Hướng dẫn mẹ cách thay tã cho bé


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Thay tã lót cho bé thường xuyên là việc rất cần thiết và quan trọng, bởi vì nước tiểu kết hợp với vi khuẩn trong không khí sẽ gây ra các bệnh viêm da và phát ban do tã lót.


Cần thực hiện việc thay tã trước và sau khi ăn (trừ buổi đêm, khi mà việc thay tã lót làm ảnh hưởng tới giấc ngủ). Tất nhiên là phải thay tã sau khi bé ị.


Bé thường ị nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi cho bé ăn (do phản ứng của đường ruột). Trong những ngày đầu, bé thường ị phân su (màu đen và dính), sau đó sẽ chuyển sang màu vàng.


Tình trạng ẩm ướt sẽ không gây khó chịu cho hầu hết các bé mới sinh vì thế đừng nghĩ rằng bé sẽ khóc hay khó chịu mỗi khi thấy muốn được thay tã. Các loại tã dùng một lần có khả năng thấm hút rất tốt vì thế sẽ không thể biết được tã ướt trừ khi chúng đã bị bão hòa. Để tránh tình trạng tã lót quá tải, cần kiểm tra sau mỗi 2 tiếng bằng cách đưa ngón tay sạch vào phía trong tã.




Chọn tã


Tã vải truyền thống thường được ưa chuộng hơn tã dùng một lần (bỉm), đặc biệt là vào những tháng đầu mới chào đời. Bởi tã vải rẻ hơn và ít gây phát ban hơn.


Trước khi quyết định dùng loại tã vải hay bỉm, hãy nghĩ tới những yếu tố cơ bản như: Nhà có máy giặt và sấy khô không nếu định dùng tã vải. Nếu chọn bỉm thì mua ở đâu và trong nhà có chỗ nào để cất không?


Hãy trò chuyện với những người mẹ có con nhỏ về kinh nghiệm dùng các loại tã. So sánh giá trị sử dụng và số tiền bỏ ra khi dùng tã.


Bạn có thể dùng tã và bỉm kết hợp, cũng không cần đầu tư các loại tã bỉm quá đắt tiền.


Chuẩn bị thay tã


Bạn sẽ cần một khu vực an toàn với khăn và các dung dịch vệ sinh cần dùng: Một chiếc tã sạch; Một chiếc túi hay xô/chậu để đựng tã bẩn; Khăn xô và nước ấm; Một chiếc xô có sẵn xà phòng nếu dùng tã vải; Kem chống hăm nếu bé bị phát ban do tã; Đồ chơi – cho bé một món đồ chơi nào đó để đánh lạc hướng bé khi mẹ thay tã.


Thao tác thay tã


1. Tháo miếng dính 2 bên nhẹ nhàng và dán ngay vào tã lót để chúng không dính vào người bé. Đừng kéo tã bẩn ra vội.


2. Đặt 1 miếng giấy sạch lên trên tã bẩn hoặc kéo tã ra ngoài 1 chút nếu tã quá bẩn. Lau vùng sinh dục cho bé bằng một miếng vải mềm sạch.


3. Nâng mông bé lên và có thể dùng mắt cá chân của bạn đỡ mông này nếu chưa thành thạo.


4. Gấp tã bẩn lại làm đôi, chỉ chừa lại phần sạch sẽ.


5. Dùng khăn sạch lau phần phía trước. Nếu là bé gái thì lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn nhiễm vào bộ phận sinh dục.


6. Nâng cả chân bé lên và lau mông.


7. Thay tã sạch vào. Lúc này có thể thoa chút phấn rôm nếu cần thiết.


8. Kéo miếng dán sẵn ở 2 bên tã rồi dính lại sao cho vừa ôm người bé, không quá chặt hay quá lỏng (nhét vừa 1 ngón tay).


9. Mặc quần cho bé rồi thu dọn tã bẩn và rửa tay với nước và xà phòng.

(Mẹ yêu con)
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Thay bỉm đúng cách cho bé

Có thể thay bỉm cho bé trên giường, sàn nhà, trong căn phòng mát mẻ (mùa hè) và ấm áp (mùa đông).

Vật dụng cần chuẩn bị


- Một bỉm sạch để thay.


- Khăn ướt hoặc khăn xô được nhúng nước ấm, sạch và vắt khô. Nếu bé “bĩnh” ra bỉm thì bạn cần vệ sinh vùng quấn tã cho bé thật sạch sẽ bằng nước ấm rồi mới thay bỉm mới.


- Khăn xô (hoặc khăn bông) khô, mềm để lau cho bé.


- Kem chống hăm (nếu cần).


Vệ sinh cho bé


Bạn nhẹ nhàng tháo bỉm bẩn cho bé. Sau đó, dùng khăn ướt hoặc khăn xô với chậu nước ấm để lau chùi vùng quấn tã cho bé thật cẩn thận.


Lưu ý lau từ trước sang sau.


Trường hợp bé “ị” ra bỉm nên lưng, bụng… của bé bị dính bẩn thì bạn cần đưa bé vào nhà tắm, lau rửa sạch sẽ nửa thân dưới của bé.


