Trong thai kỳ, có khoảng 20-30% thai phụ bị giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân
Phụ nữ, trong thời kỳ mang thai, có thể tích máu tăng lên 30%. Trong khi đó, hormone sinh dục nữ tăng, thành mạch máu tăng tính đàn hồi, giảm sự co mạch; áp lực tĩnh mạch tăng 2-3 lần do tử cung chèn ép vào mạch chủ dưới, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế gây giãn tĩnh mạch trực tiếp.
Dấu hiệu
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân làm thành các búi màu xanh (có người quen gọi là sợi gân xanh) nổi dưới da. Ở những thai phụ da trắng thấy giãn tĩnh mạch rõ hơn là ở người da rám nắng.
Biến chứng
Thai phụ bị giãn tĩnh mạch có thể gặp các biến chứng như xuất huyết, viêm tĩnh mạch…
Điều trị
Việc điều trị giãn tĩnh mạch gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các thuốc dùng điều trị giãn tĩnh mạch lại chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch tự hết sau khi sinh xong.
Phòng ngừa
- Thai phụ hạn chế đứng hay ngồi lâu; nên đi bộ vào buổi sáng và chiều muộn.
- Bạn nên tập các động tác để cử động khớp và cổ chân, làm máu lưu thông, không bị ứ trệ, nhất là không làm máu bị dồn ở chân.
- Khi nằm, thai phụ nên kê chân lên gối (cao khoảng 15cm) giúp máu lưu thông thuận lợi hơn. Từ đó có giấc ngủ ngon hơn.
- Nếu bị giãn tĩnh mạch ở một bên chân thì nên nằm nghiêng về bên chân không bị giãn.
- Thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa giãn tĩnh mạch.
(Theo Mẹ và Bé)
Nguyên nhân
Phụ nữ, trong thời kỳ mang thai, có thể tích máu tăng lên 30%. Trong khi đó, hormone sinh dục nữ tăng, thành mạch máu tăng tính đàn hồi, giảm sự co mạch; áp lực tĩnh mạch tăng 2-3 lần do tử cung chèn ép vào mạch chủ dưới, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế gây giãn tĩnh mạch trực tiếp.
Dấu hiệu
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân làm thành các búi màu xanh (có người quen gọi là sợi gân xanh) nổi dưới da. Ở những thai phụ da trắng thấy giãn tĩnh mạch rõ hơn là ở người da rám nắng.
Biến chứng
Thai phụ bị giãn tĩnh mạch có thể gặp các biến chứng như xuất huyết, viêm tĩnh mạch…
Điều trị
Việc điều trị giãn tĩnh mạch gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các thuốc dùng điều trị giãn tĩnh mạch lại chống chỉ định trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch tự hết sau khi sinh xong.
Phòng ngừa
- Thai phụ hạn chế đứng hay ngồi lâu; nên đi bộ vào buổi sáng và chiều muộn.
- Bạn nên tập các động tác để cử động khớp và cổ chân, làm máu lưu thông, không bị ứ trệ, nhất là không làm máu bị dồn ở chân.
- Khi nằm, thai phụ nên kê chân lên gối (cao khoảng 15cm) giúp máu lưu thông thuận lợi hơn. Từ đó có giấc ngủ ngon hơn.
- Nếu bị giãn tĩnh mạch ở một bên chân thì nên nằm nghiêng về bên chân không bị giãn.
- Thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa giãn tĩnh mạch.
(Theo Mẹ và Bé)