Theo một nghiên cứu gần đây của bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình cứ 5 người cao tuổi có một người mắc hội chứng chuyển hoá.
Hội chứng chuyển hóa có các thành phần rối loạn xuất hiện đồng thời trên cơ thể người như: Rối loạn dung nạp gluco, kháng insulin, béo phì, béo bụng... Đây là bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, mạch máu não và làm tăng nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên theo tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi 20 khoảng 10% và tăng lên 40% ở lứa tuổi 60.
Các thành phần của hội chứng chuyển hóa làm cho các triệu chứng của bệnh nặng lên, ví dụ béo bụng làm tăng nguy cơ đề kháng insullin, đái tháo đường; Rối loạn chuyển hóa lipit làm tăng nguy cơ về sơ vữa động mạch; Tăng huyết áp tăng nguy cơ về xơ vữa mạch vành, bệnh tim mạch và mạch máu não…
Những người mắc bệnh chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 lần, và nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 3 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa. Việc phối hợp bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não, nhồi máu mão… làm tăng nguy cơ tử vong.
Điều trị:
Trong điều trị về hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucozo, đái tháo đường phải ổn định về đường huyết, rối loạn lipit phải điều trị lượng mỡ máu phù hợp. Thông thường bệnh nhân có nhiều thành phần bệnh phối hợp nên cần phải được điều trị cùng lúc các bệnh đó.
Chế độ ăn uống:
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý để phòng những biến chứng khác có thể xảy ra. Để phòng tránh hội chứng chuyển hóa, chế độ ăn phải hạn chế những thực phẩm có hàm lượng mỡ cao như mỡ động vật, thành phần nhiều cholesteron, như trứng, bổ sung nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh…
Chế độ vận động:
Ngoài việc kết hợp giữa điều trị và ăn uống, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa cần có một chế độ luyện tập hợp lý. Bệnh nhân nên có hoạt động thể lực từ 30 – 45 phút mỗi ngày, trung bình 5 ngày mỗi tuần và mỗi tuần khoảng 150 phút luyện tập cho các bộ môn phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập thể dục tại chỗ, dưỡng sinh, yoga…
(VTV)
Hội chứng chuyển hóa có các thành phần rối loạn xuất hiện đồng thời trên cơ thể người như: Rối loạn dung nạp gluco, kháng insulin, béo phì, béo bụng... Đây là bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, mạch máu não và làm tăng nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng lên theo tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi 20 khoảng 10% và tăng lên 40% ở lứa tuổi 60.
Các thành phần của hội chứng chuyển hóa làm cho các triệu chứng của bệnh nặng lên, ví dụ béo bụng làm tăng nguy cơ đề kháng insullin, đái tháo đường; Rối loạn chuyển hóa lipit làm tăng nguy cơ về sơ vữa động mạch; Tăng huyết áp tăng nguy cơ về xơ vữa mạch vành, bệnh tim mạch và mạch máu não…
Những người mắc bệnh chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 lần, và nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 3 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa. Việc phối hợp bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não, nhồi máu mão… làm tăng nguy cơ tử vong.
Điều trị:
Trong điều trị về hội chứng chuyển hóa, bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucozo, đái tháo đường phải ổn định về đường huyết, rối loạn lipit phải điều trị lượng mỡ máu phù hợp. Thông thường bệnh nhân có nhiều thành phần bệnh phối hợp nên cần phải được điều trị cùng lúc các bệnh đó.
Chế độ ăn uống:
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý để phòng những biến chứng khác có thể xảy ra. Để phòng tránh hội chứng chuyển hóa, chế độ ăn phải hạn chế những thực phẩm có hàm lượng mỡ cao như mỡ động vật, thành phần nhiều cholesteron, như trứng, bổ sung nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh…
Chế độ vận động:
Ngoài việc kết hợp giữa điều trị và ăn uống, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa cần có một chế độ luyện tập hợp lý. Bệnh nhân nên có hoạt động thể lực từ 30 – 45 phút mỗi ngày, trung bình 5 ngày mỗi tuần và mỗi tuần khoảng 150 phút luyện tập cho các bộ môn phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập thể dục tại chỗ, dưỡng sinh, yoga…
(VTV)