[h=2]CHỔI[/h]Tên khác: Chổi sể, Chổi trện, Thanh hao.
Tên khoa học: Baeckea frutescens L.; thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Mô tả: Cây bụi cao 0,5-2m. Thân mềm, phân nhánh từ gốc, mùi thơm. Lá mọc đối, hình sợi hẹp, không có cuống, nhẵn bóng, phiến có tuyến mờ nâu, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá; ống dài chia 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8-10 có chỉ nhị ngắn; bầu dưới, 3 ô, rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường nứt ngang; hạt có cạnh. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.
Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ (Herba Baeckeae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên-Huế, Quang Nam-Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng.
Thu hái chế biến: Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.
Tính vị, tác dụng: Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa Chổi dùng làm thuốc điều kinh, ăn uống kém tiêu.
Bài thuốc:
1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa: dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa: nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh: dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.
Tên khoa học: Baeckea frutescens L.; thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Mô tả: Cây bụi cao 0,5-2m. Thân mềm, phân nhánh từ gốc, mùi thơm. Lá mọc đối, hình sợi hẹp, không có cuống, nhẵn bóng, phiến có tuyến mờ nâu, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá; ống dài chia 4-5 thuỳ hình tam giác hơi nhọn đầu; cánh tràng tròn, rời nhau, nhị 8-10 có chỉ nhị ngắn; bầu dưới, 3 ô, rất nhiều noãn. Quả nang mở theo đường nứt ngang; hạt có cạnh. Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 8.
Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ (Herba Baeckeae).
Phân bố sinh thái: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên-Huế, Quang Nam-Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng.
Thu hái chế biến: Thu hái cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau.
Tính vị, tác dụng: Chổi có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm; có tác dụng tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Rượu Chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa Chổi dùng làm thuốc điều kinh, ăn uống kém tiêu.
Bài thuốc:
1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa: dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi.
2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa: nấu nước cây Chổi để ngâm rửa.
3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh: dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai.