Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn. Hiện nay tỉ lệ người dị ứng với thức ăn ngày càng tăng.
Vài nét về dị ứng thức ăn
Ở Mỹ và Anh dị ứng thức ăn (qua trung gian IgE) gây bệnh cho trẻ em khoảng 8%, trong khi đó với người lớn tỷ lệ này vào khoảng 3%.
Ở nước ta, cho tới hiện nay chưa có một số liệu thống kê chính xác nhưng dị ứng thức ăn cũng là một trong các cấp cứu thường gặp.
Thức ăn hay gây dị ứng là sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, kiwi, táo, cà rốt, cá, nghêu, sò, tôm, cua...
Mỗi độ tuổi hay bị dị ứng với một loại thức ăn nhất định, có thể kéo dài nhưng cũng có thể khỏi ở một độ tuổi nào đó: Dị ứng có thể xảy ra với trẻ từ 1-7 tuổi với hạt quả cứng, 6-36 tháng tuổi với hạt mè, tuổi trưởng thành với nghêu sò, tôm, cua, cá. Trong khi đó, trẻ em 6 - 24 tháng tuổi thường bị dị ứng lòng trắng trứng gà, sữa bò, lúa mỳ, đậu nành; và đa phần sẽ khỏi khi lớn hơn 2 tuổi, tùy theo từng loại dị nguyên.
Dị ứng thức ăn còn lưu hành theo từng địa phương. Nếu dị ứng trứng gà, sữa bò gặp hầu hết trên thế giới, thì dị ứng mù tạt hay gặp ở Pháp, hạt vừng lại thường gặp ở Israel, dị ứng cá hay gặp ở các nước ăn nhiều cá ngừ trong đó có nước ta.
Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn. Hiện nay tỉ lệ người dị ứng với thức ăn ngày càng tăng. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở những người có cơ địa viêm da dị ứng (viêm da atopy). Cơ chế phản ứng dị ứng thường thông qua kháng thể IgE và ít gặp hơn là qua các cơ chế khác.
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn; hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột; một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm; sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ...
Một số loại thức ăn có chứa dị ứng nguyên có thể gây dị ứng cho người ăn như: gạo, khoai tây, đậu, lạc, cá, trứng, sữa, rau, quả,... dị nguyên thức ăn là các glycoprotein có trọng lượng phân tử từ 10-70 kD.
Y học ngày nay đã biết đặc điểm của một số dị nguyên thức ăn thường gặp như sau:
Protein trong sữa bò chủ yếu gây dị ứng ở trẻ em, với các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da, có bốn loại hay gây dị ứng là: Casein, b-lactoglobulin, b-lactalbumin, Immunoglobulins;
Dị nguyên ở cá có đặc tính chịu nhiệt độ cao, triệu chứng xuất hiện sớm, chỉ vài phút sau khi ăn như sốc phản vệ, phù Quinck, nổi mề đay;
Dị nguyên trứng có thành phần là: ovomucoid không bị nhiệt phân và ovalbumin dễ bị nhiệt phân cả hai loại đều có ở lòng trắng;
Bột mì có tới 20 loại dị nguyên có thể gây dị ứng ở người; các loại đậu, lạc khi nấu chín ăn vào rất hay gây sốc phản vệ.
Một số nghiên cứu còn cho thấy cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến tính dị nguyên thức ăn như: có những dị nguyên bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi nấu nướng; ngược lại có dị nguyên lại tăng tác dụng khi gặp nhiệt độ cao như lạc; dị nguyên của táo tăng lên khi bảo quản lâu; thực phẩm biến đổi gen có nguy cơ tiềm tàng gây dị ứng.
Biểu hiện như thế nào?
Dấu hiệu dị ứng thức ăn thường rất đa dạng: có thể là biểu hiện biểu hiện ngoài da nhẹ như nổi mề đay, viêm da atopy; hoặc biểu hiện ở bộ máy hô hấp như viêm mũi, hen phế quản; dị ứng tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản.
