HIV, viêm gan siêu vi B, herpes (mụn rộp), u sùi, giang mai, lậu, Chlamydia… là những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con cao và gây ra nhiều biến chứng xấu, nguy hiểm cho trẻ.
PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, Trưởng phòng khám Phụ khoa Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và vi-rút sẽ lây từ mẹ sang con bằng hai con đường chính: vượt qua hàng rào nhau máu trong quá trình mang thai hoặc qua niêm mạc, vết trầy xước của trẻ từ dịch tiết của người mẹ trong quá trình sinh; riêng vi-rút HIV còn có thể lây qua đường sữa mẹ.
Herpes sinh dục, u sùi mồng gà, Chlamydia, Strepococcus Beta tán huyết là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hiện vẫn còn gặp nhiều trong thai kỳ, gây ra nhiều dị tật cho thai nhi. Theo PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, đặc điểm chung của các bệnh là không có vắc-xin phòng ngừa (ngoại trừ u sùi mồng gà) và khả năng tái phát cao. Bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ qua cả hai đường hàng rào nhau máu và trong quá trình mẹ sinh.
* Bệnh herpes sinh dục rất dễ tái phát và tái phát nhiều lần nếu sức đề kháng của cơ thể giảm. Nếu mẹ bị nhiễm herpes trong ba tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con rất cao, khoảng 30-40%; trong ba tháng đầu thai kỳ khoảng 1%. Trường hợp bệnh tái phát lần đầu mà rơi vào những ngày gần sinh thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sẽ cao. Nếu bị nhiễm, trẻ sẽ bị viêm phổi, viêm màng não, gây mù, điếc, động kinh, thậm chí có thể tử vong. Hiện chưa có vắc-xin phòng chống herpes. Do vậy, cách tốt nhất để bệnh không tái phát là thai phụ cần nâng cao sức đề kháng, tránh để cơ thể bị suy nhược - căng thẳng, quan hệ tình dục an toàn. Để hạn chế mức độ lây nhiễm cho con, người mẹ cần sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.
* U sùi mồng gà rất dễ lây lan khi mang thai vì miễn dịch của thai phụ giảm. Bệnh do vi-rút HPV gây nên nhưng chỉ có thể điều trị các nốt u sùi bằng cách đốt hoặc chấm thuốc chứ không diệt được. Khi bị lây nhiễm, trẻ sẽ mắc bệnh u nhú thanh quản bẩm sinh. Đây là căn bệnh theo bé suốt cuộc đời và có khả năng tái phát liên tục. Nếu những nốt sùi nhỏ thì vẫn có thể sinh thường, song khi nốt sùi to che cả đường âm đạo thì cần phải mổ lấy thai. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm ngừa trước khi mang thai và quan hệ tình dục an toàn.
* Chlamydia là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh thường tiềm ẩn trong người mẹ mà hầu như không có triệu chứng gì trong khoảng ba tuần đầu. Thai phụ có thể nhận biết bệnh qua biểu hiện bệnh của chồng để khám và điều trị sớm. Chlamydia có thể được điều trị bằng kháng sinh an toàn cho thai phụ. Nếu bị lây nhiễm, bé sẽ bị viêm kết mạc mắt hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, sau khi bé ra đời, bác sĩ sẽ cho nhỏ thuốc kháng sinh dự phòng.
* Strepococcus Beta tán huyết là bệnh do vi trùng Strepococcus Beta tán huyết gây nên. Tỷ lệ mắc phải ở thai phụ khá cao, lên đến 14%. Nếu bị lây nhiễm, bệnh có thể gây nên chứng nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng huyết cho trẻ. Vi trùng gây bệnh có thể ở cả âm đạo và hậu môn của mẹ. Vấn đề quan ngại là bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng. Để phát hiện, cần cấy vi trùng vào âm đạo, hậu môn và làm kháng sinh đồ. Điều may mắn là khi phát hiện, bệnh dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh.
* Viêm gan siêu vi B là bệnh do vi-rút viêm gan siêu vi B (HBV) gây nên, bệnh lây nhiễm qua đường máu và tình dục. Khoảng 10-15% thai phụ ở Việt Nam mang kháng nguyên bề mặt HBV. Lây truyền HBV từ mẹ sang con là đường lây phổ biến tại các nước châu Á. Nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 1%, ba tháng giữa thai kỳ: 10%, ba tháng cuối thai kỳ: 67%. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nhiễm thường không có triệu chứng và không thể loại trừ HBV ra khỏi cơ thể. 85-90% trẻ bị nhiễm sẽ trở thành nhiễm mạn tính, 25% trẻ tử vong vì biến chứng do bệnh gan trong tương lai.
