Vận động ngoài trời, không khí trong lành, ánh nắng rất tốt cho sức khỏe nếu đúng mức và an toàn. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với ánh nắng gay gắt và kéo dài sẽ làm cho trẻ có cảm giác mệt mỏi, lừ đừ hoặc thậm chí “ngất xỉu” làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sức khỏe của trẻ, đó chính là tình trạng say nắng ở trẻ em. Say nắng là một tình trạng cấp cứu dễ gặp trong những ngày có tiết trời oi bức, sức nóng trong môi trường tăng cao nhất là vào những ngày hè.
Say nắng là tình trạng nhiệt độ cơ thể bị tăng cao do tác động từ bên ngoài của nắng nóng. Tăng thân nhiệt quá mức sẽ gây rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, có thể gây choáng, thậm chí tử vong.
Nếu trẻ chơi ngoài trời nắng nóng hoặc chơi ở nơi quá nóng do nắng mà xuất hiện những dấu hiệu da ửng đỏ, khô nóng, không có mồ hôi, sốt cao trên 40oC thì phải lập tức sơ cứu ngay, trường hợp nặng bé có thể lơ mơ, ngất xỉu, co giật, sốc. Ở trẻ lớn có thể cảm thấy hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn.
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện say nắng, cần sơ cứu ngay như sau:
- Đưa trẻ vào nơi có bóng mát và thoáng.
- Cởi hết quần áo (trẻ nhỏ) hoặc cởi bớt quần áo (trẻ lớn).
- Quạt mát, tránh tụ tập đông người xung quanh.
- Lau mát cho trẻ nếu có thể được.
- Cho trẻ uống nước (nếu trẻ còn tỉnh), uống chậm, từng muỗng hoặc từng ngụm. Lưu ý: không cho trẻ uống nước ở tư thế nằm hoặc khi trẻ còn lơ mơ, trẻ chưa tỉnh hẳn.
- Trong thời gian sơ cứu thì chuẩn bị phương tiện chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Vài điều lưu ý để phòng tránh say nắng:
- Tránh những tình huống làm cho bé phải ở lâu ngoài nắng nóng:
+ Chở trẻ đi xa, đi lâu dưới trời nắng nóng bằng xe gắn máy. Nếu cần thiết phải đi như thế thì cần che nắng cẩn thận, cần chọn những chặng dừng chân ở nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo và quạt mát, rửa mặt, cho trẻ uống nước, nghỉ ngơi rồi mới đi tiếp;
+ Tắm hồ bơi không có mái che, tắm biển, đá banh ngoài nắng… liên tục cả buổi mà không xen kẽ những lúc vào bóng mát nghỉ ngơi, uống nước;
+ Cho trẻ tập luyện, hoạt động thể lực ngay từ đầu với cường độ cao, thời gian lâu trong thời tiết nắng nóng mà không không có quá trình giúp bé thích nghi dần.
- Chủ động cho bé uống nước thường xuyên chứ không đợi đến khi bé khát nước;
- Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
- Khi ra nắng phải đội nón rộng vành, trẻ nhỏ không nên quấn chăn mền quá dày, ủ trẻ với quá nhiều khăn, tã…
(Bệnh viện Nhi đồng 1)
Say nắng là tình trạng nhiệt độ cơ thể bị tăng cao do tác động từ bên ngoài của nắng nóng. Tăng thân nhiệt quá mức sẽ gây rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, có thể gây choáng, thậm chí tử vong.
Nếu trẻ chơi ngoài trời nắng nóng hoặc chơi ở nơi quá nóng do nắng mà xuất hiện những dấu hiệu da ửng đỏ, khô nóng, không có mồ hôi, sốt cao trên 40oC thì phải lập tức sơ cứu ngay, trường hợp nặng bé có thể lơ mơ, ngất xỉu, co giật, sốc. Ở trẻ lớn có thể cảm thấy hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn.
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện say nắng, cần sơ cứu ngay như sau:
- Đưa trẻ vào nơi có bóng mát và thoáng.
- Cởi hết quần áo (trẻ nhỏ) hoặc cởi bớt quần áo (trẻ lớn).
- Quạt mát, tránh tụ tập đông người xung quanh.
- Lau mát cho trẻ nếu có thể được.
- Cho trẻ uống nước (nếu trẻ còn tỉnh), uống chậm, từng muỗng hoặc từng ngụm. Lưu ý: không cho trẻ uống nước ở tư thế nằm hoặc khi trẻ còn lơ mơ, trẻ chưa tỉnh hẳn.
- Trong thời gian sơ cứu thì chuẩn bị phương tiện chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Vài điều lưu ý để phòng tránh say nắng:
- Tránh những tình huống làm cho bé phải ở lâu ngoài nắng nóng:
+ Chở trẻ đi xa, đi lâu dưới trời nắng nóng bằng xe gắn máy. Nếu cần thiết phải đi như thế thì cần che nắng cẩn thận, cần chọn những chặng dừng chân ở nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo và quạt mát, rửa mặt, cho trẻ uống nước, nghỉ ngơi rồi mới đi tiếp;
+ Tắm hồ bơi không có mái che, tắm biển, đá banh ngoài nắng… liên tục cả buổi mà không xen kẽ những lúc vào bóng mát nghỉ ngơi, uống nước;
+ Cho trẻ tập luyện, hoạt động thể lực ngay từ đầu với cường độ cao, thời gian lâu trong thời tiết nắng nóng mà không không có quá trình giúp bé thích nghi dần.
- Chủ động cho bé uống nước thường xuyên chứ không đợi đến khi bé khát nước;
- Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
- Khi ra nắng phải đội nón rộng vành, trẻ nhỏ không nên quấn chăn mền quá dày, ủ trẻ với quá nhiều khăn, tã…
(Bệnh viện Nhi đồng 1)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,682
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,869