Nhưng cũng có thể biểu hiện nặng là phản ứng sốc phản vệ với các triệu chứng rầm rộ: nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác... Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha, xảy ra ngay sau khi ăn do các do nguyên nhân hấp thu nhanh. Song có 6% trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha sau xảy ra muộn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (khoảng 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha thì có 50% trường hợp rất nặng, liên quan đến tử vong.
Biểu hiện dị ứng thức ăn thay đổi theo các độ tuổi: viêm da atopy gặp nhiều ở trẻ em từ 0 - 15 tuổi; hen phế quản lại thường thấy ở lứa tuổi học sinh và thanh niên; sốc phản vệ chiếm tỷ lệ cao hơn các triệu chứng khác ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Ngoài ra dị ứng thức ăn còn có biểu hiện bởi các triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, hội chứng thận hư, viêm đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích...
Triệu chứng xét nghiệm thường làm gồm: test bì được làm với thức ăn nghi ngờ gây dị ứng, kết quả dương tính nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da có đường kính trên 10mm, tuy nhiên xét nghiệm này chỉ cho kết quả dương tính thật khoảng 44%; xét nghiệm miễn dịch tìm IgE đặc hiệu RAST, ELISA nhằm phát hiện loại thực phẩm gây dị ứng, kết quả dương tính thật của các xét nghiệm này khoảng 56%.
Các phương pháp điều trị và phòng tránh
Muốn điều trị dị ứng thức ăn có hiệu quả cần điều tra tỉ mỉ chế độ ăn của bệnh nhân. Thực hiện một chế độ ăn loại trừ được các thức ăn gây dị ứng là một biện pháp điều trị có hiệu quả trong hầu hết các ca bệnh. Cần chú ý loại trừ các loại thức ăn có các dị nguyên ngụy trang. Biện pháp này cần thực hiện nghiêm túc với sự phối hợp của chuyên gia dị ứng, chuyên gia về dinh dưỡng, và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân trong thời gian dài.
Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện.
Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng sau: xảy ra sau khi ăn 5-15 phút, thấy nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác, gọi hỏi không biết... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Một số thuốc dùng trong dị ứng thức ăn
Dùng thuốc nhằm hủy các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống các phản ứng phản vệ.
Thường dùng 4 loại thuốc: epiephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid hít hay toàn thân.
Epinephrin
Có vai trò nâng cao huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp.
Phải dùng sớm: tiêm bắp nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, gia tăng tỷ lệ tử vong (theo Lee JM-2000). Nếu phản ứng phản vệ nặng, cần phải dùng tại bệnh viện và theo dõi chặt chẽ.
Kháng histamin
Dùng các kháng histamin có tác dụng nhanh để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Có thể dùng kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimerazin, cycloheptadin, meclizin, cyclizin). Với trẻ em không được dùng prometazin (cấm dùng cho trẻ em 2 tuổi, trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu quả).
Hoặc các kháng histamin thế hệ mới (cetirizin, acrivastin, loratidin). Không được dùng các kháng histamin thế hệ mới terfenadin và astemizol vì hai thuốc này gây hiện tượng xoắn đỉnh. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, riêng loratidin, ceritidin không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm.
Thuốc chống co thắt phế quản
Đa phần người dị ứng thức ăn, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị hen, phù thanh quản: Thông thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 (chủ vận beta-2) dạng hít (như salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (như beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này (seretide). Nếu người bệnh có biểu hiện khó thở nặng cần cho thở oxygen.
Coticoid hít hay toàn thân
Corticoid được dùng để giảm cơn co thắt (dạng hít, như nói trên) dùng phòng phản ứng phản vệ muộn (dạng uống). Corticoid (đặc biệt là corticoid uống) có nơi đưa vào thường quy xử trí dị ứng thức ăn nhưng có nơi không coi là điều bắt buộc.
