Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thường vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây, Gấu nhà em cũng rất lười ăn, thường xuyên bỏ dở, đòi đi ăn rong. Những ngày đầu Gấu ăn dặm em thường nấu một nồi cháo với rau, thịt rất đầy đủ dinh dưỡng cho con ăn cả tuần. Nhưng có khi đến cả tháng trời con vẫn không tăng được lạng nào. Em và cả gia đình đều vô cùng sốt ruột.
Với quyết tâm mang đến cho con cảm giác "Mỗi bữa ăn là một niềm vui", em đã cố gắng tìm hiểu, đọc rất nhiều sách báo và thay đổi phương pháp chế biến thức ăn dặm của mình.
Ngoài việc đảm bảo đủ dưỡng chất từ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ ra thì làm thế nào cho bữa ăn của con luôn được phong phú, đa dạng và ngon miệng là điều trăn trở của các bà mẹ. Bạn Gấu giờ đã được hơn 10 tháng, nặng 12kg. Con đã có thể ăn cháo trắng nguyên hạt. Để chuẩn bị các món cháo thay đổi khẩu vị cho Gấu thì em trước mỗi tuần đều lên thực đơn sẵn. Như vậy vừa có thể bao quát được lượng dinh dưỡng trong 7 ngày của con, vừa khỏi lo đụng món trong tuần!
Thông thường mỗi ngày, Gấu sẽ ăn 2 loại thịt và 3 loại rau thay đổi cách chế biến luân phiên. Mời các mẹ hãy cùng tham khảo xem tuần này bạn Gấu thưởng thức những món gì nhé.
Ngoài ra, em cũng xin tặng các mẹ một vài bí quyết trong khâu chuẩn bị các món ăn dặm cho con để vừa đảm bảo đủ chất, vừa giúp con ăn ngon như sau:
Hàng ngày, mẹ nên bổ sung cho con các loại nước trái cây và sữa chua. Hè đến có thật nhiều loại quả cho bé yêu như: hồng xiêm, bơ, xoài, dưa hấu, thanh long v…v vậy nên mỗi ngày mẹ hãy chọn cho bé một loại quả để làm sinh tố, ép hoặc trộn cùng sữa chua, pho mai....
Mẹ có thể cho bé ngày ăn bò, ăn heo, ăn cá, ăn gà để tiện đường đi chợ, nhưng những nguyên liệu nấu còn lại mẹ nên chú ý thay đổi để con không bị nhàm miệng.
Khi nấu cho bé hãy cố gắng tận dụng cho thêm các loại gia vị như rau mùi, hành, hẹ để bé dần làm quen và cũng để kích thích vị giác của bé.
- Với những món xào, mẹ nên để cháo trắng riêng rồi rưới thịt/rau đã xào lên, như vậy sẽ ngon miệng hơn khi mẹ cho chung vào xay hoặc trộn lẫn.
- Khi nấu rau đay, mẹ nhớ cho cháo loãng hơn bình thường vì rau đay khá nhớt và dễ tạo độ quánh của cháo.
- Với những món củ quả như bí, su su, mẹ cần đun kĩ băm nhỏ hơn bình thường để tránh bé bị hóc hoặc khó nhai.
- Vì khoai tây, khoai lang, ngô đều có tinh bột nên khi nấu những món này với cháo mẹ có thể giảm bớt lượng cháo đi.
Chúc mẹ và bé luôn có với nhau những bữa ăn nhiều niềm vui !
(Theo Khám phá)
Với quyết tâm mang đến cho con cảm giác "Mỗi bữa ăn là một niềm vui", em đã cố gắng tìm hiểu, đọc rất nhiều sách báo và thay đổi phương pháp chế biến thức ăn dặm của mình.
Ngoài việc đảm bảo đủ dưỡng chất từ bốn nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm và chất xơ ra thì làm thế nào cho bữa ăn của con luôn được phong phú, đa dạng và ngon miệng là điều trăn trở của các bà mẹ. Bạn Gấu giờ đã được hơn 10 tháng, nặng 12kg. Con đã có thể ăn cháo trắng nguyên hạt. Để chuẩn bị các món cháo thay đổi khẩu vị cho Gấu thì em trước mỗi tuần đều lên thực đơn sẵn. Như vậy vừa có thể bao quát được lượng dinh dưỡng trong 7 ngày của con, vừa khỏi lo đụng món trong tuần!
Thông thường mỗi ngày, Gấu sẽ ăn 2 loại thịt và 3 loại rau thay đổi cách chế biến luân phiên. Mời các mẹ hãy cùng tham khảo xem tuần này bạn Gấu thưởng thức những món gì nhé.
Sáng | Chiều | Tối | |
Thứ 2 | Cháo cá hồi rau bina | Cháo gà xào nấm | Cháo gà rau ngót |
Thứ 3 | Cháo trứng sốt cà chua | Cháo thịt bò xào su su | Cháo thịt bò súp lơ |
Thứ 4 | Cháo gan gà khoai tây rau mùi | Cháo thịt heo xào củ cải | Cháo thịt heo rau mùng tơi |
Thứ 5 | Cháo cá quả cải ngọt | Cháo đậu phụ sốt nấm | Súp bánh mì tôm nấm, cải |
Thứ 6 | Cháo tim cà rốt | Cháo gà bí xanh | Cháo gà măng tây |
Thứ 7 | Cháo trứng bí đỏ | Cháo thịt bò rau muống | Súp thịt bò, ngô non bí đỏ |
Chủ nhật | Cháo tôm rau đay | Cháo thịt heo xào mướp | Cháo thịt heo bắp cải cà chua |
Ngoài ra, em cũng xin tặng các mẹ một vài bí quyết trong khâu chuẩn bị các món ăn dặm cho con để vừa đảm bảo đủ chất, vừa giúp con ăn ngon như sau:
Hàng ngày, mẹ nên bổ sung cho con các loại nước trái cây và sữa chua. Hè đến có thật nhiều loại quả cho bé yêu như: hồng xiêm, bơ, xoài, dưa hấu, thanh long v…v vậy nên mỗi ngày mẹ hãy chọn cho bé một loại quả để làm sinh tố, ép hoặc trộn cùng sữa chua, pho mai....
Mẹ có thể cho bé ngày ăn bò, ăn heo, ăn cá, ăn gà để tiện đường đi chợ, nhưng những nguyên liệu nấu còn lại mẹ nên chú ý thay đổi để con không bị nhàm miệng.
Khi nấu cho bé hãy cố gắng tận dụng cho thêm các loại gia vị như rau mùi, hành, hẹ để bé dần làm quen và cũng để kích thích vị giác của bé.
- Với những món xào, mẹ nên để cháo trắng riêng rồi rưới thịt/rau đã xào lên, như vậy sẽ ngon miệng hơn khi mẹ cho chung vào xay hoặc trộn lẫn.
- Khi nấu rau đay, mẹ nhớ cho cháo loãng hơn bình thường vì rau đay khá nhớt và dễ tạo độ quánh của cháo.
- Với những món củ quả như bí, su su, mẹ cần đun kĩ băm nhỏ hơn bình thường để tránh bé bị hóc hoặc khó nhai.
- Vì khoai tây, khoai lang, ngô đều có tinh bột nên khi nấu những món này với cháo mẹ có thể giảm bớt lượng cháo đi.
Chúc mẹ và bé luôn có với nhau những bữa ăn nhiều niềm vui !
(Theo Khám phá)