[h=2]CÁNG LÒ[/h]
Tên khác: Co lim.
Tên khoa học: Betula alnoides Buch.-Ham. ex D.Don; thuộc họ Cáng lò (Betulaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân thẳng tròn; vỏ ngoài màu nâu xám, bong ra từng mảng; thịt vỏ màu nâu mùi thơm hắc. Lá có phiến xoan, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-14 cm, rộng 4-6cm, mép có răng cưa nhọn, gân phụ 10-12 cặp, lúc khô nâu đỏ, có lông chói mặt trên, còn mặt dưới nâu đỏ; cuống dài 1,5cm. Bông hoa đực hình đuôi sóc, hoa đực có chỉ nhị dính từng cặp. Hoa cái xếp thành cụm 2-3 hoa ở nách lá bắc. Quả nhỏ thuôn, có cánh to, có lông. Hoa tháng 1.
Bộ phận dùng: Vỏ, lá (Cortexet Folium betulae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc rải rác trong các rừng phục hồi ở độ cao 1000m, từ Hà Giang, Tuyên Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn tới Gia Lai, Kontum. Có thể thu hái vỏ, lá quanh năm.
Thành phần hóa học: Vỏ và lá đều chứa salycilat methyl.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng ôn trung tán hàn, khư phong trừ thấp.
Công dụng: ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ, lá làm thuốc trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, lỵ và phong thấp đau xương.
Tên khoa học: Betula alnoides Buch.-Ham. ex D.Don; thuộc họ Cáng lò (Betulaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân thẳng tròn; vỏ ngoài màu nâu xám, bong ra từng mảng; thịt vỏ màu nâu mùi thơm hắc. Lá có phiến xoan, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-14 cm, rộng 4-6cm, mép có răng cưa nhọn, gân phụ 10-12 cặp, lúc khô nâu đỏ, có lông chói mặt trên, còn mặt dưới nâu đỏ; cuống dài 1,5cm. Bông hoa đực hình đuôi sóc, hoa đực có chỉ nhị dính từng cặp. Hoa cái xếp thành cụm 2-3 hoa ở nách lá bắc. Quả nhỏ thuôn, có cánh to, có lông. Hoa tháng 1.
Bộ phận dùng: Vỏ, lá (Cortexet Folium betulae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc rải rác trong các rừng phục hồi ở độ cao 1000m, từ Hà Giang, Tuyên Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn tới Gia Lai, Kontum. Có thể thu hái vỏ, lá quanh năm.
Thành phần hóa học: Vỏ và lá đều chứa salycilat methyl.
Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng ôn trung tán hàn, khư phong trừ thấp.
Công dụng: ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ, lá làm thuốc trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, lỵ và phong thấp đau xương.
bacsytructuyen.com