(Tổng Hợp từ Internet)
Vài nét về dị ứng thức ăn
Ở Mỹ và Anh dị ứng thức ăn (qua trung gian IgE) gây bệnh cho trẻ em khoảng 8%, trong khi đó với người lớn tỷ lệ này vào khoảng 3%.
Ở nước ta, cho tới hiện nay chưa có một số liệu thống kê chính xác nhưng dị ứng thức ăn cũng là một trong các cấp cứu thường gặp.
Thức ăn hay gây dị ứng là sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, kiwi, táo, cà rốt, cá, nghêu, sò, tôm, cua...
Mỗi độ tuổi hay bị dị ứng với một loại thức ăn nhất định, có thể kéo dài nhưng cũng có thể khỏi ở một độ tuổi nào đó: Dị ứng có thể xảy ra với trẻ từ 1-7 tuổi với hạt quả cứng, 6-36 tháng tuổi với hạt mè, tuổi trưởng thành với nghêu sò, tôm, cua, cá. Trong khi đó, trẻ em 6 - 24 tháng tuổi thường bị dị ứng lòng trắng trứng gà, sữa bò, lúa mỳ, đậu nành; và đa phần sẽ khỏi khi lớn hơn 2 tuổi, tùy theo từng loại dị nguyên.
Dị ứng thức ăn còn lưu hành theo từng địa phương. Nếu dị ứng trứng gà, sữa bò gặp hầu hết trên thế giới, thì dị ứng mù tạt hay gặp ở Pháp, hạt vừng lại thường gặp ở Israel, dị ứng cá hay gặp ở các nước ăn nhiều cá ngừ trong đó có nước ta.
Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn. Hiện nay tỉ lệ người dị ứng với thức ăn ngày càng tăng. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở những người có cơ địa viêm da dị ứng (viêm da atopy). Cơ chế phản ứng dị ứng thường thông qua kháng thể IgE và ít gặp hơn là qua các cơ chế khác.
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn; hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột; một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm; sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ...
Một số loại thức ăn có chứa dị ứng nguyên có thể gây dị ứng cho người ăn như: gạo, khoai tây, đậu, lạc, cá, trứng, sữa, rau, quả,... dị nguyên thức ăn là các glycoprotein có trọng lượng phân tử từ 10-70 kD.
Y học ngày nay đã biết đặc điểm của một số dị nguyên thức ăn thường gặp như sau:
Protein trong sữa bò chủ yếu gây dị ứng ở trẻ em, với các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da, có bốn loại hay gây dị ứng là: Casein, b-lactoglobulin, b-lactalbumin, Immunoglobulins;
Dị nguyên ở cá có đặc tính chịu nhiệt độ cao, triệu chứng xuất hiện sớm, chỉ vài phút sau khi ăn như sốc phản vệ, phù Quinck, nổi mề đay;
Dị nguyên trứng có thành phần là: ovomucoid không bị nhiệt phân và ovalbumin dễ bị nhiệt phân cả hai loại đều có ở lòng trắng;
Bột mì có tới 20 loại dị nguyên có thể gây dị ứng ở người; các loại đậu, lạc khi nấu chín ăn vào rất hay gây sốc phản vệ.
Một số nghiên cứu còn cho thấy cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến tính dị nguyên thức ăn như: có những dị nguyên bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi nấu nướng; ngược lại có dị nguyên lại tăng tác dụng khi gặp nhiệt độ cao như lạc; dị nguyên của táo tăng lên khi bảo quản lâu; thực phẩm biến đổi gen có nguy cơ tiềm tàng gây dị ứng.
Biểu hiện như thế nào?
Dấu hiệu dị ứng thức ăn thường rất đa dạng: có thể là biểu hiện biểu hiện ngoài da nhẹ như nổi mề đay, viêm da atopy; hoặc biểu hiện ở bộ máy hô hấp như viêm mũi, hen phế quản; dị ứng tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản.