Tiếp đến dùng khăn bông mềm, vỗ nhẹ cho mông bé thật khô. Tránh chà sát mạnh vì làm bé bị đau rát.


Bôi kem chống hăm cho bé. Lưu ý chỉ nên bôi kem khi da bé đã sạch và khô. Chờ một chút cho mông bé khô hẳn rồi mới đóng bỉm.


Đóng bỉm


Nên chọn size bỉm tương ứng với trọng lượng của bé (thường có size dành cho bé sơ sinh; size S, M, L và XL). Nên chọn loại bỉm mềm, có độ thoáng và thấm tốt, không gây khó chịu cho bé khi nằm hay vận động.


Nếu chọn bỉm quần thì thao tác đơn giản, tương tự như bạn đang mặc quần cho bé.


Nếu chọn bỉm dính (dán) thì bạn có thể đặt bé nằm ngửa trên giường (nhớ kê thêm miếng lót nilon vì bé có thể tè trong lúc đang đóng bỉm). Một tay bạn nhấc hai chân bé lên, tay kia luồn bỉm xuống dưới mông bé.


Nhẹ nhàng cố định hai miếng dán bỉm ở hai bên hông của bé. Bỉm nên ôm vừa, không quá chặt. Vị trí đúng của bỉm là khi 2 bên rìa chun nằm vào vị trí bẹn của bé (như vậy đùi bé không bị lằn). Bỉm thẳng, ngay ngắn.


Lưu ý an toàn


Nếu bạn đặt bé lên giường thì không nên lơ là làm việc khác trong lúc chờ đóng bỉm cho con. Nếu bạn buộc phải nghe điện thoại hoặc ra mở cửa, bạn nên đặt bé an toàn vào cũi hoặc bế bé theo.


Không bao giờ được đặt bé một mình trên giường vì bé có thể bị ngã trong tích tắc.

(Mẹ và bé)
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Hướng dẫn sử dụng khăn giấy ướt an toàn cho bé

Theo tài liệu của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan an toàn dược phẩm Pháp (ANSM) và những tạp chí khoa học khác như International Journal of Toxicology, Journal of the American College of Toxicology…, khăn giấy ướt chủ yếu làm từ nước (hơn 90%) pha một nồng độ nhất định các hóa chất bảo quản và hương liệu để chống lại sự sinh sản của các loại vi khuẩn và nấm mốc có hại. Trong số các chất được sử dụng thì Phenoxyl Ethanol và Parabens có nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng đối với sức khỏe.




Cả Phenoxyl Ethanol và Parabens đều được sử dụng như một chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da. Chúng có khả năng giết vi khuẩn, nấm, men, giúp sản phẩm không bị nhiễm khuẩn. Trên thực tế, khăn giấy ướt sau khi sản xuất còn trải qua quá trình vận chuyển dưới những điều kiện khắc nghiệt và được trưng bày dài ngày trên các quầy kệ. Nếu không có các chất bảo quản thì vi khuẩn và nấm mốc sẽ phát sinh trong thời gian này và gây hại nghiêm trọng cho người sử dụng.


Theo FDA và ANSM, Phenoxylethanol ở nồng độ thấp, dưới 1%, là chất bảo quản hiệu quả và vô hại. Parabens an toàn khi được sử dụng với nồng độ 0,01-0,3%. Hiện chưa có cảnh báo chính thức về vấn đề độc hại của Phenoxylethanol và Paraben trong khăn giấy ướt nếu sử dụng đúng nồng độ an toàn. Tuy vậy để bảo vệ sức khỏe, các cơ quan chức năng vẫn khuyến cáo người tiêu dùng nên mua sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín, với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.


Theo đó, khi chọn mua khăn giấy ướt cần kiểm tra kỹ công thức thành phần trên bao bì. Chỉ nên sử dụng sản phẩm có ghi chú chi tiết thành phần với tên hóa học rõ ràng. Một khi đã ghi đầy đủ trên bao bì, nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm công bố nồng độ các chất này trong tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm.


Người dùng cũng nên cẩn trọng trước những sản phẩm chỉ ghi chung thành phần gồm chất bảo quản, hương liệu... Cách ghi như vậy có thể gây hiểu nhầm và không nhận biết được các chất có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với những người có da mẫn cảm, dễ bị dị ứng.


Nên chọn loại giấy ướt có hương thơm tự nhiên, nhẹ nhàng vì chúng thường an toàn, hầu như không có khả năng gây kích ứng da. Loại khăn ướt không chứa cồn, bề mặt mịn, mềm sẽ giúp người dùng dễ chịu hơn và không gây trầy xước da khi sử dụng.


Không nên sử dụng khăn ướt để lau vết thương, vết trầy xướt. Lý do là các chất trong khăn có thể sẽ gây ảnh hưởng và làm vết thương bị xót.


Nếu trong vòng 24 tiếng đồng hồ các mẹ chỉ dùng khăn ướt hay giấy mềm lau chùi mà không rửa bằng nước thì sẽ không thể đảm bảo vệ sinh cho bé. Hàng ngày, ngoài việc vệ sinh bằng khăn ướt, bé nên được rửa ráy bằng nước ít nhất hai lần để đảm bảo sạch sẽ.

(Theo VNE)
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl