyền thông gần 2 năm nay. Đặc thù công việc của chị là ngồi bên máy tính liên tục 9h/ ngày nên chị rất hay bị đau lưng, đau vai, mỏi gáy cổ, hoa mắt, chóng mặt. Gần đây, mỗi lần ngồi xuống, đứng lên chị Lộc thấy mắt tối sầm, lưng đau, vai gáy ê ẩm như bị đánh, thậm chí có lúc các ngón tay của chị bị tê cứng. Chị Lộc lo lắng đến bệnh viện đông y khám, bác sĩ kết luận chị mắc hội chứng đau vai gáy thông thường rồi kê đơn cho chị bốc thuốc về điều trị. "Mùa đông, mùa xuân hay mùa thu còn thấy đỡ ,cứ hè đến là lại thấy người nhức mỏi bất thường. Nào là đau xương và da đầu ở gần gáy cổ, ấn vào mấy đốt sống cổ cũng đau nhức, hay choáng váng, chóng mặt… nói chung cực kỳ khó chịu" - chị Lộc chia sẻ mà không giấu nổi vẻ mệt mỏi.
Còn bạn Bùi Thị Yến ở Bắc Ninh làm việc tại phòng truyền thông của một trung tâm thương mại cũng rơi vào tình trạng tương tự. Yến ngồi làm việc quanh năm suốt tháng bên máy tính thường xuyên nên nhiều khi thấy các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi người, đau đầu, cảm tưởng như bị gai đôi đốt sống cổ. Tuy nhiên, khi đi chụp chiếu, kết quả cho thấy Yến không bị thoái hóa cũng không bị gai đôi đốt sống cổ.
Chị Thu Quyên nhân viên trực điện thoại tổng đài than thở: "Tôi ngồi bên máy tính nhiều, lại thường xuyên phải nghe điện thoại, quay đi quay lại nhiều nên bị đau thắt lưng. Sợ bệnh gì xương khớp bên trong, tôi đi chụp chiếu nhưng không ra bệnh. Thấy kêu đau, mẹ chồng nhờ người mua cho ít mật gấu về pha với rượu rồi xoa bóp vùng bị đau không ngờ rất hiệu quả. Mấy tháng nay không thấy đau lại, hy vọng bệnh không tái phát". Tuy nhiên, một thực tế là hoàn cảnh công việc không thay đổi nếu chị em công sở không chịu vận động nguy cơ bệnh tái phát là rất khó tránh.
Bệnh phụ nữ cũng rất khó tránh
Xưa nay, giới văn phòng được coi là sạch sẽ nên có thể tránh được một số bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, một kết quả ngược lại là đa số chị em văn phòng mắc bệnh phụ nữ. Từ những bệnh thông thường như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm đến các bệnh về tuyến vú.
Chị Khánh, nhân viên kế toán một công ty kinh doanh gỗ nội thất băn khoăn: "Mùa đông mỗi ngày tắm nhiều nhất, mùa hè ngày nào mình cũng tắm 2 lần, mỗi khi đi tiểu xong mình không dùng giấy vệ sinh mà vệ sinh bằng nước sạch. Vậy mà không biết do đâu mình rất hay ngứa ngáy, khó chịu ở 'chỗ ấy'. Đi khám bác sĩ bảo bị nấm, viêm nhiễm vùng kín. Lạ thật đấy".
Chị Quỳnh Trang đang làm việc tại một công ty bất động sản ở Hà Nội bày tỏ: "Mấy năm nay, ngày nào tôi cũng sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng kín, khi tắm tôi còn dùng vòi xịt để rửa. Vậy nhưng tháng nào tôi cũng phải đi khám và đặt thuốc một lần, không biết viêm nhiễm do đâu mà có nữa, đã thế chu kỳ kinh nghiệt cứ loạn hết lên không biết đường nào mà lần".
Nhiều chuyên gia cho biết, một nguyên nhân khiến nhân viên văn phòng thường mắc bệnh phụ khoa là làm việc lâu trong môi trường điều hòa. Khi bước ra ngoài, môi trường thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng lên, khiến quần áo bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, ngồi nhiều giờ đồng hồ trên ghế cũng khiến "cô bé" bị bí, nóng và ẩm ướt, dễ phát sinh bệnh.
Một khảo sát trên 80.000 phụ nữ ở cả ba miền đất nước do Trung tâm Giải phẫu Bệnh – Tế bào Bệnh học, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thực hiện, cho kết quả như sau: Trên 70% số phụ nữ đi khám bị mắc các bệnh viêm đường sinh dục, trong đó sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là không đáng kể.
Nguy hiểm hơn, dân văn phòng hoạt động quá ít làm nội tiết, khí huyết trong cơ thể bị đảo lộn, quá trình lưu thông ở các tuyến vú bị chặn, dần dần xuất hiện chứng đau nhức ngực, thậm chí bị khối u ở vú. Hơn nữa, vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể tăng lên làm cho mồ hôi ra nhiều hơn, nhất là mồ hôi ở "vùng kín" nên càng tạo môi trường ẩm ướt cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Các chuyên gia y tế cho biết, với bệnh nhân đau vai gáy, tê tay, chóng mặt, nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều. Đây là căn bệnh phổ biến chung cho dân văn phòng. Trời nóng nực càng làm cho chị em ngại vận động, ngại đi lại và cứ "ngồi lì" một chỗ khiến cơ thể đã mệt càng mệt hơn. Đặc biệt là những người bị huyết áp thấp cần hoạt động nhiều để tim co bóp mạnh và đẩy máu lên não cũng như các chi được đều. Chơi thể thao làm co giãn xương cốt nhằm ngăn chặn nguy cơ đau lưng.
Còn đối với các bệnh phụ nữ, để tránh bệnh phụ khoa, chị em văn phòng không nên mặc quần chật, chọn chất liệu thoáng mát, tránh loại đồ lót chật, quần lọt khe hay quần làm bằng chất bí mồ hôi. Nên vệ sinh âm đạo bằng bàn tay sạch thực sự, sau đó thấm thật khô bằng khăn hoặc giấy đảm bảo vệ sinh. Tránh dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều và không thụt rửa vào trong. Nếu bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày thì nên thay thường xuyên.
Theo Suckhoesinhsan