Dưa hồng là loại thực vật họ bầu, theo đông y nó có vị ngọt, tính hàn, nhập vào tâm kinh và vị kinh. Tác dụng làm mát, giải khát, lợi tiểu.
Dưa hồng cũng giàu dược tính, bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là quả. Ngoài ra còn dùng cuống của quả hay lá non làm thuốc. Để tham khảo và có điều kiện áp dụng khi cần đạt hiệu quả cao, dưới đây xin giới thiệu những món ăn thuốc từ quả dưa hồng.
* Giải nóng, chống khát, hạ nhiệt, trừ hoả: Lấy quả dưa hồng ăn sống hàng ngày.
* Chữa nấm da đầu: Lấy lá non của cây dưa hồng, giã nát và đắp lên chỗ có nấm ở da đầu, ngày 2 – 3 lần sẽ khỏi. Hiệu quả cao.
* Làm đẹp da mặt, trị trứng cá: Lấy vỏ quả dưa hồng hàng ngày đắp lên da mặt vừa bảo vệ, lại làm đẹp da, trị trứng cá.
* Gây nôn, giải độc: Lấy cuống quả dưa hồng phơi khô nghiền nhỏ với đậu đỏ, cho 9g chao nữa, tất cả sắc lấy nước uống.
* Chữa viêm mũi mãn tính: Lấy bột cuống quả dưa hồng, dùng ống hút thổi vào mũi, ngày 2 – 3 lần.
* Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm: Lấy 5% quả dưa hồng ngâm trong nước. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
* Phòng trị táo bón: Mỗi ngày cần ăn 1 quả dưa hồng sẽ làm nhuận tràng, thông tiện, phòng chứng táo bón.
* Tiểu nóng, chữa kiết lị: Lấy nước ngâm dưa hồng, ăn uống vài quả sẽ khỏi bệnh.
* Món ăn bổ tỳ vị, tăng khí huyết (tác dụng bổ tỳ, vị, tăng khí huyết, bù đắp hư tổn, bổ trợ trị gày yếu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, thiếu máu, lị ra máu):
Nguyên liệu: Thịt cá diếc hoa 500g (thái sợi), quả dưa hồng 100g, măng mùa đông 150g, trứng gà 2 quả. Ngoài ra còn muối tinh, mì chính, gia vị, rượu, đường trắng, dầu vừng (dầu mè), dầu lạc (dầu đậu phộng), nước dùng, tinh bột, nõn hành, gừng, mỗi thứ vừa đủ dùng.
Chế biến: Cá diếc bỏ vảy, cắt miếng dày, sau xếp thành hình bậc thang rồi thái thành sợi to. Quả dưa hồng cắt sợi ngâm trong nước ấm. Măng mùa đông, gừng, hành cắt sợi, trứng gà bỏ lòng đỏ.
Sợi cá được trộn đều vào lòng trắng trứng gà cùng muối, tinh bột, nước. Đổ rượu, gia vị vào bát nhỏ; muối, đường trắng, nước, tinh bột, mì chính khuấy đều thành một loại nước cốt trắng để sẵn.
Đặt nồi nóng cho chút dầu để trơn nồi, sau đổ tiếp dầu vào, dầu nóng đổ cá sợi vào đảo qua rồi đổ vào muôi có lỗ, bếp vẫn giữ lửa, đổ tiếp sợi dưa đã dầm gừng, măng vào nồi xào qua và lại đổ tiếp sợi cá vào cùng với nước cốt trắng, hành sợi, đảo đều, tưới dầu vừng, bắc ra bày lên đĩa. Ăn hết hay ăn với cơm.
* Chữa vàng da, hoặc bệnh viêm da truyền nhiễm, xơ gan:
Quả dưa hồng cho vào lò sấy khô, sau nghiền nhỏ mịn. Lấy 0,1g chia ra làm 6 phần như nhau. Đầu tiên lấy 2 phần này cho hít sâu vào hai bên lỗ mũi. Khoảng 40 phút sau làm sạch khoang mũi và lại hít tiếp 2 phần nữa vào lần 2. Đến 40 phút sau nữa hít nốt 2 phần thuốc còn lại. Tiếp tục hít tiếp như vậy tổng cộng hít cho một đợt là 0,4g. Đối với viêm gan mạn chỉ cần hít 2 lần như vậy là khỏi, còn xơ gan cần 3 – 5 đợt. Sau khi hít xong có thể có một lượng lớn nước vàng sẽ chảy ra từ 2 bên khoang mũi, mỗi lần chảy có tới 1.000ml, vì vậy mỗi khi hít thuốc đầu người bệnh phải cúi về phía trước cho nước này chảy xuống chậu hứng sẵn, không để chảy xuống họng và nuốt.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, bụng chướng, phân lỏng không ăn dưa hồng hoặc sử dụng làm thuốc trị liệu.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Dưa hồng cũng giàu dược tính, bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là quả. Ngoài ra còn dùng cuống của quả hay lá non làm thuốc. Để tham khảo và có điều kiện áp dụng khi cần đạt hiệu quả cao, dưới đây xin giới thiệu những món ăn thuốc từ quả dưa hồng.
