Những thông tin Quan Trọng Nhất dành cho bệnh nhân Chuẩn Bị Nội Soi Khớp Gối


Ngọc Thúy

New Member
5
0
1
30
Xu
0
Hiện nay chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi lo lắng về các vấn đề sau mổ như đau, sưng, dính khớp. Bác sĩ Trương Công Dũng đã từng đề cập tới các biến chứng sau mổ trên báo Tuổi Trẻ năm 2010. Nay, ông sẽ trình bày rõ hơn cho các độc giả.



1. TRONG GỐI CÓ GÌ?

Khớp gối có các cấu trúc sau:

* Sụn

Có 2 loại sụn thường gặp trong khớp gối:

  • Loại đầu tiên được gọi là SỤN CHÊM – hai miếng sụn nêm lại, một ở bên trong (sụn chêm trong) và một ở bên ngoài gối (sụn chêm ngoài) giữa xương đùi và xương chày. Hai sụn chêm giúp gối thực hiện tốt chức năng của nó bằng cách giúp tải trọng, hấp thu các chấn động, ổn định khớp và làm nhờn khớp.
  • Loại thứ hai là SỤN KHỚP che phủ bề mặt của đầu tận cùng xương đùi, xương chày và xương bánh chè (chỏm khớp) giúp giảm thiểu ma sát và phân bố lực bên trong khớp gối.
* Dây chằng

Chúng giúp giữ các xương lại với nhau, nhờ vậy ổn định khớp.

Dây chằng chéo trước (ACL) là nơi dễ bị tổn thương nhất.

2. NỘI SOI KHỚP GỐI
Nội soi khớp là một phẫu thuật cho phép bác sĩ phẫu thuật xem xét bên trong khớp. Điều này giúp cho chẩn đoán và thực hiện các phương pháp điều trị. Phẫu thuật được thực hiện bằng cách tạo ra những lỗ nhỏ quanh khớp và đưa những dây kính viễn vọng nhỏ vào để quan sát.

Các thủ thuật nào có thể được thực hiện bằng nội soi khớp?

Nội soi khớp cho phép phẫu thuật viên nhìn vào bên trong khớp và thực hiện nhiều loại phẫu thuật khác nhau, như:

  • Đánh giá khớp toàn diện (nội soi chẩn đoán)
  • Lấy đi sụn bị tổn thương hay rách (cắt sụn chêm một phần)
  • Khâu lại sụn bị rách (khâu sụn chêm)
  • Mài nhẵn bề mặt khớp bị tổn thương trong viêm khớp (chondroplasty), thoái hóa khớp
  • Sắp xếp lại xương bánh chè trong lệch xương (cấp kênh mặt khớp)
  • Lấy đi bao khớp (cắt bao hoạt dịch), lấy sụn khớp
  • Thay sụn khớp (cấy ghép sụn)
  • Tái tạo dây chằng khớp gối
3. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM

Nội soi khớp gối có thể được thực hiện dưới gây mê (cho ngủ), hay tê vùng ( tê tủy sống hay ngoài màng cứng). Loại vô cảm tùy thuộc và sự chọn lựa của bạn. Bác sĩ gây mê sẽ bàn bạc với bạn vào sáng hôm phẫu thuật.



4. NGUY CƠ CỦA PHẪU THUẬT

4.1 CÁC NGUY CƠ KHI THỰC HIỆN NỘI SOI KHỚP?

Nội soi khớp là một phẫu thuật an toàn với rất ít nguy cơ. Khớp của bạn có thể bị sưng hay đau vài tuần nhưng chỉ thoáng qua. Có một nguy cơ rất thấp bị nghẽn mạch do cục máu đông, và nguy cơ 0.1% đến 1% bị nhiễm trùng.

4.2 NGUY CƠ TỔNG QUÁT ( nguy cơ của gây mê)

Bao gồm:

(a) Xẹp phổi một phần, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Đôi khi cần dùng kháng sinh và vật lý trị liệu.

(b) Tắt mạch máu ở chân gây đau và sưng. Hiếm khi một phần cục máu đông vỡ ra, di chuyển đến phổi và có thể gây tử vong.

(c) Cơn đau tim do đột quỵ

(d) Tử vong do phẫu thuật rất hiếm

Có một số nguy cơ/ biến chứng, bao gồm:

(a) Tê nơi thắt ga-rô do mạch máu và thần kinh tại chỗ bị tổn thương. Có thể tạm thời hay vĩnh viễn.

(b) Chết da bên dưới vùng ga-rô, đôi khi cần băng hay phẫu thuật ghép da.

(c) Gãy dụng cụ trong khi nội soi. Cần mổ hở để lấy ra.

(d) Tổn thương những cấu trúc khác bên trong khớp gối, có thể không hay gây triệu chứng gì.

(e) Nhiễm trùng khớp gối. Cần phẫu thuật và điều trị với kháng sinh.

(f) Đau và những triệu chứng khác do những rối loạn bên trong. Có thể tạm thời hay vĩnh viễn.

(g) Đáp ứng đau bất thường sau mổ làm đau hậu phẫu nặng nề hơn và không đi lại được.

(h) Vết mổ có thể làm thay đổi cảm giác và màu sắc của chi.

(i) Ở một số người, sự lành vết thương bất thường làm vết thương dày hơn, đỏ và đau.

(j) Người béo phì tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng phổi, biến chứng tim, phổi, và tắt mạch.

(k) Người hút thuốc lá tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng phổi, biến chứng tim, phổi và tắt mạch.

