[h=2]CÀ MUỐI[/h]
Tên khác: Dọc khế, Giáng lệ.
Tên khoa học: Cipadessa baccifera (Roth) Miq.; thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8-25cm, mang 9-13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục, dài 1,5-8cm, rộng 1-3cm, có lông ở các gân, nhất là ở mặt dưới; gân bên 8-10 đôi. Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá, dài 8-13cm, gần như không lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính 3mm. Quả màu tím đỏ, có 5 khía tròn, đường kính 5mm; hột 5.Mùa hoa tháng 2-9, mùa quả tháng 4-12.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Cipadessae Bacciferae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Thường mọc trong rừng lá rộng thường xanh ở độ cao 500-1500m và cũng gặp ở các trảng cây bụi, từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Kontum, Lâm Đồng.
Công dụng: Dân gian vẫn dùng lá sắc uống chữa tê thấp và nấu nước tắm trị ghẻ ngứa.
Tên khoa học: Cipadessa baccifera (Roth) Miq.; thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8-25cm, mang 9-13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục, dài 1,5-8cm, rộng 1-3cm, có lông ở các gân, nhất là ở mặt dưới; gân bên 8-10 đôi. Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá, dài 8-13cm, gần như không lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính 3mm. Quả màu tím đỏ, có 5 khía tròn, đường kính 5mm; hột 5.Mùa hoa tháng 2-9, mùa quả tháng 4-12.
Bộ phận dùng: Lá (Folium Cipadessae Bacciferae).
Phân bố sinh thái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Thường mọc trong rừng lá rộng thường xanh ở độ cao 500-1500m và cũng gặp ở các trảng cây bụi, từ Cao Bằng, Lạng Sơn tới Kontum, Lâm Đồng.
Công dụng: Dân gian vẫn dùng lá sắc uống chữa tê thấp và nấu nước tắm trị ghẻ ngứa.