Người mắc hội chứng thận hư và chuyện kế hoạch hóa gia đình


4,226
1
1
Xu
53
Người mắc chứng thận hư cần lưu ý những gì khi mang thai cũng như cần chuẩn bị gì khi chuẩn bị sinh con. Một số giải đáp dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Thận hư có gây vô sinh?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi nếu thận hư thì có sợ bị vô sinh không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào em!

Em không nói rõ thận hư theo bệnh chứng Đông y, hay theo chẩn đoán Tây y, nên tôi không trả lời chính xác em được. Em có thể tham khảo các triệu chứng thận hư do tây y và đông y dưới đây.

Theo Tây y: Hội chứng thận hư là một tập hợp các biểu hiện của bệnh cầu thận mãn tính được đặc trưng bằng tình trạng tiểu protein, giảm protein máu, phù, tăng lipit máu, giảm albumin máu và những rối loạn chuyển hóa khác. Hội chứng thận hư có thể nguyên phát hoặc thứ phát do nhiều lí do (do thuốc, dị ứng, nhiễm trùng, bệnh hệ thống, ung thư, bệnh di truyền và chuyển hóa, các lí do khác). Bệnh này, không gây vô sinh.

Theo Đông y: Thận là cơ quan có nhiều vai trò rất quan trọng như: Thận chủ thủy dịch, thận chủ nạp khí, thận chủ cốt sinh tủy, thận khai khiếu vô nhĩ… Vì vậy khi thận bị tổn thương, sẽ tác động rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe.

Bệnh thận trong Đông y được gọi là thủy lũng. Thủy lũng nằm trong bệnh chứng “cổ”, là một trong tứ chứng nan y: “Phong, lao, cổ, lại”. Đây là bệnh có triệu chứng rất phức tạp, trên lâm sàng rất khó xác chẩn.

Khi thận bị bệnh, có thể sẽ triệu chứng rất nhiều biểu hiện ở các cơ quan: Sinh dục, hô hấp (nạp khí), tiêu hóa (mệnh môn hỏa gây tiết tả), rối loạn nội tiết, biến loạn xương khớp.

Trong thực tế, các thầy thuốc thường chia làm ba loại chính:

Loại bệnh về chức năng bế tàng: Vô sinh, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, tảo tiết, ù tai, đau lưng, rụng tóc… Loại bệnh về thủy: Phù thũng, lâm chứng, di niệu… Những bệnh khác của các tạng phủ liên quan trực tiếp đến thận như: Hen suyễn, ngũ canh tả…

Chúc em khoẻ!

Bị thiếu máu tan huyết và lupus ban đỏ – hội chứng thận hư cần có chế độ ăn như thế nào và có mang thai được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Cháu năm nay 21 tuổi. Cháu bị thiếu máu huyết tán được 6 năm, bệnh tình vẫn chưa khoẻ, còn phải dùng thuốc Fastcort V-16mg ngày 3 viên tới nay bệnh lại biến chứng qua bệnh khác là Iupus ban đỏ – hội chứng thận hư, cháu cũng tẩm bổ nhiều lắm sao mà tẩm bổ cho cái này thì cái khác bị tác động. Nay cháu mong bác sĩ chỉ giúp cháu chế độ ăn như thế nào mới thuận lợi cho 2 thứ bệnh của cháu, và bệnh của cháu có thể có bầu đuợc không, có tác động tới em bé không?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Thiếu máu huyết tán (thiếu máu tan máu) là bệnh do nhiều lí do ra:

Tan máu do lí do tại hồng cầu.

Thiếu máu tan máu do lí do tại hồng cầu hầu hết là bệnh tan máu di truyền. Đó có thể là do bệnh ở màng hồng cầu: Hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền (bệnh Minkowski-Chauffard); hồng cầu hình bầu dục di truyền; hồng cầu hình răng cưa di truyền (Stomatocystosis). Đó có thể là do bệnh về Hemoglobin: Bệnh Thalassemia: Alpha-thalassemia, Beta-thalassemia; bệnh Hemoglobin bất thường HbE, HbV, HbC, HbD, Hemoglobin không bền vững. Hoặc bệnh thiếu hụt enzym hồng cầu: Bất thường đường Pento-phosphat: thiếu Gluco-6 phosphat-dehydrogenase (G6PD); Thiếu enzym Glycotic: thiếu Pyruvat-kinase (PK), thiếu Gluco phosphat-isomerase.

