Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.
Nguyên nhân gây đau lưng
Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: do tác động cơ học và do hiện tượng viêm.
Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...
Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng một cách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.
Làm gì khi bị đau lưng?
Khi người cao tuổi bị đau thắt lưng không nên tự “bắt bệnh” của mình và mua thuốc để điều trị mà cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.
Người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốc và nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.
Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.
Bệnh có thể phòng ngừa?
Đối với người cao tuổi nên phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
Để tránh đau lưng cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
Người cao tuổi cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
Ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động người qua lại để thư giãn lưng. Vì sau thời gian dài ngủ xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
Không hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương.
Một số cách thư giãn cột sống
- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 động tác liên tiếp cho mỗi chân.
- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.
- Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.
- Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 - 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm năm lần mỗi chân.
(Bác sĩ Nguyễn Ý Đức)
Nguyên nhân gây đau lưng
Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: do tác động cơ học và do hiện tượng viêm.
Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...
Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng một cách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.
Làm gì khi bị đau lưng?
Khi người cao tuổi bị đau thắt lưng không nên tự “bắt bệnh” của mình và mua thuốc để điều trị mà cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.
Người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốc và nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.
Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.
Bệnh có thể phòng ngừa?
Đối với người cao tuổi nên phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
Để tránh đau lưng cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
Người cao tuổi cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
Ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động người qua lại để thư giãn lưng. Vì sau thời gian dài ngủ xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
Không hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương.
Một số cách thư giãn cột sống
- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 động tác liên tiếp cho mỗi chân.
- Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.
- Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.
- Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 - 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm năm lần mỗi chân.
(Bác sĩ Nguyễn Ý Đức)