(l) Người có bệnh mãn tính, đái tháo đường, viêm gan, suy chức năng gan, thận, tăng nguy cơ biến chứng

(m) Nguy cơ xơ dính, cứng gối, tràn dịch sau mổ. Đặc biệt tràn dịch sau mổ tăng khi có dùng bia rượu thường xuyên, tăng mỡ trong máu.

*Đặc biệt nguy cơ nhiễm trùng sau mổ ngày càng tăng do sức đề kháng giảm và hệ miễn dịch kém, thường gặp ở người có bệnh sẵn như nhiễm trùng tiểu, viêm xoang, viêm gan, đái tháo đường, tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, ăn uống kém, viêm nha chu – sâu răng, lao lực, mất ngủ, bia rượu, thuốc lá quá độ,…

Khi bị nhiễm trùng khớp gối, cần phẫu thuật lại (có khi vài lần) rửa khớp, dẫn lưu, lấy dụng cụ cấy ghép ra, chích kháng sinh vài tuần đến vài tháng mới khỏi.

5. TRƯỚC PHẪU THUẬT

Thức ăn và uống

Bạn sẽ được yêu cầu không ăn gì, kể cả kẹo hay kẹo cao su, trước 6 tiếng và không uống gì 2 tiếng trước khi vào bệnh viện.

6. TRONG PHẪU THUẬT

Ban sẽ được đưa vào phòng mổ bằng xe hay giường đẩy. Mặc đồ phòng mổ. Nhẫn cưới được quấn keo kín lại và răng giả được lấy ra cất ở phòng bệnh.

7. SAU PHẪU THUẬT

Phần lớn trường hợp thời gian hồi phục tùy thuộc vào mức độ tổn thương và bạn tập luyện khớp gối như thế nào. Mỗi trường hợp chấn thương đều khác nhau và thời gian hồi phục của bạn cũng khác với những người khác.

Băng vết mổ

Có một miếng băng lớn quanh gối bạn trong vòng 48-72 giờ. Băng sẽ được lấy bỏ nhưng chừa lại lớp gạc vô trùng. Nếu gạc xanh, thay bằng một miếng băng dính. Đảm bảo bạn rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc vết mổ

Tắm rửa

Khi rửa hay tắm, giữ vết mổ sạch và khô cho đến khi gối bạn dễ chịu hơn. Có thể kéo dài từ 7-10 ngày.

Giảm đau

Bạn được cho thuốc giảm đau sau khi mổ. Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu vài tuần sau mổ, nhưng dùng thuốc giảm đau trong vài ngày đầu tiên giúp bạn dễ chịu hơn.

Về nhà

Trong vòng 48 giờ sau mổ:

  • Không lái xe hơi, xe đạp hay máy động cơ
  • Không uống rượu
Sưng nề

Điều quan trọng là giảm thiểu tình trạng sưng vết mổ càng nhiều càng tốt mặc dù bạn có thể sưng vài tuần đến 2-3 tháng sau mổ. Chườm đá 24 giờ theo hướng dẫn của bác sĩ và ngồi nâng chân cao giúp cải thiện một phần tình trạng này.

Túi đá và Nâng chân cao

Để giảm sưng, nâng chân cao và chườm đá ít nhất 2 ngày sau mổ, hai đến mười lần mỗi ngày. Tiếp tục thực hiện mỗi ngày cho đến khi không còn sưng. Khi ngồi nghỉ, để chân thẳng và không gập gối. Nếu muốn kê chân trên một gối bông, đảm bảo gối được đặt bên dưới gót chân và bắp chân, như vậy chân mới được giữ thẳng.

Trị liệu pháp

Thành công của phẫu thuật tùy thuộc vào sự cố gắng tập luyện của bạn. Các bài tập có thể rất nặng lúc ban đầu và gây đau một chút. Nếu có vẻ như tập luyện làm cho gối đau nhiều hơn hay sưng nhiều hơn, nên giảm số lần tập trong vài ngày. Nếu bạn có bất kỳ sự lo lắng nào về cường độ đau của mình, hãy liên lạc với nhân viên tập.

Hãy hoàn tất bài tập đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn đưa nó vào những hoạt động bình thường hàng ngày, bạn sẽ làm được nó.

Tập luyện giúp ích lợi gì ?

Sự luyện tập dựa trên vài mục tiêu: 1) cho phép mô lành; 2) tái lập lại sự vận động; 3) tái lập sức mạnh của cơ; và 4) trở lại thể thao và các hoạt động hàng ngày. Sau phẫu thuật cắt sụn chêm một phần, tập luyện trở lại rất nhanh chóng. Phần lớn bệnh nhân có thể trở lại hoạt động trong bốn đến sáu tuần. Tuy nhiên, bạn hồi phục lại hoàn toàn sau 2-3 tháng. Sau phẫu thuật khâu sụn chêm, bạn sẽ bị hạn chế một số hoạt động. Phác đồ tập luyện đặc biệt sẽ được xem xét sau khi mổ.

Khi nào tôi có thể trở lại thể thao hay các công việc hàng ngày?

Sự trở lại mức độ làm việc như ý muốn tùy thuộc vào độ nặng của tổn thương và loại phẫu thuật thực hiện. Thông thường, bạn có thể chơi thể thao lại trong 8 tuần đến 8 tháng sau mổ tùy loại phẫu thuật. Bạn phải có vận động tốt, sức cơ khỏe, và kiểm soát được gối. Bạn hồi phục nhanh như thế nào phụ thuộc vào:

1) tốc độ lành vết thương;

2) tổn thương thấy được khi mổ;

3) có biến chứng không;

4) có chấp hành tốt các hướng dẫn sau mổ không;

5) cố gắng tập luyện như thế nào.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.