Mỗi lần mang thai đều khác biệt, xét về những ảnh hưởng lên cảm xúc và cơ thể bạn. Hãy chọn lựa những sự hỗ trợ phù hợp với hoàn cảnh và hữu ích với bạn nhất để có lần mang thai và sinh nở thứ hai an toàn và khỏe mạnh.Cần chuẩn bị gì cho lần mang thai thứ haiThông thường, bạn có tâm lý cảm thấy lần mang thai thứ hai hoặc những lần mang thai tiếp đó trôi qua nhanh chóng.Tuy mỗi lần mang thai đều khác biệt về những ảnh hưởng lên cảm xúc và cơ thể bạn, nhưng các bước bạn cẩn chuẩn bị để mang thai khỏe mạnh thì vẫn giống nhau.Bạn cần phải uống 400mg acid folic kể từ thời gian bạn bắt đầu “thả” để có em bé thứ hai cho tới tuần thai thứ 12. Acid folic giúp bảo vệ đứa con sắp chào đời của bạn khỏi những dị tật ở hệ thần kinh.
Cố gắng ăn uống lành mạnh, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bạn và thai nhi. Bao gồm: Ăn nhiều tinh bột carbohydrates (như bánh mì, mì ống, cơm, lý tưởng là ngũ cốc).Ăn nhiều rau và hoa quả (bao gồm các loại rau có lá xanh đậm giàu folate như rau cải bó xôi.
Một chút protein (thịt trắng và cá) hoặc đỗ và đậu lăng.
Các thực phẩm sữa có hàm lượng béo thấp, chứa canxi (như sữa chua hoặc sữa không kem).Một ít thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo như bánh và nước ngọt.Mặc dù giai đoạn bầu bí này mệt mỏi hơn nhưng bạn cố gắng đừng phụ thuộc quá nhiều vào đồ uống có chứa caffein để trở nên tỉnh táo. Bạn cần giới hạn lượng caffein bạn uống xuống dưới 200mg một ngày. Nếu bạn dùng hơn con số này trong giai đoạn bầu bí, bạn có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con thiếu cân.
Bạn cũng nên tập thể dục hàng ngày, nhưng nên chọn cách tập luyện phù hợp với mình. Nếu con đầu của bạn còn nhỏ, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày trong khi đẩy xe nôi của con. Hoặc bạn cũng có thể tập các bài tập dành cho thời kỳ mang thai tại phòng khách.
Hàng ngày, bạn cũng nên dành 2 đến 3 phút hít thở sâu và thư giãn khi bạn nghĩ về đứa con đang lớn lên trong bụng.Thai phụ sẽ cảm thấy thế nào thời gian này?Bụng bầu của bạn sẽ thấy rõ hơn so với lần mang thai trước. Bạn cũng có thể cảm nhận được cử động của thai nhi sớm hơn vài tuần so với lần đầu.Nếu bạn bị nghén hoặc hơi mệt mỏi trong lần mang thai trước, bạn có thể sẽ không bị như vậy nữa trong lần mang thai này. Bạn cũng ít cảm thấy mệt mỏi hơn so với lần mang thai đầu, tuy nhiên cũng tùy trường hợp.Các triệu chứng mà bạn trải qua trong lần mang thai đầu, như giãn tĩnh mạch, trĩ… cũng có thể sẽ tái diễn. Nhưng lần này bạn sẽ biết cách để giải quyết những rắc rối tốt hơn.
Bạn cũng có thể cảm thấy đau khung xương chậu sớm hơn và nhiều hơn so với lần mang thai đầu. Mang thai nhiều lần sẽ khiến xương chậu bị căng và bạn cần phải để ý đến vùng lưng. Bạn nên quỳ gối xuống nếu muốn nhặt vật gì lên và nên ngồi dựa lưng vào gối tựa.Nếu bạn gặp các vấn đề y học trong lần mang thai đầu, như tiểu đường khi mang thai hoặc ứ mật sản khoa, thì những vấn đề này vẫn có khả năng tái diễn trong lần mang thai thứ hai.
Bạn đã gác lại những trải nghiệm về những vấn đề trong lần mang thai trước nhưng khi bạn tiếp tục có thai, những vấn đề lại tái hiện. Đừng tự mình giải quyết vấn đề mà hãy trò chuyện với bạn bè, giáo viên tiền sản hoặc bác sĩ để tìm sự cảm thông và giúp đỡ.Bạn cũng cảm thấy mình không nhận được nhiều sự quan tâm như lần mang thai đầu. Điều này hiển nhiên vì mọi thứ thường diễn ra suôn sẻ hơn trong lần mang thai và sinh nở thứ hai. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.Tôi sẽ được hỗ trợ nhiều như lần mang thai đầu không?
