Ở nhiều nước tiêu chuẩn thực hành cắt dây rốn nối mẹ và trẻ sơ sinh diễn ra chưa đầy 1 phút sau khi sinh. Tuy nhiên, cắt dây rốn quá sớm có thể làm giảm lượng máu truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, ảnh hưởng đến lượng dự trữ sắt của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên cắt dây rốn từ 1 đến 3 phút sau khi sinh.
Nghiên cứu mới nhất liên quan đến 3.911 phụ nữ và trẻ sơ sinh cho thấy cắt dây rốn muộn không gây nguy cơ xuất huyết ở người mẹ hoặc ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin hay sức khỏe của trẻ sơ sinh. Khi trì hoãn việc cắt dây rốn, những trẻ này có nồng độ hemoglobin cao hơn từ 1 đến 2 ngày sau khi sinh và ít có khả năng thiếu sắt trong 3 đến 6 tháng sau khi sinh. Trọng lượng trẻ sơ sinh cũng tăng nhanh hơn nếu cắt dây rốn muộn.
Tuy nhiên, việc cắt dây rốn muộn - được thực hiện hơn một phút sau khi sinh - cũng có thể tăng nguy cơ vàng da ở trẻ. Tiến sĩ Philippa Middleton, Đại học Adelaide, cho biết: “Lợi ích của việc cắt dây rốn muộn cần phải được cân nhắc với nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh”.
(An ninh thủ đô)
Nghiên cứu mới nhất liên quan đến 3.911 phụ nữ và trẻ sơ sinh cho thấy cắt dây rốn muộn không gây nguy cơ xuất huyết ở người mẹ hoặc ảnh hưởng đến nồng độ hemoglobin hay sức khỏe của trẻ sơ sinh. Khi trì hoãn việc cắt dây rốn, những trẻ này có nồng độ hemoglobin cao hơn từ 1 đến 2 ngày sau khi sinh và ít có khả năng thiếu sắt trong 3 đến 6 tháng sau khi sinh. Trọng lượng trẻ sơ sinh cũng tăng nhanh hơn nếu cắt dây rốn muộn.
Tuy nhiên, việc cắt dây rốn muộn - được thực hiện hơn một phút sau khi sinh - cũng có thể tăng nguy cơ vàng da ở trẻ. Tiến sĩ Philippa Middleton, Đại học Adelaide, cho biết: “Lợi ích của việc cắt dây rốn muộn cần phải được cân nhắc với nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh”.
(An ninh thủ đô)