Nhiều người cho rằng, són tiểu chỉ có thể xuất hiện ở người già do không kiểm soát được hay ở phụ nữ mang thai, do sự chèn ép của thai nhi, nhưng theo BS Dương Phương Mai, BV Từ Dũ TP.HCM thì, són tiểu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người trẻ. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng chứng này có thể làm giảm chất lượng sống.
Nguyên nhân
Són tiểu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bàng quang (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, thường là do suy giảm chức năng của bàng quang. Đàn ông bị són tiểu thường do viêm tiền liệt tuyến hoặc sau khi giải phẫu tiền liệt tuyến, hoặc mắc bệnh tiểu đường…
Gọi là són tiểu khi tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày. Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm. Tiểu gắt, thậm chí có người còn đái dầm.
Ho, hắt xì hay làm một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bàng quang hay nhiễm trùng đường tiểu, táo bón kinh niên, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc do một số bệnh của hệ thần kinh… cũng gây tình trạng són tiểu. Bên cạnh đó, rượu, cà phê và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra chứng tiểu són.
Chẩn đoán và điều trị
Các BS chia són tiểu thành hai dạng: tiểu không kiểm soát do gắng sức và tiểu không kiểm soát do bàng quang.
- Tiểu không kiểm soát do gắng sức thường xuất hiện ở phụ nữ, dễ mắc nhất là phụ nữ sau khi sinh hoặc trong độ tuổi mãn kinh. Do vùng tầng sinh môn phụ nữ có cấu trúc đặc biệt nên dễ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai hay ảnh hưởng về nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Các ảnh hưởng đó làm mềm và nhão mô tế bào vùng cơ quan niệu - sinh dục gây nên són tiểu. Những phụ nữ trẻ làm việc căng thẳng, chơi thể thao nặng hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng thường gặp triệu chứng này.
- Tiểu không kiểm soát do bàng quang không ổn định hoặc hoạt động quá mức hoặc do bế tắc đường tiểu. Đàn ông lớn tuổi, những người có phì đại tiền liệt tuyến (bướu tiền liệt tuyến) dễ xảy ra tình trạng bất thường khi tiểu tiện.
Bệnh có thể chữa dứt điểm, nhiều trường hợp chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát việc tiểu tiện. Những trường hợp khác, BS sẽ phải khám xem có bệnh tổng quát gì không, khám vùng tiểu khung, vùng chậu, làm thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, hoặc làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm thận để truy tìm nguyên nhân.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm về niệu động lực học để thầy thuốc quyết định nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật đặt miếng nâng đỡ niệu đạo - chỗ cơ thắt kiểm soát đi tiểu. Phẫu thuật này qua đường tự nhiên rất nhanh, không đau, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày (90% phụ nữ khỏi bệnh hoàn toàn sau khi thực hiện phẫu thuật này).
Phòng ngừa ra sao?
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa hoặc điều trị chứng són tiểu bằng các bài thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các cơ bắp xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (bài tập Kegel). Giảm cân, tập thể dục đầy đủ và một chế độ ăn uống vừa phải với đầy đủ các loại trái cây tươi và rau quả, cũng có thể giúp phòng són tiểu.
Với phụ nữ sau khi sinh, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, phục hồi cơ thể, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn…
Tránh dùng các loại thuốc có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Tránh dùng nhiều bia, cà phê, trà, soda, các loại nước có chứa cồn hoặc cà phê vì có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, hạn chế dùng sô cô la, thức ăn cay hoặc một số thực phẩm có tính axit như cà chua... vì có thể làm cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn.
(Phụ nữ online)
Nguyên nhân
Són tiểu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bàng quang (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, thường là do suy giảm chức năng của bàng quang. Đàn ông bị són tiểu thường do viêm tiền liệt tuyến hoặc sau khi giải phẫu tiền liệt tuyến, hoặc mắc bệnh tiểu đường…
Gọi là són tiểu khi tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày. Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm. Tiểu gắt, thậm chí có người còn đái dầm.
Ho, hắt xì hay làm một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bàng quang hay nhiễm trùng đường tiểu, táo bón kinh niên, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc do một số bệnh của hệ thần kinh… cũng gây tình trạng són tiểu. Bên cạnh đó, rượu, cà phê và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra chứng tiểu són.
Chẩn đoán và điều trị
Các BS chia són tiểu thành hai dạng: tiểu không kiểm soát do gắng sức và tiểu không kiểm soát do bàng quang.
- Tiểu không kiểm soát do gắng sức thường xuất hiện ở phụ nữ, dễ mắc nhất là phụ nữ sau khi sinh hoặc trong độ tuổi mãn kinh. Do vùng tầng sinh môn phụ nữ có cấu trúc đặc biệt nên dễ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai hay ảnh hưởng về nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Các ảnh hưởng đó làm mềm và nhão mô tế bào vùng cơ quan niệu - sinh dục gây nên són tiểu. Những phụ nữ trẻ làm việc căng thẳng, chơi thể thao nặng hoặc nghỉ ngơi quá ít sau kỳ thai sản cũng thường gặp triệu chứng này.
- Tiểu không kiểm soát do bàng quang không ổn định hoặc hoạt động quá mức hoặc do bế tắc đường tiểu. Đàn ông lớn tuổi, những người có phì đại tiền liệt tuyến (bướu tiền liệt tuyến) dễ xảy ra tình trạng bất thường khi tiểu tiện.
Bệnh có thể chữa dứt điểm, nhiều trường hợp chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát việc tiểu tiện. Những trường hợp khác, BS sẽ phải khám xem có bệnh tổng quát gì không, khám vùng tiểu khung, vùng chậu, làm thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, hoặc làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm thận để truy tìm nguyên nhân.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm về niệu động lực học để thầy thuốc quyết định nên điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật đặt miếng nâng đỡ niệu đạo - chỗ cơ thắt kiểm soát đi tiểu. Phẫu thuật này qua đường tự nhiên rất nhanh, không đau, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày (90% phụ nữ khỏi bệnh hoàn toàn sau khi thực hiện phẫu thuật này).
Phòng ngừa ra sao?
Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa hoặc điều trị chứng són tiểu bằng các bài thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các cơ bắp xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (bài tập Kegel). Giảm cân, tập thể dục đầy đủ và một chế độ ăn uống vừa phải với đầy đủ các loại trái cây tươi và rau quả, cũng có thể giúp phòng són tiểu.
Với phụ nữ sau khi sinh, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, phục hồi cơ thể, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn…
Tránh dùng các loại thuốc có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, trong đó có thuốc lợi tiểu. Tránh dùng nhiều bia, cà phê, trà, soda, các loại nước có chứa cồn hoặc cà phê vì có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, hạn chế dùng sô cô la, thức ăn cay hoặc một số thực phẩm có tính axit như cà chua... vì có thể làm cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn.
(Phụ nữ online)