Tan máu do lí do ngoài hồng cầu. Thiếu máu tan máu do lí do ngoài hồng cầu hầu hết là bệnh tan máu mắc phải. Đó có thể là bệnh tan máu miễn dịch do đồng kháng thể, gây tan máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ ABO, Rh; thiếu máu tan máu tự miễn (kháng thể IgG hay IgM); tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (Penicillin, Methyl dopa).

Đó cũng có thể là do nhiễm khuẩn hay nhiễm kí sinh trùng như sốt rét, nhiễm khuẩn huyết.

Hoặc các lí do từ độc tố: vi khuẩn, nọc rắn, bỏng… cường lách, hội chứng tan máu Urê máu cao.

Bạn bị thiếu máu huyết tán kèm lupus ban đỏ – hội chứng thận hư, tức là bạn bị thiếu máu tan máu tự miễn. Thiếu máu tan máu tự miễn là thiếu máu do cơ thể tự sinh ra kháng thể kháng lại trực tiếp với kháng nguyên hồng cầu. Bệnh thường xảy ra phối hợp với một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm gan, viêm phổi do vius, tăng bạch cầu đơn nhân nhiẽm khuẩn, hoặc trên cơ sở bị một số bệnh như u lympho, hodgkin, lupus ban đỏ, hội chứng suy giảm miễn dịch. Trong lupus, thiếu máu tan máu là một trong 11 tiêu chuẩn để chẩn đoán lupus. Lupus ban đỏ là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh tạo keo (60%) triệu chứng viêm lan tỏa hay rải rác ở tổ chức liên kết, lí do do tự miễn. Ngày nay được xem là bệnh tự miễn trên 1 cơ địa đặc biệt do hoạt động quá mức của tế bào B và sản sinh tự kháng thể là đặc trưng của bệnh lupus.

Để điều trị bệnh lupus, ngoài liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hỗ trợ thì chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng. Chế độ ăn trong lupus là chế độ ăn mỡ và cholesterol thấp, bổ sung vitamin B có thể giảm homocystein. Nhưng bệnh của bạn là lupus ban đỏ – hội chứng thận hư. Tức là có thể đã có phù toàn thân kèm theo cổ chướng và tràn dịch màng phổi, có protein niệu cao > 3,5g/24 giờ, protein máu giảm < 60g/lít, albumin máu < 30g/lít, rối loạn lipid máu: lipid máu tăng > 9g/lít, cholesterol tăng > 6,5mmol/lít, triglycerid > 2,3mmol/lít. Có hạt mỡ lưỡng chất, trụ mỡ trong nước tiểu. Do đó chế độ ăn lại càng quan trọng. Vì khi mắc hội chứng thận hư, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng.

Ngoài ra ăn kém do cảm thấy căng trướng do bị cổ chướng. Hội chứng thận hư kéo dài sẽ dẫn đến tiêu cơ bắp, rụng tóc. Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong hội chứng thận hư như: Viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi… Cho nên ngoài việc chữa trị bằng thuốc, chế độ ăn trong hội chứng thận hư cũng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu.

Bạn nên tuân thủ các nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân bị hội chứng thận hư:

Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận. Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…nhưng bạn bị lupus nên chỉ ăn lượng đạm bằng một nửa.

Năng lượng: Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.

Chất béo: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận”, vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc. Hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ.

Các vitamin, muối khoáng và nước:

Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu thêm 500ml.

Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.

Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, Beta caroten, vitamin A, Selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. Trong những tình huống tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Về vấn đề mang thai, bạn cần biết khi mang thai bệnh nặng lên với mẹ và nguy cơ sảy thai cao, nên phải chú ý kiểm soát bệnh ở bệnh nhân có thai, thận trọng khi uống thuốc. Nguyên nhân tử vong có phần gia tăng do các nhiễm trùng cơ hội, xơ mỡ mạch vành tăng và các u tân sinh, cần nhấn mạnh các nguy cơ do sử dụng kéo dài corticoide và ức chế miễn dịch.