Hiện chúng ta đã có rất nhiều cách để phòng ngừa và hạn chế việc lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Thứ nhất, nếu chẳng may mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, tùy vào mức độ, mẹ sẽ được chỉ định tiêm vắc-xin siêu vi B phòng ngừa. Thứ hai, sau khi sinh, trẻ sẽ được làm xét nghiệm DNA để tầm soát và được chích ngừa theo phác đồ phù hợp, sau đó chích nhắc lại. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ đáp ứng, tiếp thu thuốc rất tốt.
Mẹ bị nhiễm HBV vẫn có thể cho con bú mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp trẻ cắn đầu vú, làm trầy xước da, các chứng đau miệng hay tưa lưỡi của trẻ. Nếu có bất kỳ trường hợp nào xảy ra, cần điều trị sớm và hỏi ý kiến bác sĩ.
* Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm giang mai có thể lây truyền qua nhau thai khiến trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh với những di chứng nặng nề. Thai nhi có thể chết trong tử cung hoặc sau khi sinh hoặc bị những biến chứng về xương, về mắt, khớp hay nội tạng nếu được sinh ra. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM, điều đáng mừng là bệnh giang mai hiện hầu như đã được giải quyết, rất hiếm gặp. Điều cần lưu ý là thai phụ cần đi khám thai sớm, tránh chủ quan vì nếu để đến tháng thứ năm, xoắn khuẩn giang mai có thể vượt qua hàng rào nhau máu và lây nhiễm cho trẻ.
* Lậu cũng là bệnh lây qua đường tình dục, đồng thời còn có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài (sử dụng chung khăn tắm, bồn tắm, bồn cầu…). Trong khoảng 10 tuần đầu, bệnh thường không có biểu hiện bất thường ở phụ nữ nhưng lại biểu hiện rõ ở nam giới. Do vậy, thai phụ có thể thông qua biểu hiện bệnh ở người chồng để kịp thời đi khám và điều trị sớm từ giai đoạn đầu. Vi khuẩn bệnh lậu lây nhiễm cho trẻ trong quá trình mẹ vượt cạn theo cửa âm đạo, gây nên bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc, thậm chí gây mù cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này hiếm gặp, nếu có, hầu hết sẽ được điều trị triệt để. Hơn nữa, để hạn chế sự nhiễm khuẩn cho trẻ, bác sĩ còn dùng dung dịch sát khuẩn và nhỏ mắt dự phòng cho trẻ ngay sau khi ra đời.
* HIV: BS Nguyễn Ngọc Thông cho biết, trẻ có thể nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, quá trình sinh và qua việc bú sữa mẹ. Khi bị nhiễm HIV từ mẹ, nếu nhẹ, trẻ sẽ bị tổn thương ở não, tim, thận, bị viêm phổi; nặng hơn là hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm trầm trọng, không chống đỡ được tình trạng nhiễm khuẩn; không tăng cân, hay bị đau họng hoặc viêm phổi, sưng hạch, gan to, tiêu chảy… Hầu hết trẻ bị nhiễm khó sống được quá ba tuổi. Khi bị nhiễm HIV, thai phụ cần hợp tác với đơn vị chăm sóc và điều trị để được điều trị dự phòng lây nhiễm cho con trong khi mang thai, khi sinh và sau sinh. Mẹ nhiễm HIV, nếu có điều kiện thì nên sinh mổ (dù không có chỉ định sản khoa khác) và không cho con bú sữa mẹ. Trước đây, tỷ lệ lây từ mẹ sang con lên đến 30%. Hiện nay cùng với việc có nhiều phương pháp dự phòng tốt, tỷ lệ lây nhiễm giảm còn khoảng 10%.
Điều quan trọng nhất là thai phụ cần dự phòng lây nhiễm cho bản thân, tiêm chủng trước khi mang thai đối với những bệnh có vắc-xin phòng ngừa, vệ sinh cá nhân tốt, quan hệ tình dục an toàn và phát hiện bệnh sớm, BS Nguyễn Ngọc Thông nhấn mạnh.
