[h=2]CÀ PHÊ[/h]
Tên khác: Cà phê chè hay Cà phê Arabica.
Tên khoa học: Coffea arabica L.; thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 4-5m, nhánh ngang và thõng xuống. Lá có phiến dài, không lông, gân phụ 9-12 cặp; lá kèm hình tam giác thấp. Cụm hoa như xim cọ gồm 8-15 hoa ở nách lá; hoa trắng, thơm; đài ngắn; tràng có 5 thuỳ, nhị 5. Quả hạch xoan cao 16-18mm, đỏ, hột 2, một mặt phẳng, thường dài tới 10mm, rộng 6-7mm.
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Coffeae).
Phân bố sinh thái: Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka – var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Việt Nam ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta - Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8-12m, lá có phiến dài 10-13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình. Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa - Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15-20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm.
Thu hái chế biến: Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng về cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1-1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2-3%), một phần của cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%).
Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.
Tính vị, tác dụng: Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Cây có độc nhưng chỉ với liều cao và kéo dài, gây bồn chồn, mất ngủ, đau dây thần kinh, trầm cảm, nhưng nếu uống cà phê đun sôi thì cafeotoxin sẽ bị tiêu huỷ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày.
Liều dùng: Bột cà phê hãm uống hay dùng cafein dạng viên (0,20-1g mỗi ngày) hoặc dạng thuốc tiêm dưới da.
Chống chỉ định: Loạn thần kinh, viêm cơ tim tiến triển.
Tên khoa học: Coffea arabica L.; thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 4-5m, nhánh ngang và thõng xuống. Lá có phiến dài, không lông, gân phụ 9-12 cặp; lá kèm hình tam giác thấp. Cụm hoa như xim cọ gồm 8-15 hoa ở nách lá; hoa trắng, thơm; đài ngắn; tràng có 5 thuỳ, nhị 5. Quả hạch xoan cao 16-18mm, đỏ, hột 2, một mặt phẳng, thường dài tới 10mm, rộng 6-7mm.
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Coffeae).
Phân bố sinh thái: Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka – var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Việt Nam ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta - Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8-12m, lá có phiến dài 10-13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình. Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa - Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15-20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm.
Thu hái chế biến: Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.
Thành phần hóa học: Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng về cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1-1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2-3%), một phần của cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%).
Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.
Tính vị, tác dụng: Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Cây có độc nhưng chỉ với liều cao và kéo dài, gây bồn chồn, mất ngủ, đau dây thần kinh, trầm cảm, nhưng nếu uống cà phê đun sôi thì cafeotoxin sẽ bị tiêu huỷ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày.
Liều dùng: Bột cà phê hãm uống hay dùng cafein dạng viên (0,20-1g mỗi ngày) hoặc dạng thuốc tiêm dưới da.
Chống chỉ định: Loạn thần kinh, viêm cơ tim tiến triển.