Nếu bạn mang thai lần thứ hai cùng thời điểm với bạn bè, hãy chia sẻ các kinh nghiệm với mọi người về các triệu chứng thời kỳ mang thai. Điều này sẽ khiến bạn có được sự hỗ trợ và an ủi tốt nhất.Nếu bạn mang thai lần thứ hai cách lần thứ nhất một khoảng thời gian dài và bạn bè của bạn đều đã “hoàn thành nhiệm vụ” từ lâu, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập. Sau 10 năm kể từ khi bạn sinh đứa con đầu lòng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà bầu cũng đã thay đổi rất nhiều. Bạn nên đến các lớp tiền sản để có được sự hỗ trợ. Bạn cũng có thể lên mạng vào các diễn đàn về bầu bí để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Cố gắng ăn uống lành mạnh, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bạn và thai nhi. Bao gồm: Ăn nhiều tinh bột carbohydrates (như bánh mì, mì ống, cơm, lý tưởng là ngũ cốc).Ăn nhiều rau và hoa quả (bao gồm các loại rau có lá xanh đậm giàu folate như rau cải bó xôi.
Một chút protein (thịt trắng và cá) hoặc đỗ và đậu lăng.
Các thực phẩm sữa có hàm lượng béo thấp, chứa canxi (như sữa chua hoặc sữa không kem).Một ít thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo như bánh và nước ngọt.Mặc dù giai đoạn bầu bí này mệt mỏi hơn nhưng bạn cố gắng đừng phụ thuộc quá nhiều vào đồ uống có chứa caffein để trở nên tỉnh táo. Bạn cần giới hạn lượng caffein bạn uống xuống dưới 200mg một ngày. Nếu bạn dùng hơn con số này trong giai đoạn bầu bí, bạn có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con thiếu cân.
Bạn cũng nên tập thể dục hàng ngày, nhưng nên chọn cách tập luyện phù hợp với mình. Nếu con đầu của bạn còn nhỏ, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày trong khi đẩy xe nôi của con. Hoặc bạn cũng có thể tập các bài tập dành cho thời kỳ mang thai tại phòng khách.
Hàng ngày, bạn cũng nên dành 2 đến 3 phút hít thở sâu và thư giãn khi bạn nghĩ về đứa con đang lớn lên trong bụng.Thai phụ sẽ cảm thấy thế nào thời gian này?Bụng bầu của bạn sẽ thấy rõ hơn so với lần mang thai trước. Bạn cũng có thể cảm nhận được cử động của thai nhi sớm hơn vài tuần so với lần đầu.Nếu bạn bị nghén hoặc hơi mệt mỏi trong lần mang thai trước, bạn có thể sẽ không bị như vậy nữa trong lần mang thai này. Bạn cũng ít cảm thấy mệt mỏi hơn so với lần mang thai đầu, tuy nhiên cũng tùy trường hợp.Các triệu chứng mà bạn trải qua trong lần mang thai đầu, như giãn tĩnh mạch, trĩ… cũng có thể sẽ tái diễn. Nhưng lần này bạn sẽ biết cách để giải quyết những rắc rối tốt hơn.
Bạn cũng có thể cảm thấy đau khung xương chậu sớm hơn và nhiều hơn so với lần mang thai đầu. Mang thai nhiều lần sẽ khiến xương chậu bị căng và bạn cần phải để ý đến vùng lưng. Bạn nên quỳ gối xuống nếu muốn nhặt vật gì lên và nên ngồi dựa lưng vào gối tựa.Nếu bạn gặp các vấn đề y học trong lần mang thai đầu, như tiểu đường khi mang thai hoặc ứ mật sản khoa, thì những vấn đề này vẫn có khả năng tái diễn trong lần mang thai thứ hai.
Bạn đã gác lại những trải nghiệm về những vấn đề trong lần mang thai trước nhưng khi bạn tiếp tục có thai, những vấn đề lại tái hiện. Đừng tự mình giải quyết vấn đề mà hãy trò chuyện với bạn bè, giáo viên tiền sản hoặc bác sĩ để tìm sự cảm thông và giúp đỡ.Bạn cũng cảm thấy mình không nhận được nhiều sự quan tâm như lần mang thai đầu. Điều này hiển nhiên vì mọi thứ thường diễn ra suôn sẻ hơn trong lần mang thai và sinh nở thứ hai. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.Tôi sẽ được hỗ trợ nhiều như lần mang thai đầu không?
Nếu bạn mang thai lần thứ hai cùng thời điểm với bạn bè, hãy chia sẻ các kinh nghiệm với mọi người về các triệu chứng thời kỳ mang thai. Điều này sẽ khiến bạn có được sự hỗ trợ và an ủi tốt nhất.Nếu bạn mang thai lần thứ hai cách lần thứ nhất một khoảng thời gian dài và bạn bè của bạn đều đã “hoàn thành nhiệm vụ” từ lâu, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập. Sau 10 năm kể từ khi bạn sinh đứa con đầu lòng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà bầu cũng đã thay đổi rất nhiều. Bạn nên đến các lớp tiền sản để có được sự hỗ trợ. Bạn cũng có thể lên mạng vào các diễn đàn về bầu bí để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
BacSyTrucTuyen.Com (Theo Giadinhvn)