(Phunuonline)
PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, Trưởng phòng khám Phụ khoa Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và vi-rút sẽ lây từ mẹ sang con bằng hai con đường chính: vượt qua hàng rào nhau máu trong quá trình mang thai hoặc qua niêm mạc, vết trầy xước của trẻ từ dịch tiết của người mẹ trong quá trình sinh; riêng vi-rút HIV còn có thể lây qua đường sữa mẹ.
Herpes sinh dục, u sùi mồng gà, Chlamydia, Strepococcus Beta tán huyết là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hiện vẫn còn gặp nhiều trong thai kỳ, gây ra nhiều dị tật cho thai nhi. Theo PGS-TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, đặc điểm chung của các bệnh là không có vắc-xin phòng ngừa (ngoại trừ u sùi mồng gà) và khả năng tái phát cao. Bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ qua cả hai đường hàng rào nhau máu và trong quá trình mẹ sinh.
* Bệnh herpes sinh dục rất dễ tái phát và tái phát nhiều lần nếu sức đề kháng của cơ thể giảm. Nếu mẹ bị nhiễm herpes trong ba tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang con rất cao, khoảng 30-40%; trong ba tháng đầu thai kỳ khoảng 1%. Trường hợp bệnh tái phát lần đầu mà rơi vào những ngày gần sinh thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sẽ cao. Nếu bị nhiễm, trẻ sẽ bị viêm phổi, viêm màng não, gây mù, điếc, động kinh, thậm chí có thể tử vong. Hiện chưa có vắc-xin phòng chống herpes. Do vậy, cách tốt nhất để bệnh không tái phát là thai phụ cần nâng cao sức đề kháng, tránh để cơ thể bị suy nhược - căng thẳng, quan hệ tình dục an toàn. Để hạn chế mức độ lây nhiễm cho con, người mẹ cần sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.
* U sùi mồng gà rất dễ lây lan khi mang thai vì miễn dịch của thai phụ giảm. Bệnh do vi-rút HPV gây nên nhưng chỉ có thể điều trị các nốt u sùi bằng cách đốt hoặc chấm thuốc chứ không diệt được. Khi bị lây nhiễm, trẻ sẽ mắc bệnh u nhú thanh quản bẩm sinh. Đây là căn bệnh theo bé suốt cuộc đời và có khả năng tái phát liên tục. Nếu những nốt sùi nhỏ thì vẫn có thể sinh thường, song khi nốt sùi to che cả đường âm đạo thì cần phải mổ lấy thai. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm ngừa trước khi mang thai và quan hệ tình dục an toàn.
* Chlamydia là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh thường tiềm ẩn trong người mẹ mà hầu như không có triệu chứng gì trong khoảng ba tuần đầu. Thai phụ có thể nhận biết bệnh qua biểu hiện bệnh của chồng để khám và điều trị sớm. Chlamydia có thể được điều trị bằng kháng sinh an toàn cho thai phụ. Nếu bị lây nhiễm, bé sẽ bị viêm kết mạc mắt hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, sau khi bé ra đời, bác sĩ sẽ cho nhỏ thuốc kháng sinh dự phòng.
* Strepococcus Beta tán huyết là bệnh do vi trùng Strepococcus Beta tán huyết gây nên. Tỷ lệ mắc phải ở thai phụ khá cao, lên đến 14%. Nếu bị lây nhiễm, bệnh có thể gây nên chứng nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng huyết cho trẻ. Vi trùng gây bệnh có thể ở cả âm đạo và hậu môn của mẹ. Vấn đề quan ngại là bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng. Để phát hiện, cần cấy vi trùng vào âm đạo, hậu môn và làm kháng sinh đồ. Điều may mắn là khi phát hiện, bệnh dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh.
* Viêm gan siêu vi B là bệnh do vi-rút viêm gan siêu vi B (HBV) gây nên, bệnh lây nhiễm qua đường máu và tình dục. Khoảng 10-15% thai phụ ở Việt Nam mang kháng nguyên bề mặt HBV. Lây truyền HBV từ mẹ sang con là đường lây phổ biến tại các nước châu Á. Nếu bị nhiễm trong ba tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 1%, ba tháng giữa thai kỳ: 10%, ba tháng cuối thai kỳ: 67%. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh bị nhiễm thường không có triệu chứng và không thể loại trừ HBV ra khỏi cơ thể. 85-90% trẻ bị nhiễm sẽ trở thành nhiễm mạn tính, 25% trẻ tử vong vì biến chứng do bệnh gan trong tương lai.