Lupus và thai nghén: thai nghén làm nặng thêm bệnh lupus (đặc biệt là nặng thêm tổn thương thận) và dễ gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Chính vì những lý do trên nên chỉ khuyên một phụ nữ mắc bệnh lupus như bạn chỉ được phép có thai trong các điều kiện sau: phải không thấy các dấu hiệu tiến triển bệnh về lâm sàng và cận lâm sàng trong 6 tháng liền trước đó. Tốt nhất phải sinh thiết thận. Nếu có viêm cầu thận màng tăng sinh thì không nên có thai. Nếu bệnh nhân có các kháng thể đặc biệt như kháng thể kháng đông lưu hành thì có nhiều nguy cơ sảy thai. Trường hợp có kháng thể anti-SSA thì có nguy cơ bloc nhĩ thất bẩm sinh ở bào thai. Nếu có thai thì trong thời gian mang thai, bạn phải được theo dõi như tình huống thai nghén có nhiều nguy cơ.

Hiện tại bạn đang dùng Corticoid phải theo dõi chữa trị và thường phải tăng liều trong thời gian thai nghén. Nếu thời điểm bạn mang thai không dùng Corticoid thì trong 3 tháng cuối phải cho Corticoid liều 0,5 mg/kg/24h. Trong tình huống sảy thai hay nạo thai cũng phải cho liều này. Sau đẻ không nên giảm liều Corticoid trong vài tháng và không nên cho con bú.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Hội Chứng Thận Hư Trẻ Em


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, em có con gái năm nay 37 tháng. Bị hội chứng thận hư lúc 20 tháng . Điều trị đợt đầu 5 tháng, ngưng thuốc 3 tháng bị tái phát lại, sau đó điều trị tiếp 4 tháng, hiện nay đã ngưng thuốc được 5 tháng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, protein âm tính. Kết quả độ lọc bình thường. Kết quả điện di Protein máu, tất cả bình thường, trừ anpha 2 còn cao. Xin hỏi bác sĩ anpha 2 còn cao, có sao không ? Và tiên lượng bệnh thế nào ? Cám ơn bác sĩ .

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Hội chứng thận hư ở trẻ em có thể được chữa khỏi hẳn hoàn toàn, nhưng phải đảm bảo đủ liều, đủ thời gian, nghỉ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Điện di protein huyết thanh có giá trị trong tiên lượng bệnh, con bạn có tỉ lệ các loại đã về gần bình thường thì tiên lượng bệnh chữa khỏi là khả quan. Nhưng bạn không được nóng vội nghỉ liều thuốc sớm, tránh để tái phát lại một lần nữa, con bạn đã bị tái phát lại 1 lần rồi. Nếu bệnh cứ tái phát đi tái phát lại sẽ trở thành mãn tính dần dần dẫn đến suy thận không hồi phục.

Điện di protein huyết thanh có giá trị tham chiếu bình thường như sau :
– Albumin : 35 – 50 g/L
– Alpha 1 Globulin : 5 – 12 g/L
– Alpha 2 Globilin : 1 – 4 g/L
– Beta Globulin : 6 – 12 g/L
– Gama Globulin : 5 – 18 g/L
– Protein toàn phần : 60 – 80 g/L

Trong đó: Alpha2 globulin

Giảm trong :

– Suy dinh dưỡng – Bệnh gan nặng – Tán huyết

Tăng trong:

– Bệnh thận (hội chứng thận hư) – Bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính

Như vậy bệnh của con bạn đang tiến triển tốt, điều cốt lõi của điều trị là quyết định nghỉ thuốc khi nào (Nếu dùng quá dài cũng có nhiều bất lợi, nhưng nghỉ sớm bệnh tái phát lại sẽ có nguy cơ bệnh tiến triển thành mãn tính rồi dẫn đến suy thận)

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.
Khi điều trị hết đạm trong nước tiểu, lượng abumin trong máu về bình thường thì thông thường trị số alpha2 globuluin sẽ trở lại bình thường một thời gian sau nữa, khi hết hiện tượng viêm tự miễn.
Trong hội chứng thận hư ở trẻ em có sự hiện diện của Phản ứng viêm của bệnh tự miễn (hoặc có kèm bội nhiểm) làm tăng tốc độ máu lắng liên quan tăng 2globulin. Vì vậy khi đánh giá bệnh đã khỏi có thể ngừng thuốc không cần nhất thiết trị số 2 globulin phải về đúng trị số bình thường mà có thể cao hơn một chút ít.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Hai bệnh này không có mối liên quan đến nhau. Nếu chỉ số haller lớn hơn 3,5 thì phẫu thuật cho bé và bệnh thận hư khỏi (không tái phát sau 3 năm ngưng thuốc)

Bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư có đủ sức khỏe để sinh bé không?