* Giải nóng, chống khát, hạ nhiệt, trừ hoả: Lấy quả dưa hồng ăn sống hàng ngày.
* Chữa nấm da đầu: Lấy lá non của cây dưa hồng, giã nát và đắp lên chỗ có nấm ở da đầu, ngày 2 – 3 lần sẽ khỏi. Hiệu quả cao.
* Làm đẹp da mặt, trị trứng cá: Lấy vỏ quả dưa hồng hàng ngày đắp lên da mặt vừa bảo vệ, lại làm đẹp da, trị trứng cá.
* Gây nôn, giải độc: Lấy cuống quả dưa hồng phơi khô nghiền nhỏ với đậu đỏ, cho 9g chao nữa, tất cả sắc lấy nước uống.
* Chữa viêm mũi mãn tính: Lấy bột cuống quả dưa hồng, dùng ống hút thổi vào mũi, ngày 2 – 3 lần.
* Phòng bệnh viêm gan truyền nhiễm: Lấy 5% quả dưa hồng ngâm trong nước. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
* Phòng trị táo bón: Mỗi ngày cần ăn 1 quả dưa hồng sẽ làm nhuận tràng, thông tiện, phòng chứng táo bón.
* Tiểu nóng, chữa kiết lị: Lấy nước ngâm dưa hồng, ăn uống vài quả sẽ khỏi bệnh.
* Món ăn bổ tỳ vị, tăng khí huyết (tác dụng bổ tỳ, vị, tăng khí huyết, bù đắp hư tổn, bổ trợ trị gày yếu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, thiếu máu, lị ra máu):
Nguyên liệu: Thịt cá diếc hoa 500g (thái sợi), quả dưa hồng 100g, măng mùa đông 150g, trứng gà 2 quả. Ngoài ra còn muối tinh, mì chính, gia vị, rượu, đường trắng, dầu vừng (dầu mè), dầu lạc (dầu đậu phộng), nước dùng, tinh bột, nõn hành, gừng, mỗi thứ vừa đủ dùng.
Chế biến: Cá diếc bỏ vảy, cắt miếng dày, sau xếp thành hình bậc thang rồi thái thành sợi to. Quả dưa hồng cắt sợi ngâm trong nước ấm. Măng mùa đông, gừng, hành cắt sợi, trứng gà bỏ lòng đỏ.
Sợi cá được trộn đều vào lòng trắng trứng gà cùng muối, tinh bột, nước. Đổ rượu, gia vị vào bát nhỏ; muối, đường trắng, nước, tinh bột, mì chính khuấy đều thành một loại nước cốt trắng để sẵn.
Đặt nồi nóng cho chút dầu để trơn nồi, sau đổ tiếp dầu vào, dầu nóng đổ cá sợi vào đảo qua rồi đổ vào muôi có lỗ, bếp vẫn giữ lửa, đổ tiếp sợi dưa đã dầm gừng, măng vào nồi xào qua và lại đổ tiếp sợi cá vào cùng với nước cốt trắng, hành sợi, đảo đều, tưới dầu vừng, bắc ra bày lên đĩa. Ăn hết hay ăn với cơm.
* Chữa vàng da, hoặc bệnh viêm da truyền nhiễm, xơ gan:
Quả dưa hồng cho vào lò sấy khô, sau nghiền nhỏ mịn. Lấy 0,1g chia ra làm 6 phần như nhau. Đầu tiên lấy 2 phần này cho hít sâu vào hai bên lỗ mũi. Khoảng 40 phút sau làm sạch khoang mũi và lại hít tiếp 2 phần nữa vào lần 2. Đến 40 phút sau nữa hít nốt 2 phần thuốc còn lại. Tiếp tục hít tiếp như vậy tổng cộng hít cho một đợt là 0,4g. Đối với viêm gan mạn chỉ cần hít 2 lần như vậy là khỏi, còn xơ gan cần 3 – 5 đợt. Sau khi hít xong có thể có một lượng lớn nước vàng sẽ chảy ra từ 2 bên khoang mũi, mỗi lần chảy có tới 1.000ml, vì vậy mỗi khi hít thuốc đầu người bệnh phải cúi về phía trước cho nước này chảy xuống chậu hứng sẵn, không để chảy xuống họng và nuốt.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn, bụng chướng, phân lỏng không ăn dưa hồng hoặc sử dụng làm thuốc trị liệu.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)