Hiện chúng ta đã có rất nhiều cách để phòng ngừa và hạn chế việc lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Thứ nhất, nếu chẳng may mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai, tùy vào mức độ, mẹ sẽ được chỉ định tiêm vắc-xin siêu vi B phòng ngừa. Thứ hai, sau khi sinh, trẻ sẽ được làm xét nghiệm DNA để tầm soát và được chích ngừa theo phác đồ phù hợp, sau đó chích nhắc lại. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ đáp ứng, tiếp thu thuốc rất tốt.
Mẹ bị nhiễm HBV vẫn có thể cho con bú mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp trẻ cắn đầu vú, làm trầy xước da, các chứng đau miệng hay tưa lưỡi của trẻ. Nếu có bất kỳ trường hợp nào xảy ra, cần điều trị sớm và hỏi ý kiến bác sĩ.
* Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm giang mai có thể lây truyền qua nhau thai khiến trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh với những di chứng nặng nề. Thai nhi có thể chết trong tử cung hoặc sau khi sinh hoặc bị những biến chứng về xương, về mắt, khớp hay nội tạng nếu được sinh ra. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM, điều đáng mừng là bệnh giang mai hiện hầu như đã được giải quyết, rất hiếm gặp. Điều cần lưu ý là thai phụ cần đi khám thai sớm, tránh chủ quan vì nếu để đến tháng thứ năm, xoắn khuẩn giang mai có thể vượt qua hàng rào nhau máu và lây nhiễm cho trẻ.
* Lậu cũng là bệnh lây qua đường tình dục, đồng thời còn có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài (sử dụng chung khăn tắm, bồn tắm, bồn cầu…). Trong khoảng 10 tuần đầu, bệnh thường không có biểu hiện bất thường ở phụ nữ nhưng lại biểu hiện rõ ở nam giới. Do vậy, thai phụ có thể thông qua biểu hiện bệnh ở người chồng để kịp thời đi khám và điều trị sớm từ giai đoạn đầu. Vi khuẩn bệnh lậu lây nhiễm cho trẻ trong quá trình mẹ vượt cạn theo cửa âm đạo, gây nên bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc, thậm chí gây mù cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này hiếm gặp, nếu có, hầu hết sẽ được điều trị triệt để. Hơn nữa, để hạn chế sự nhiễm khuẩn cho trẻ, bác sĩ còn dùng dung dịch sát khuẩn và nhỏ mắt dự phòng cho trẻ ngay sau khi ra đời.
* HIV: BS Nguyễn Ngọc Thông cho biết, trẻ có thể nhiễm HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, quá trình sinh và qua việc bú sữa mẹ. Khi bị nhiễm HIV từ mẹ, nếu nhẹ, trẻ sẽ bị tổn thương ở não, tim, thận, bị viêm phổi; nặng hơn là hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm trầm trọng, không chống đỡ được tình trạng nhiễm khuẩn; không tăng cân, hay bị đau họng hoặc viêm phổi, sưng hạch, gan to, tiêu chảy… Hầu hết trẻ bị nhiễm khó sống được quá ba tuổi. Khi bị nhiễm HIV, thai phụ cần hợp tác với đơn vị chăm sóc và điều trị để được điều trị dự phòng lây nhiễm cho con trong khi mang thai, khi sinh và sau sinh. Mẹ nhiễm HIV, nếu có điều kiện thì nên sinh mổ (dù không có chỉ định sản khoa khác) và không cho con bú sữa mẹ. Trước đây, tỷ lệ lây từ mẹ sang con lên đến 30%. Hiện nay cùng với việc có nhiều phương pháp dự phòng tốt, tỷ lệ lây nhiễm giảm còn khoảng 10%.
Điều quan trọng nhất là thai phụ cần dự phòng lây nhiễm cho bản thân, tiêm chủng trước khi mang thai đối với những bệnh có vắc-xin phòng ngừa, vệ sinh cá nhân tốt, quan hệ tình dục an toàn và phát hiện bệnh sớm, BS Nguyễn Ngọc Thông nhấn mạnh.
(Phunuonline)