Nhưng cũng có thể biểu hiện nặng là phản ứng sốc phản vệ với các triệu chứng rầm rộ: nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác... Đa số là phản ứng phản vệ 1 pha, xảy ra ngay sau khi ăn do các do nguyên nhân hấp thu nhanh. Song có 6% trường hợp là phản ứng phản vệ 2 pha, pha sau xảy ra muộn (4-12 giờ) sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm (khoảng 90% trường hợp). Trong số phản ứng phản vệ 2 pha thì có 50% trường hợp rất nặng, liên quan đến tử vong.
Biểu hiện dị ứng thức ăn thay đổi theo các độ tuổi: viêm da atopy gặp nhiều ở trẻ em từ 0 - 15 tuổi; hen phế quản lại thường thấy ở lứa tuổi học sinh và thanh niên; sốc phản vệ chiếm tỷ lệ cao hơn các triệu chứng khác ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Ngoài ra dị ứng thức ăn còn có biểu hiện bởi các triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, hội chứng thận hư, viêm đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích...
Triệu chứng xét nghiệm thường làm gồm: test bì được làm với thức ăn nghi ngờ gây dị ứng, kết quả dương tính nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da có đường kính trên 10mm, tuy nhiên xét nghiệm này chỉ cho kết quả dương tính thật khoảng 44%; xét nghiệm miễn dịch tìm IgE đặc hiệu RAST, ELISA nhằm phát hiện loại thực phẩm gây dị ứng, kết quả dương tính thật của các xét nghiệm này khoảng 56%.
Các phương pháp điều trị và phòng tránh
Muốn điều trị dị ứng thức ăn có hiệu quả cần điều tra tỉ mỉ chế độ ăn của bệnh nhân. Thực hiện một chế độ ăn loại trừ được các thức ăn gây dị ứng là một biện pháp điều trị có hiệu quả trong hầu hết các ca bệnh. Cần chú ý loại trừ các loại thức ăn có các dị nguyên ngụy trang. Biện pháp này cần thực hiện nghiêm túc với sự phối hợp của chuyên gia dị ứng, chuyên gia về dinh dưỡng, và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân trong thời gian dài.
Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện.
Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng sau: xảy ra sau khi ăn 5-15 phút, thấy nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác, gọi hỏi không biết... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Một số thuốc dùng trong dị ứng thức ăn
Dùng thuốc nhằm hủy các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống các phản ứng phản vệ.
Thường dùng 4 loại thuốc: epiephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid hít hay toàn thân.
Epinephrin
Có vai trò nâng cao huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp.
Phải dùng sớm: tiêm bắp nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, gia tăng tỷ lệ tử vong (theo Lee JM-2000). Nếu phản ứng phản vệ nặng, cần phải dùng tại bệnh viện và theo dõi chặt chẽ.
Kháng histamin
Dùng các kháng histamin có tác dụng nhanh để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Có thể dùng kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimerazin, cycloheptadin, meclizin, cyclizin). Với trẻ em không được dùng prometazin (cấm dùng cho trẻ em 2 tuổi, trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu quả).
Hoặc các kháng histamin thế hệ mới (cetirizin, acrivastin, loratidin). Không được dùng các kháng histamin thế hệ mới terfenadin và astemizol vì hai thuốc này gây hiện tượng xoắn đỉnh. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, riêng loratidin, ceritidin không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm.
Thuốc chống co thắt phế quản
Đa phần người dị ứng thức ăn, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị hen, phù thanh quản: Thông thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 (chủ vận beta-2) dạng hít (như salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (như beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này (seretide). Nếu người bệnh có biểu hiện khó thở nặng cần cho thở oxygen.
Coticoid hít hay toàn thân
Corticoid được dùng để giảm cơn co thắt (dạng hít, như nói trên) dùng phòng phản ứng phản vệ muộn (dạng uống). Corticoid (đặc biệt là corticoid uống) có nơi đưa vào thường quy xử trí dị ứng thức ăn nhưng có nơi không coi là điều bắt buộc.
(Tổng Hợp từ Internet)