Người ta nói quá nhiều về bệnh béo phì như một căn bệnh thời đại. Béo phì làm ta khó thở, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tiểu đường, cao huyết áp, cùng các bệnh tim mạch.
Vậy là để tránh các bệnh tật đáng sợ ấy, cần phải triệt tiêu nguyên nhân làm mọi cách để gầy đi. Và giảm cân bằng những biện pháp quen thuộc (chế độ ăn uống và tập luyện) sẽ đẩy lui được chúng.
Thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân
Tuy nhiên giảm cân nặng đến mức nào là đạt đến trọng lượng tối ưu đối với sức khỏe (và cả vẻ đẹp ngoại hình)?
Đa số các nhà dinh dưỡng học và Tổ chức Y tế thế giới định hướng vào cái gọi là chỉ số khối lượng cơ thể BMI (body mass index), đo bằng thương số giữa cân nặng của một người (tính bằng kilogam) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng mét).
Ví dụ: bạn cao 1,70m và nặng 65kg thì chỉ số BMI của bạn là 22,5. Bạn sẽ có thân hình lý tưởng (song chưa chắc là sức khỏe lý tưởng) khi chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Càng dưới các chỉ số này thì càng gầy và càng cao là càng béo.
Tuy nhiên, nhiều người đã "ép xác" để giảm chỉ số BMI của mình một cách quá đà và nhiều khi người ta đã gầy đến mức các nhà khoa học phải cảnh báo bằng những nghiên cứu của mình: gầy có hại gì?
Nếu xây dựng một đồ thị mà trục tung là số tử vong và trục hoành là chỉ số BMI thì ta sẽ có đường biểu diễn (liên quan giữa tình trạng béo, gầy và cái chết do bệnh) giống như là một hình chữ U mà hai "sừng" có độ dốc không giống nhau.
Nhánh "sừng" bên phải (thừa trọng lượng) sẽ thoai thoải, trong khi nhánh "sừng" bên trái (thiếu trọng lượng) có độ dốc dựng đứng hơn nhiều. Như vậy nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của việc gầy thái quá có hậu quả xấu hơn là béo.
Điều bất ngờ nhất là khi xem xét sự liên quan giữa tuổi thọ và chỉ số BMI "lý tưởng", từ 18,5 đến 24,9. Chỉ số tử vong thấp nhất tương ứng với khoảng chỉ số BMI 23 đến 25 đơn vị. Khi chuyển từ "béo vừa đến béo lắm" (chỉ số BMI từ 35 trở lên) thì tỷ lệ tử vong lại tăng lên.
Khi chuyển về những giá trị nhỏ hơn, từ 23 trở xuống, đường cong tử vong hầu như là một đường thẳng đứng.
Hóa ra có gần một nửa số người tuy nằm ở vùng có chỉ số an toàn cao (chỉ số BMI trong khoảng 18 đến 23) lại chịu những rủi ro về tử vong cao nhất.
Các nhà khoa học Na Uy đã phát hiện ra những sự "kỳ lạ", họ giải thích: 90% người cực gầy bị "tước đoạt" mất 8 năm cuộc đời, trong khi những người béo chỉ bị "tước đoạt" mất 4 năm thôi.
Các nhà khoa học Nhật cũng có kết quả như vậy. Nam giới với chỉ số BMI từ 14 đến 18,9 (phe "gầy và quá gầy") có tỷ lệ tử vong là 2,26% trong khi những người có chỉ số BMI (phe "béo và quá béo") tỷ lệ tử vong chỉ là 1,97%.
Hóa ra bị thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân. Những người quá gầy, nhẹ cân thường ốm yếu, suy nhược toàn thân do bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, loãng xương, loạn nhịp tim, không loại trừ các bệnh tim mạch, kèm thêm các chứng bệnh tinh thần như trầm cảm, chán đời.
Vậy là để tránh các bệnh tật đáng sợ ấy, cần phải triệt tiêu nguyên nhân làm mọi cách để gầy đi. Và giảm cân bằng những biện pháp quen thuộc (chế độ ăn uống và tập luyện) sẽ đẩy lui được chúng.
Thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân
Tuy nhiên giảm cân nặng đến mức nào là đạt đến trọng lượng tối ưu đối với sức khỏe (và cả vẻ đẹp ngoại hình)?
Đa số các nhà dinh dưỡng học và Tổ chức Y tế thế giới định hướng vào cái gọi là chỉ số khối lượng cơ thể BMI (body mass index), đo bằng thương số giữa cân nặng của một người (tính bằng kilogam) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng mét).
Ví dụ: bạn cao 1,70m và nặng 65kg thì chỉ số BMI của bạn là 22,5. Bạn sẽ có thân hình lý tưởng (song chưa chắc là sức khỏe lý tưởng) khi chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Càng dưới các chỉ số này thì càng gầy và càng cao là càng béo.
Tuy nhiên, nhiều người đã "ép xác" để giảm chỉ số BMI của mình một cách quá đà và nhiều khi người ta đã gầy đến mức các nhà khoa học phải cảnh báo bằng những nghiên cứu của mình: gầy có hại gì?
Nếu xây dựng một đồ thị mà trục tung là số tử vong và trục hoành là chỉ số BMI thì ta sẽ có đường biểu diễn (liên quan giữa tình trạng béo, gầy và cái chết do bệnh) giống như là một hình chữ U mà hai "sừng" có độ dốc không giống nhau.
Nhánh "sừng" bên phải (thừa trọng lượng) sẽ thoai thoải, trong khi nhánh "sừng" bên trái (thiếu trọng lượng) có độ dốc dựng đứng hơn nhiều. Như vậy nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của việc gầy thái quá có hậu quả xấu hơn là béo.
Điều bất ngờ nhất là khi xem xét sự liên quan giữa tuổi thọ và chỉ số BMI "lý tưởng", từ 18,5 đến 24,9. Chỉ số tử vong thấp nhất tương ứng với khoảng chỉ số BMI 23 đến 25 đơn vị. Khi chuyển từ "béo vừa đến béo lắm" (chỉ số BMI từ 35 trở lên) thì tỷ lệ tử vong lại tăng lên.
Khi chuyển về những giá trị nhỏ hơn, từ 23 trở xuống, đường cong tử vong hầu như là một đường thẳng đứng.
Hóa ra có gần một nửa số người tuy nằm ở vùng có chỉ số an toàn cao (chỉ số BMI trong khoảng 18 đến 23) lại chịu những rủi ro về tử vong cao nhất.
Các nhà khoa học Na Uy đã phát hiện ra những sự "kỳ lạ", họ giải thích: 90% người cực gầy bị "tước đoạt" mất 8 năm cuộc đời, trong khi những người béo chỉ bị "tước đoạt" mất 4 năm thôi.
Các nhà khoa học Nhật cũng có kết quả như vậy. Nam giới với chỉ số BMI từ 14 đến 18,9 (phe "gầy và quá gầy") có tỷ lệ tử vong là 2,26% trong khi những người có chỉ số BMI (phe "béo và quá béo") tỷ lệ tử vong chỉ là 1,97%.
Hóa ra bị thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân. Những người quá gầy, nhẹ cân thường ốm yếu, suy nhược toàn thân do bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, loãng xương, loạn nhịp tim, không loại trừ các bệnh tim mạch, kèm thêm các chứng bệnh tinh thần như trầm cảm, chán đời.
Đẹp