Đối với nhiều người, bệnh đột quỵ là chứng bệnh thường gặp ở người già. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh đột quỵ trẻ hóa ngày càng nhanh.
Căn bệnh nguy hiểm
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi máu cung cấp cho não bị ngừng đột ngột.
Theo thống kê của các chuyên gia y tế, trên thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong vì đột quỵ, tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu rõ về căn bệnh này. Đột quỵ được xem là 1 trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu cùng với tim mạch và ung thư. Nó cũng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới và khoảng 11.000 người tử vong vì đột quỵ. Trên thế giới, cứ 45 giây và 3 phút có 1 ca chết do đột quỵ. Đột quỵ ảnh hưởng đến 20% dân số.
Điều đáng lo ngại là đột quỵ ở độ tuổi trẻ đang có chiều hướng gia tăng từ 1,7% lên 3%. Trong đó tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần so với nữ giới. Đột quỵ não đang có nguy cơ trẻ hóa.
Nguyên nhân
Đột quỵ não thường do 2 nguyên nhân chính gây ra.
- Mạch não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ hoặc cục máu đông hay mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não và gây tắc.
- Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột quá mức, vỡ phình động mạch não (mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ).
Ngoài ra bệnh đột quỵ não còn có nguyên nhân ít gặp là:
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tương tự trường hợp trên nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
- Tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, cholesterol máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ …), hút thuốc lá, nghiện rượu, rối loạn chức năng đông máu, béo phì, ít vận động… cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới đột quỵ não.
Nhiều người cho rằng những thói quen này không thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, lối sống không lành mạnh có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật: huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường,…trong đó có cả đột quỵ.
Thói quen sinh hoạt không điều độ của nhiều người như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya… đều là những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.
Dấu hiệu
Những dấu hiệu sau chứng tỏ bạn có thể bị đột quỵ
- Bất ngờ có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu.
- Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Khi có những dấu hiệu này ngay lập tức phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Phòng Tránh
Để phòng tránh đột quỵ, ngoài vận động thể chất mỗi người cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Nếu đã mắc các căn bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… cần nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Những lưu ý cần thiết để phòng tránh đột quỵ
- Không hút thuốc và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
- Điều trị bệnh cao huyết áp.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh:
+ Ít chất béo bị bão hòa.
+ Ít chất béo chuyển dạng.
+ Ít cholesterol và muối.
- Đều đặn hoạt động thể chất và các bài tập rèn luyện sức khỏe tùy theo thể trạng.
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
- Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc đối với những bệnh nhân đã mắc các bệnh có nguy cơ đột quỵ cao.
- Kiểm soát đường huyết, đặc biệt là các bệnh nhân bị tiểu đường.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình hình sức khỏe bản thân.
(VTV)
Căn bệnh nguy hiểm
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi máu cung cấp cho não bị ngừng đột ngột.
Theo thống kê của các chuyên gia y tế, trên thế giới mỗi năm có hàng trăm nghìn người tử vong vì đột quỵ, tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu rõ về căn bệnh này. Đột quỵ được xem là 1 trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu cùng với tim mạch và ung thư. Nó cũng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới và khoảng 11.000 người tử vong vì đột quỵ. Trên thế giới, cứ 45 giây và 3 phút có 1 ca chết do đột quỵ. Đột quỵ ảnh hưởng đến 20% dân số.
Điều đáng lo ngại là đột quỵ ở độ tuổi trẻ đang có chiều hướng gia tăng từ 1,7% lên 3%. Trong đó tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần so với nữ giới. Đột quỵ não đang có nguy cơ trẻ hóa.
Nguyên nhân
Đột quỵ não thường do 2 nguyên nhân chính gây ra.
- Mạch não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ hoặc cục máu đông hay mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não và gây tắc.
- Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột quá mức, vỡ phình động mạch não (mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ).
Ngoài ra bệnh đột quỵ não còn có nguyên nhân ít gặp là:
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tương tự trường hợp trên nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
- Tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, cholesterol máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ …), hút thuốc lá, nghiện rượu, rối loạn chức năng đông máu, béo phì, ít vận động… cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới đột quỵ não.
Nhiều người cho rằng những thói quen này không thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, lối sống không lành mạnh có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật: huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường,…trong đó có cả đột quỵ.
Thói quen sinh hoạt không điều độ của nhiều người như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya… đều là những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ.
Dấu hiệu
Những dấu hiệu sau chứng tỏ bạn có thể bị đột quỵ
- Bất ngờ có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu.
- Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Khi có những dấu hiệu này ngay lập tức phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Phòng Tránh
Để phòng tránh đột quỵ, ngoài vận động thể chất mỗi người cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Nếu đã mắc các căn bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… cần nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Những lưu ý cần thiết để phòng tránh đột quỵ
- Không hút thuốc và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
- Điều trị bệnh cao huyết áp.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh:
+ Ít chất béo bị bão hòa.
+ Ít chất béo chuyển dạng.
+ Ít cholesterol và muối.
- Đều đặn hoạt động thể chất và các bài tập rèn luyện sức khỏe tùy theo thể trạng.
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
- Tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc đối với những bệnh nhân đã mắc các bệnh có nguy cơ đột quỵ cao.
- Kiểm soát đường huyết, đặc biệt là các bệnh nhân bị tiểu đường.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình hình sức khỏe bản thân.
(VTV)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911