Câu hỏi bởi: Ngọc Mai

Chào các bác sĩ!

Em sinh cháu đầu vào tháng 1/2008, sinh mổ do bị nhiễm độc thai nghén.

Sau khi sinh, em bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư. Em đi chữa và đến giờ bác sĩ kết luận là viêm cầu thận mãn tính: các chỉ số Ure, Cretinin… đều bình thường, em chỉ bị 1 chỉ số Protein trong nước tiểu là 0.29g/l. Tuy nhiên, chỉ số này đang âm tính (duy trì từ tháng 8/2010 đến nay).

Em muốn sinh cháu thứ 2 vào cuối năm 2012 thì sức khỏe có đảm bảo không? Em cần chuẩn bị gì để sinh lần 2?

Ngoài ra, em còn bị thoái hóa đốt sống lưng, có thể là do tác dụng phụ của thuốc chữa thận uống trong thời gian dài. Nhờ có thuốc chữa nên giờ em không còn đau lưng.

Em sợ thận bị nặng hơn nên trì hoãn việc sinh cháu thứ 2. Em rất mong nhận được tư vấn của các bác sĩ.

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Chào bạn!

Qua thư bạn, chúng tôi nhận thấy mấy vấn đề cần bàn như sau:

Bạn sanh mổ vào tháng 1/2008 do nhiễm độc thai nghén.

Viêm cầu thận có hội chứng thận hư, kết luận viêm cầu thận mãn.

Các chỉ số xét nghiệm bình thường từ tháng 8/2010 đến nay.

Thoái hóa đốt sống lưng.

Nhiễm độc thai nghén (NĐTN) hay tiền sản giật là sự phối hợp giữa tăng huyết áp, phù và Protein niệu ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bệnh nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và con, lần sanh đầu bạn bị nhiễm độc thai nghén là do có bệnh thận tiến triển thầm lặng và lâu ngày mà không được phát hiện.

Bình thường khi có thai sẽ có những thay đổi về huyết động: tăng cung lượng tim để đảm bảo tưới máu tăng dần cho động mạch tử cung giúp cho thai phát triển bình thường, gây ứ nước và muối nên phụ nữ có thai thường bị phù, tăng lưu lượng lọc cầu thận và lưu lượng máu tưới thận, tăng thể tích huyết tương…

Hiện tại các chỉ số xét nghiệm về thận của bạn bình thường nhưng không có nghĩa là khỏi bệnh hoàn toàn, kết luận suy thận mãn rồi thì không thể hồi phục.

Hiện tại không rõ sức khỏe bạn như thế nào (có thiếu máu, huyết áp có cao không, có dùng thuốc gì không) vì suy thận mãn tính thường có thiếu máu và huyết áp cao.

Do đó, việc bạn muốn có thai trở lại bạn nên cân nhắc, khi có thai thì nguy cơ nhiễm độc thai nghén sẽ rất cao, bệnh thận đã suy nay càng nặng hơn, nguy hiểm cho cả mẹ và con (mẹ sản giật, nhau bong non – con suy dinh dưỡng, thai chết lưu, đẻ non…).

Quan trọng bây giờ bạn không nên để bệnh suy thận tiến triển thêm, lưu ý chế độ ăn (ăn lạt, giảm muối), hạn chế các trái cây có nhiều Kali, tái khám theo lịch hẹn (làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận).

Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập, thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế, trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hóa và sức nâng đỡ kém dẫn đến thoái hóa cột sống.

Vì vậy thoái hóa cột sống không phải do tác dụng phụ của thuốc điều trị thận như bạn nghĩ.

Chúc bạn khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.